72 năm qua, công tác chăm sóc người có công với cách mạng luôn được Đảng và Nhà nước ưu tiên hàng đầu. Để thực hiện tốt hơn nữa chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng trong thời kỳ mới, các ngành chức năng cần có giải pháp tiếp tục nâng cao nhận thức trong xã hội, thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công. Bên cạnh đó, huy động mọi nguồn lực xã hội chăm lo, giúp đỡ gia đình có công, phấn đấu đến năm 2020, 100% gia đình người có công có mức sống cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú, giải quyết căn bản hồ sơ tồn đọng xác nhận người có công với đất nước.
Thực hiện tốt hơn nữa chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.
Trong suốt 72 năm qua, Ðảng, Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách mạng. Phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng", Quỹ "Ðền ơn đáp nghĩa" ngày càng phát triển sâu rộng, được đông đảo các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của xã hội ta, đời sống của người có công với cách mạng và gia đình người có công với cách mạng không ngừng được cải thiện.
Với chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thực hiện chính sách ưu đãi người có công, năm 2019 là năm kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, Cục Người có công đã phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể tiếp tục hoàn thiện Dự án Pháp lệnh ưu đãi người có công (sửa đổi); tập trung chỉ đạo các địa phương giải quyết hồ sơ tồn đọng xác nhận người có công; tiếp tục đẩy mạnh công tác xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; xây dựng quy chế Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và tăng cường công tác kiểm tra thực hiện chính sách người có công tại các địa phương...
Về công tác giải quyết hồ sơ tồn đọng, căn cứ Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH và báo cáo của các địa phương, cả nước hiện còn 3.234 trường hợp diện tồn đọng (trong đó đề nghị xác nhận liệt sĩ là 669 trường hợp; đề nghị xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là 2.565 trường hợp). Với mục tiêu đến năm 2019, giải quyết căn bản hồ sơ tồn đọng xác nhận người có công đang lưu trữ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ chỉ huy quân sự, thành phố và công an tỉnh trở lên, các địa phương đã khẩn trương thực hiện theo quy trình đã được ban chỉ đạo các cấp ở địa phương rà soát, thẩm định. Đến nay, đã công nhận được 1.250 liệt sĩ, trên 2.500 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, các hồ sơ cần hoàn thiện gửi về địa phương để bổ sung, hoàn thiện, những hồ sơ không đủ điều kiện đã kết luận và giải thích thấu tình đạt lý cho các đối tượng. Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ cấp đổi lại Bằng Tổ quốc ghi công cho 16.520 trường hợp.
Để đảm bảo mục tiêu, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống của người dân cùng nơi cư trú, Cục đã tham mưu, trình Bộ và Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2017/NĐ-CP ngày 6/6/2017 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Theo đó, mức đề xuất để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1.515.000 đồng.
Đối với chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, cả nước có tổng số 393.707 hộ người có công cần hỗ trợ về nhà ở (gồm 184.695 hộ xây mới và sửa chữa 209.012 hộ) đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra, tương ứng với số kinh phí cần cấp từ ngân sách Trung ương khoảng 10.654 tỷ đồng. Thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định 22, tháng 1/2018, Bộ Tài chính đã cấp đủ 8.140 tỷ đồng cho các địa phương để hoàn thành dứt điểm hỗ trợ cho 313.707 hộ còn lại (gồm 126.733 hộ xây mới và 186.974 hộ sửa chữa).
Thực hiện Đề án xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, năm 2018, Cục Người có công đã lấy được 3.039 mẫu hài cốt liệt sĩ, đã phân tích 291 mẫu trong đó có 30 trường hợp có kết quả đúng, 261 trường hợp kết quả không đúng; bằng phương pháp thực chứng được 131 liệt sĩ…
Bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số khó khăn, tồn tại trong thực hiện chính sách người có công: Do tính chất phức tạp của lĩnh vực công tác nên việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành một số văn bản, quy phạm pháp luật còn chậm, thời gian kéo dài. Thời gian chiến tranh kéo dài, còn một số trường hợp không giữ được hồ sơ, giấy tờ liên quan nên việc xác nhận để được hưởng chế độ người có công còn gặp nhiều khó khăn. Chính sách ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có một số vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. Công tác kiểm tra thực hiện chế độ, chính sách về ưu đãi người có công còn hạn chế, chưa thực hiện được trên diện rộng và thường xuyên. Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp sau đây:
Một là, thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa quan điểm, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; trọng tâm là thực hiện tốt Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng (khóa XII) "Về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác người có công với cách mạng". Nhận thức sâu sắc việc chăm lo, thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là bổn phận, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ ta, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường niềm tin của nhân dân với Ðảng, Nhà nước.
Hai là, đẩy mạnh phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng", tích cực ủng hộ Quỹ "Ðền ơn đáp nghĩa", bảo đảm thiết thực, sâu rộng, hiệu quả. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và của toàn xã hội trong công tác chăm sóc người có công với cách mạng. Thường xuyên quan tâm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người có công, kiến nghị cấp ủy và cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan, bảo đảm quyền lợi của người có công với cách mạng.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng, phấn đấu đến năm 2020 hoàn chỉnh hành lang pháp lý trong lĩnh vực này. Trước mắt, cần thể chế hoá đầy đủ các quy định về xác nhận thương binh, liệt sĩ, người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học; các chế độ ưu đãi về kinh tế - xã hội.
Bốn là, điều chỉnh chế độ trợ cấp ưu đãi trên cơ sở mức tiêu dùng bình quân xã hội; triển khai thực hiện đồng bộ các chế độ ưu đãi về kinh tế - xã hội nhằm nâng cao mức sống người có công để bản thân và gia đình họ có mức sống trên mức trung bình của xã hội. Thông qua các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, dạy nghề, việc làm, giảm nghèo… tạo điều kiện cho bản thân người có công và gia đình họ (đặc biệt là con của họ) học tập, học nghề, tạo việc làm, phát triển về kinh tế nhằm ổn định, nâng cao đời sống gia đình, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.
72 năm qua, công tác chăm sóc người có công với cách mạng luôn được Đảng và Nhà nước ưu tiên hàng đầu. Để thực hiện tốt hơn nữa chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng trong thời kỳ mới, các ngành chức năng cần có giải pháp tiếp tục nâng cao nhận thức trong xã hội, thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công. Bên cạnh đó, huy động mọi nguồn lực xã hội chăm lo, giúp đỡ gia đình có công, phấn đấu đến năm 2020, 100% gia đình người có công có mức sống cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú, giải quyết căn bản hồ sơ tồn đọng xác nhận người có công với đất nước. Trong suốt 72 năm qua, Ðảng, Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách mạng. Phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng", Quỹ "Ðền ơn đáp nghĩa" ngày càng phát triển sâu rộng, được đông đảo các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của xã hội ta, đời sống của người có công với cách mạng và gia đình người có công với cách mạng không ngừng được cải thiện.
Với chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thực hiện chính sách ưu đãi người có công, năm 2019 là năm kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, Cục Người có công đã phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể tiếp tục hoàn thiện Dự án Pháp lệnh ưu đãi người có công (sửa đổi); tập trung chỉ đạo các địa phương giải quyết hồ sơ tồn đọng xác nhận người có công; tiếp tục đẩy mạnh công tác xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; xây dựng quy chế Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và tăng cường công tác kiểm tra thực hiện chính sách người có công tại các địa phương...
Về công tác giải quyết hồ sơ tồn đọng, căn cứ Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH và báo cáo của các địa phương, cả nước hiện còn 3.234 trường hợp diện tồn đọng (trong đó đề nghị xác nhận liệt sĩ là 669 trường hợp; đề nghị xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là 2.565 trường hợp). Với mục tiêu đến năm 2019, giải quyết căn bản hồ sơ tồn đọng xác nhận người có công đang lưu trữ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ chỉ huy quân sự, thành phố và công an tỉnh trở lên, các địa phương đã khẩn trương thực hiện theo quy trình đã được ban chỉ đạo các cấp ở địa phương rà soát, thẩm định. Đến nay, đã công nhận được 1.250 liệt sĩ, trên 2.500 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, các hồ sơ cần hoàn thiện gửi về địa phương để bổ sung, hoàn thiện, những hồ sơ không đủ điều kiện đã kết luận và giải thích thấu tình đạt lý cho các đối tượng. Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ cấp đổi lại Bằng Tổ quốc ghi công cho 16.520 trường hợp.
Để đảm bảo mục tiêu, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống của người dân cùng nơi cư trú, Cục đã tham mưu, trình Bộ và Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2017/NĐ-CP ngày 6/6/2017 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Theo đó, mức đề xuất để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1.515.000 đồng.
Đối với chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, cả nước có tổng số 393.707 hộ người có công cần hỗ trợ về nhà ở (gồm 184.695 hộ xây mới và sửa chữa 209.012 hộ) đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra, tương ứng với số kinh phí cần cấp từ ngân sách Trung ương khoảng 10.654 tỷ đồng. Thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định 22, tháng 1/2018, Bộ Tài chính đã cấp đủ 8.140 tỷ đồng cho các địa phương để hoàn thành dứt điểm hỗ trợ cho 313.707 hộ còn lại (gồm 126.733 hộ xây mới và 186.974 hộ sửa chữa).
Thực hiện Đề án xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, năm 2018, Cục Người có công đã lấy được 3.039 mẫu hài cốt liệt sĩ, đã phân tích 291 mẫu trong đó có 30 trường hợp có kết quả đúng, 261 trường hợp kết quả không đúng; bằng phương pháp thực chứng được 131 liệt sĩ…
Bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số khó khăn, tồn tại trong thực hiện chính sách người có công: Do tính chất phức tạp của lĩnh vực công tác nên việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành một số văn bản, quy phạm pháp luật còn chậm, thời gian kéo dài. Thời gian chiến tranh kéo dài, còn một số trường hợp không giữ được hồ sơ, giấy tờ liên quan nên việc xác nhận để được hưởng chế độ người có công còn gặp nhiều khó khăn. Chính sách ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có một số vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. Công tác kiểm tra thực hiện chế độ, chính sách về ưu đãi người có công còn hạn chế, chưa thực hiện được trên diện rộng và thường xuyên. Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp sau đây:
Một là, thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa quan điểm, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; trọng tâm là thực hiện tốt Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng (khóa XII) "Về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác người có công với cách mạng". Nhận thức sâu sắc việc chăm lo, thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là bổn phận, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ ta, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường niềm tin của nhân dân với Ðảng, Nhà nước.
Hai là, đẩy mạnh phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng", tích cực ủng hộ Quỹ "Ðền ơn đáp nghĩa", bảo đảm thiết thực, sâu rộng, hiệu quả. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và của toàn xã hội trong công tác chăm sóc người có công với cách mạng. Thường xuyên quan tâm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người có công, kiến nghị cấp ủy và cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan, bảo đảm quyền lợi của người có công với cách mạng.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng, phấn đấu đến năm 2020 hoàn chỉnh hành lang pháp lý trong lĩnh vực này. Trước mắt, cần thể chế hoá đầy đủ các quy định về xác nhận thương binh, liệt sĩ, người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học; các chế độ ưu đãi về kinh tế - xã hội.
Bốn là, điều chỉnh chế độ trợ cấp ưu đãi trên cơ sở mức tiêu dùng bình quân xã hội; triển khai thực hiện đồng bộ các chế độ ưu đãi về kinh tế - xã hội nhằm nâng cao mức sống người có công để bản thân và gia đình họ có mức sống trên mức trung bình của xã hội. Thông qua các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, dạy nghề, việc làm, giảm nghèo… tạo điều kiện cho bản thân người có công và gia đình họ (đặc biệt là con của họ) học tập, học nghề, tạo việc làm, phát triển về kinh tế nhằm ổn định, nâng cao đời sống gia đình, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.