CTTĐT - Đồng hành cùng Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, triển khai thực hiện Dự án Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin, trong bốn năm 2016- 2019, Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các cơ quan báo chí tỉnh mở chuyên mục, tăng thời lượng tuyên truyền về giảm nghèo.
Hội nghị tập huấn tuyên truyền về công tác giảm nghèo năm 2017 do Sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái tổ chức
Các cơ quan báo chí, tuyên truyền của tỉnh và của Trung ương đóng tại địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để tuyên truyền sâu, rộng mục tiêu, đối tượng, phạm vi, thời gian và nội dung hỗ trợ các dự án thành phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, đã thực hiện các nội dung xây dựng các phóng sự, tin, bài về chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội nhằm tuyên truyền các chính sách giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh đến với nhân dân; tổ chức đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái giữa lãnh đạo các cơ quan chuyên môn với nhân dân về chính sách giảm nghèo; phát hành 1.200 cuốn tài liệu về công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội cấp phát cho cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ được giao; phát hành 37.200 tờ rơi tuyên truyền chính sách và hướng dẫn cán bộ giảm nghèo và người dân về quy trình rà soát thống kê hộ nghèo hàng năm; hiện có 196 cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về công tác giảm nghèo toàn tỉnh. Các huyện, thị xã, thành phố đã tích cực tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình cấp huyện, Đài Truyền thanh cấp xã và các hình thức tuyên truyền khác trên địa bàn về công tác giảm nghèo và an sinh xã hội...
Các nội dung tuyên truyền chú trọng vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về đào tạo nghề; vị trí, vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn; các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm có hiệu quả; xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí;…phổ biến kinh nghiệm hay, cách làm hợp lý, những gương điển hình về giảm nghèo thành công, hướng dẫn ứng dụng khoa học tiến bộ trong sản xuất kinh tế góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Cùng với đó, Sở TT&TT tỉnh đã chỉ đạo tăng cường nội dung thông tin, ấn phẩm báo chí, xuất bản phẩm về nông thôn, vùng núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân. Sở đã sản xuất, in sao 700 đĩa CD tiếng Mông và song ngữ Việt Mông tuyên truyền về công tác giảm nghèo; 1.400 đĩa CD tuyên truyền về nhân rộng mô hình giảm nghèo; xuất bản và tái xuất bản 2.100 cuốn tuyên truyền về công tác giảm nghèo; Hỗ trợ 775 radio, 85 Tivi cho 860 hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu; Hỗ trợ trang thiết bị âm thanh cho 04 nhà văn hóa của 04 xã là xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu, xã La Pán Tẩn, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn; tỏ chức 02 lớp tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền về công tác giảm nghèo cho 180 lượt học viên...
Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, tuyên truyền đồng loạt trên các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần hỗ trợ độc giả, khán thính giả hiểu rõ hơn về cách tiếp cận mới về giảm nghèo đa chiều đã góp phần làm rõ nguyên nhân những hạn chế, bất cập trong công tác giảm nghèo trong thời gian qua là hết sức cần thiết để việc triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt hiệu quả cao hơn.
Đặc biệt, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát thực trạng các đối tượng thuộc diện thụ hưởng Dự án 4 - Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Kết quả tính đến hết năm 2017, trên địa bàn tỉnh có tổng số 11.057 hộ đề xuất phương tiện nghe, xem. Trong đó, số hộ đề xuất hỗ trợ tivi là 8.949 hộ, số hộ đề xuất hỗ trợ radio là 2.108 hộ, cụ thể gồm: Thành phố Yên Bái là 359 hộ (207 ti vi, 152 radio); thị xã Nghĩa Lộ 55 hộ (tivi) ; Lục Yên 1.117 hộ (1.071 ti vi, 46 radio); Trấn Yên 934 hộ (634 ti vi, 300 radio); Văn Yên 2.396 hộ (1.960 ti vi, 268 radio); Văn Chấn 125 hộ (101 ti vi, 24 radio); Trạm Tấu 1.733 hộ (291 radio, 1.447 ti vi); Mù Cang Chải 2.681 hộ ( 484 radio, 2.681 ti vi); Yên Bình 1.657 (793 ti vi, 864 radio).
Thực hiện Kế hoạch số 131-KH/TU ngày 19/4/2019 của Tỉnh ủy Yên Bái, tháng 6/2019, Sở đã ban hành công văn số 659/STTTT-TTBCXB hướng dẫn tuyên truyền về công tác giảm nghèo bền vững năm 2019, trong đó đề nghị các cơ quan báo chí địa phương, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền; Phòng Văn hóa và Thông tin tuyên truyền một số nội dung sau: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để tăng cường trách nhiệm của mỗi người dân đối với công tác giảm nghèo nhằm huy động cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững tại địa phương. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, khơi dậy ý chí, phát huy tinh thần tự giác, tự thân, tự lực, tự cường của người nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững gắn với phát triển cộng đồng; Tuyên truyền, huy động sự vào cuộc của cộng đồng để hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng thoát nghèo; xây dựng và nhân rộng mô hình Tổ hợp tác hoặc Tổ tự quản giảm nghèo để tập hợp các hộ khá giả hoặc đã thoát nghèo với các hộ nghèo, cận nghèo giúp nhau giảm nghèo, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển kinh tế, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả; Tuyên truyền các hoạt động, mô hình, các cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả về giảm nghèo, qua đó nâng cao trách nhiệm giảm nghèo cho toàn xã hội. Đồng thời, vận động hộ nghèo, người nghèo tích cực tham gia lao động sản xuất, phát huy khả năng của bản thân chủ động phấn đấu vươn lên vượt qua đói nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
Để góp phần thực hiện giảm nghèo đa chiều bền vững trong thời gian tới, sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái xác định cần tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền một cách đồng bộ và hiệu quả, nhằm nâng cao nhận thức về mô hình, cơ chế và các chính sách giảm nghèo. Đồng thời, cần tạo sự đồng tâm và đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh trong công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững, góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đồng hành cùng Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, triển khai thực hiện Dự án Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin, trong bốn năm 2016- 2019, Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các cơ quan báo chí tỉnh mở chuyên mục, tăng thời lượng tuyên truyền về giảm nghèo.Các cơ quan báo chí, tuyên truyền của tỉnh và của Trung ương đóng tại địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để tuyên truyền sâu, rộng mục tiêu, đối tượng, phạm vi, thời gian và nội dung hỗ trợ các dự án thành phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, đã thực hiện các nội dung xây dựng các phóng sự, tin, bài về chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội nhằm tuyên truyền các chính sách giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh đến với nhân dân; tổ chức đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái giữa lãnh đạo các cơ quan chuyên môn với nhân dân về chính sách giảm nghèo; phát hành 1.200 cuốn tài liệu về công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội cấp phát cho cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ được giao; phát hành 37.200 tờ rơi tuyên truyền chính sách và hướng dẫn cán bộ giảm nghèo và người dân về quy trình rà soát thống kê hộ nghèo hàng năm; hiện có 196 cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về công tác giảm nghèo toàn tỉnh. Các huyện, thị xã, thành phố đã tích cực tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình cấp huyện, Đài Truyền thanh cấp xã và các hình thức tuyên truyền khác trên địa bàn về công tác giảm nghèo và an sinh xã hội...
Các nội dung tuyên truyền chú trọng vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về đào tạo nghề; vị trí, vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn; các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm có hiệu quả; xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí;…phổ biến kinh nghiệm hay, cách làm hợp lý, những gương điển hình về giảm nghèo thành công, hướng dẫn ứng dụng khoa học tiến bộ trong sản xuất kinh tế góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Cùng với đó, Sở TT&TT tỉnh đã chỉ đạo tăng cường nội dung thông tin, ấn phẩm báo chí, xuất bản phẩm về nông thôn, vùng núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân. Sở đã sản xuất, in sao 700 đĩa CD tiếng Mông và song ngữ Việt Mông tuyên truyền về công tác giảm nghèo; 1.400 đĩa CD tuyên truyền về nhân rộng mô hình giảm nghèo; xuất bản và tái xuất bản 2.100 cuốn tuyên truyền về công tác giảm nghèo; Hỗ trợ 775 radio, 85 Tivi cho 860 hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu; Hỗ trợ trang thiết bị âm thanh cho 04 nhà văn hóa của 04 xã là xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu, xã La Pán Tẩn, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn; tỏ chức 02 lớp tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền về công tác giảm nghèo cho 180 lượt học viên...
Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, tuyên truyền đồng loạt trên các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần hỗ trợ độc giả, khán thính giả hiểu rõ hơn về cách tiếp cận mới về giảm nghèo đa chiều đã góp phần làm rõ nguyên nhân những hạn chế, bất cập trong công tác giảm nghèo trong thời gian qua là hết sức cần thiết để việc triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt hiệu quả cao hơn.
Đặc biệt, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát thực trạng các đối tượng thuộc diện thụ hưởng Dự án 4 - Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Kết quả tính đến hết năm 2017, trên địa bàn tỉnh có tổng số 11.057 hộ đề xuất phương tiện nghe, xem. Trong đó, số hộ đề xuất hỗ trợ tivi là 8.949 hộ, số hộ đề xuất hỗ trợ radio là 2.108 hộ, cụ thể gồm: Thành phố Yên Bái là 359 hộ (207 ti vi, 152 radio); thị xã Nghĩa Lộ 55 hộ (tivi) ; Lục Yên 1.117 hộ (1.071 ti vi, 46 radio); Trấn Yên 934 hộ (634 ti vi, 300 radio); Văn Yên 2.396 hộ (1.960 ti vi, 268 radio); Văn Chấn 125 hộ (101 ti vi, 24 radio); Trạm Tấu 1.733 hộ (291 radio, 1.447 ti vi); Mù Cang Chải 2.681 hộ ( 484 radio, 2.681 ti vi); Yên Bình 1.657 (793 ti vi, 864 radio).
Thực hiện Kế hoạch số 131-KH/TU ngày 19/4/2019 của Tỉnh ủy Yên Bái, tháng 6/2019, Sở đã ban hành công văn số 659/STTTT-TTBCXB hướng dẫn tuyên truyền về công tác giảm nghèo bền vững năm 2019, trong đó đề nghị các cơ quan báo chí địa phương, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền; Phòng Văn hóa và Thông tin tuyên truyền một số nội dung sau: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để tăng cường trách nhiệm của mỗi người dân đối với công tác giảm nghèo nhằm huy động cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững tại địa phương. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, khơi dậy ý chí, phát huy tinh thần tự giác, tự thân, tự lực, tự cường của người nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững gắn với phát triển cộng đồng; Tuyên truyền, huy động sự vào cuộc của cộng đồng để hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng thoát nghèo; xây dựng và nhân rộng mô hình Tổ hợp tác hoặc Tổ tự quản giảm nghèo để tập hợp các hộ khá giả hoặc đã thoát nghèo với các hộ nghèo, cận nghèo giúp nhau giảm nghèo, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển kinh tế, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả; Tuyên truyền các hoạt động, mô hình, các cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả về giảm nghèo, qua đó nâng cao trách nhiệm giảm nghèo cho toàn xã hội. Đồng thời, vận động hộ nghèo, người nghèo tích cực tham gia lao động sản xuất, phát huy khả năng của bản thân chủ động phấn đấu vươn lên vượt qua đói nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
Để góp phần thực hiện giảm nghèo đa chiều bền vững trong thời gian tới, sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái xác định cần tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền một cách đồng bộ và hiệu quả, nhằm nâng cao nhận thức về mô hình, cơ chế và các chính sách giảm nghèo. Đồng thời, cần tạo sự đồng tâm và đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh trong công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững, góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước./.