Huyện Trấn Yên đang quản lý và chi trả chế độ cho trên 1.140 đối tượng chính sách, người có công. Trong những năm qua, công tác chăm sóc người có công trên địa bàn huyện Trấn Yên được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở và nhân dân đặc biệt quan tâm, thực hiện tốt.
Ông Nguyễn Văn Phúc ở khu phố 1, thị trấn Cổ Phúc tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên từ năm 20 tuổi. Trong trận đánh giữ đất để chuẩn bị ký Hiệp định Pari năm 1973 tại tỉnh Gia Lai, ông bị thương nặng, tổn hại 100% sức khỏe. Sau khi bị thương, ông được đưa đi điều dưỡng tại tỉnh Vĩnh Phúc. Đến năm 1982, ông được đón về điều dưỡng tại tỉnh Hoàng Liên Sơn và năm 1988, ông xin về nhà.
Sau khi trở về địa phương ông được chính quyền các cấp quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ về đất đai, kinh phí để làm nhà. Ông Phúc chia sẻ: “Tôi rất cảm ơn và xúc động khi trở về được chính quyền địa phương, bà con nhân dân, các nhà hảo tâm đã quan tâm giúp đỡ. Năm 2015, gia đình tôi được huyện hỗ trợ 20 triệu đồng, Nhà máy Z183 hỗ trợ 30 triệu đồng để sửa lại nhà. Có trợ cấp của Nhà nước nên cuộc sống của gia đình bớt khó khăn”.
Không chỉ gia đình ông Nguyễn Văn Phúc mà trên 1.100 hộ gia đình người có công trên địa bàn huyện Trấn Yên đều nhận được sự quan tâm, chăm sóc, chia sẻ của các cấp, ngành và người dân trên địa bàn. Đồng chí Đỗ Thị Bích Ngọc - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Trấn Yên cho biết: “Thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh, thời gian qua, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; thường xuyên thăm hỏi, động viên các gia đình người có công”.
Hàng năm, huyện tổ chức thăm hỏi, tặng trên 2.000 suất quà của Chủ tịch nước, tỉnh, huyện nhân dịp các ngày lễ, tết với số tiền 2 tỷ đồng/năm; hàng tháng bảo đảm việc chi trả chế độ cho các đối tượng gần 2 tỷ đồng. Ngoài ra, mỗi năm huyện tổ chức 2 đợt cho trên 100 đối tượng chính sách đi điều dưỡng, tham quan; tổ chức đón hài cốt các liệt sỹ từ các nghĩa trang trong cả nước về an táng tại quê nhà, các chế độ chính sách hỗ trợ công tác đưa đón hài cốt liệt sỹ được thực hiện bảo đảm trang trọng, chi trả đầy đủ đúng quy định của Nhà nước. Hiện nay, 5 Bà mẹ Việt Nam anh hùng được các cơ quan, đơn vị đỡ đầu. Hàng tháng, Trung tâm Y tế huyện cử các bác sỹ xuống tận nơi để khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho các mẹ.
Công tác chăm sóc, quét dọn, tu sửa các nghĩa trang được quan tâm thường xuyên. Trên địa bàn huyện, hiện có Nghĩa trang Liệt sỹ trung tâm huyện với 156 mộ liệt sỹ và Nghĩa trang Liệt sỹ Hưng Khánh với 117 mộ. Ngoài ra, còn có hơn 10 xã có nhà bia ghi tên các anh hùng liệt sỹ như: Báo Đáp, Việt Thành, Hoà Cuông, Nga Quán, Minh Quân, Vân Hội, Việt Hồng...
Các nghĩa trang liệt sỹ đều có người trông coi, quản lý, thường xuyên được tu sửa và nâng cấp, bảo đảm ngày càng khang trang sạch sẽ, phục vụ tốt cho thân nhân và các tổ chức thăm viếng các ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm hàng năm. Đặc biệt, thời gian qua, huyện Trấn Yên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cấp, ngành và toàn thể nhân dân tham gia đóng góp kinh phí duy trì Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" để hỗ trợ làm nhà cho các gia đình chính sách.
Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ năm 2017, huyện Trấn Yên đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm. Trong đó có các hoạt động chủ yếu như: tổ chức tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức đến nhân dân về công lao to lớn của các anh hùng, liệt sỹ, người có công với cách mạng; biểu dương người tốt - việc tốt, tập thể, cá nhân tích cực tham gia phong trào chăm sóc người có công; vận động người có công phát huy truyền thống cách mạng, gương mẫu thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, khắc phục mọi khó khăn vươn lên trong cuộc sống, phấn đấu trở thành “Người công dân kiểu mẫu” và “Gia đình cách mạng gương mẫu”; đẩy mạnh phong trào chăm sóc người có công thông qua các chương trình làm nhà tình nghĩa, sửa chữa, nâng cấp nhà ở, tặng sổ tiết kiệm, khám chữa bệnh, hỗ trợ vốn, ngày công trong sản xuất, thăm hỏi động viên khi ốm đau; tu bổ, sửa chữa, dọn dẹp nghĩa trang, nhà bia, đài tưởng niệm liệt sĩ đảm bảo khang trang, sạch đẹp; tổ chức thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang, đài tưởng niệm trên địa bàn...
Các xã, thị trấn và các cơ quan, đoàn thể triển khai “Tháng Hành động đền ơn đáp nghĩa” ủng hộ kinh phí xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, phấn đấu năm 2017 vận động ủng hộ Quỹ được trên 200 triệu đồng, mỗi xã, thị trấn vận động ủng hộ Quỹ được từ 4 - 6 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí để tu sửa từ 22 nhà trở lên cho các đối tượng chính sách; ủng hộ kinh phí mua sổ tiết kiệm tình nghĩa, phấn đấu mỗi sổ trị giá từ 500.000 đồng trở lên, mỗi xã phấn đấu tặng từ 5 sổ tiết kiệm trở lên hoặc tặng “Vườn cây tình nghĩa” có giá trị thu nhập kinh tế hàng năm...
Theo Báo Yên Bái
Huyện Trấn Yên đang quản lý và chi trả chế độ cho trên 1.140 đối tượng chính sách, người có công. Trong những năm qua, công tác chăm sóc người có công trên địa bàn huyện Trấn Yên được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở và nhân dân đặc biệt quan tâm, thực hiện tốt.Ông Nguyễn Văn Phúc ở khu phố 1, thị trấn Cổ Phúc tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên từ năm 20 tuổi. Trong trận đánh giữ đất để chuẩn bị ký Hiệp định Pari năm 1973 tại tỉnh Gia Lai, ông bị thương nặng, tổn hại 100% sức khỏe. Sau khi bị thương, ông được đưa đi điều dưỡng tại tỉnh Vĩnh Phúc. Đến năm 1982, ông được đón về điều dưỡng tại tỉnh Hoàng Liên Sơn và năm 1988, ông xin về nhà.
Sau khi trở về địa phương ông được chính quyền các cấp quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ về đất đai, kinh phí để làm nhà. Ông Phúc chia sẻ: “Tôi rất cảm ơn và xúc động khi trở về được chính quyền địa phương, bà con nhân dân, các nhà hảo tâm đã quan tâm giúp đỡ. Năm 2015, gia đình tôi được huyện hỗ trợ 20 triệu đồng, Nhà máy Z183 hỗ trợ 30 triệu đồng để sửa lại nhà. Có trợ cấp của Nhà nước nên cuộc sống của gia đình bớt khó khăn”.
Không chỉ gia đình ông Nguyễn Văn Phúc mà trên 1.100 hộ gia đình người có công trên địa bàn huyện Trấn Yên đều nhận được sự quan tâm, chăm sóc, chia sẻ của các cấp, ngành và người dân trên địa bàn. Đồng chí Đỗ Thị Bích Ngọc - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Trấn Yên cho biết: “Thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh, thời gian qua, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; thường xuyên thăm hỏi, động viên các gia đình người có công”.
Hàng năm, huyện tổ chức thăm hỏi, tặng trên 2.000 suất quà của Chủ tịch nước, tỉnh, huyện nhân dịp các ngày lễ, tết với số tiền 2 tỷ đồng/năm; hàng tháng bảo đảm việc chi trả chế độ cho các đối tượng gần 2 tỷ đồng. Ngoài ra, mỗi năm huyện tổ chức 2 đợt cho trên 100 đối tượng chính sách đi điều dưỡng, tham quan; tổ chức đón hài cốt các liệt sỹ từ các nghĩa trang trong cả nước về an táng tại quê nhà, các chế độ chính sách hỗ trợ công tác đưa đón hài cốt liệt sỹ được thực hiện bảo đảm trang trọng, chi trả đầy đủ đúng quy định của Nhà nước. Hiện nay, 5 Bà mẹ Việt Nam anh hùng được các cơ quan, đơn vị đỡ đầu. Hàng tháng, Trung tâm Y tế huyện cử các bác sỹ xuống tận nơi để khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho các mẹ.
Công tác chăm sóc, quét dọn, tu sửa các nghĩa trang được quan tâm thường xuyên. Trên địa bàn huyện, hiện có Nghĩa trang Liệt sỹ trung tâm huyện với 156 mộ liệt sỹ và Nghĩa trang Liệt sỹ Hưng Khánh với 117 mộ. Ngoài ra, còn có hơn 10 xã có nhà bia ghi tên các anh hùng liệt sỹ như: Báo Đáp, Việt Thành, Hoà Cuông, Nga Quán, Minh Quân, Vân Hội, Việt Hồng...
Các nghĩa trang liệt sỹ đều có người trông coi, quản lý, thường xuyên được tu sửa và nâng cấp, bảo đảm ngày càng khang trang sạch sẽ, phục vụ tốt cho thân nhân và các tổ chức thăm viếng các ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm hàng năm. Đặc biệt, thời gian qua, huyện Trấn Yên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cấp, ngành và toàn thể nhân dân tham gia đóng góp kinh phí duy trì Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" để hỗ trợ làm nhà cho các gia đình chính sách.
Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ năm 2017, huyện Trấn Yên đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm. Trong đó có các hoạt động chủ yếu như: tổ chức tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức đến nhân dân về công lao to lớn của các anh hùng, liệt sỹ, người có công với cách mạng; biểu dương người tốt - việc tốt, tập thể, cá nhân tích cực tham gia phong trào chăm sóc người có công; vận động người có công phát huy truyền thống cách mạng, gương mẫu thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, khắc phục mọi khó khăn vươn lên trong cuộc sống, phấn đấu trở thành “Người công dân kiểu mẫu” và “Gia đình cách mạng gương mẫu”; đẩy mạnh phong trào chăm sóc người có công thông qua các chương trình làm nhà tình nghĩa, sửa chữa, nâng cấp nhà ở, tặng sổ tiết kiệm, khám chữa bệnh, hỗ trợ vốn, ngày công trong sản xuất, thăm hỏi động viên khi ốm đau; tu bổ, sửa chữa, dọn dẹp nghĩa trang, nhà bia, đài tưởng niệm liệt sĩ đảm bảo khang trang, sạch đẹp; tổ chức thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang, đài tưởng niệm trên địa bàn...
Các xã, thị trấn và các cơ quan, đoàn thể triển khai “Tháng Hành động đền ơn đáp nghĩa” ủng hộ kinh phí xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, phấn đấu năm 2017 vận động ủng hộ Quỹ được trên 200 triệu đồng, mỗi xã, thị trấn vận động ủng hộ Quỹ được từ 4 - 6 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí để tu sửa từ 22 nhà trở lên cho các đối tượng chính sách; ủng hộ kinh phí mua sổ tiết kiệm tình nghĩa, phấn đấu mỗi sổ trị giá từ 500.000 đồng trở lên, mỗi xã phấn đấu tặng từ 5 sổ tiết kiệm trở lên hoặc tặng “Vườn cây tình nghĩa” có giá trị thu nhập kinh tế hàng năm...