CTTĐT - Thông qua hoạt động ủy thác vốn vay hội phụ nữ các cấp trong tỉnh đã thực sự trở thành điểm tựa hỗ trợ và đã giúp hàng ngàn phụ nữ nghèo, hộ chính sách tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn và sử dụng hiệu quả để thoát nghèo.
Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh thăm mô hình trồng cam của gia đình chị Đặng Thị Liên ở thôn 5, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn
Hội LHPN tỉnh hiện có mạng lưới tổ chức Hội rộng khắp đến các thôn bản, tại 9/9 huyện, thị, thành phố và 180 xã, phường, thị trấn, có trên 1.360 thôn, bản, tổ dân phố, với 2.463 chi, tổ phụ nữ và hơn 150.000 hội viên phụ nữ.
Nhờ có mạng lưới tổ chức Hội từ tỉnh đến cơ sở, với đội ngũ cán bộ hội tâm huyết, nhiệt tình, HPN các cấp trong tỉnh đã có điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện, theo dõi và giám sát các hoạt động của tổ chức Hội cũng như các hoạt động nhận ủy thác vốn vay Ngân hàng CSXH.
Cùng cán bộ HPN xã Quy Mông, huyện Trấn Yên đi thăm mô hình phát triển kinh tế của hội viên Bùi Thị Hằng, ở thôn Tân Cường, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên. Chị Hằng chia sẻ: "Năm 2015, thông qua hoạt động ủy thác của HPN xã, gia đình được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện trồng được hơn 4 ha quế và phát triển chăn nuôi gà. “Sau thời gian đầu tư trồng rừng và chăn nuôi, năm 2017 gia đình đã vươn lên thoát khỏi hộ nghèo, đến tháng 4/2019 trả hết nợ và chuyển sang vay 70 triệu đồng từ chương trình hộ mới thoát nghèo để đầu tư thêm vào trồng rừng quế và kết hợp chăn nuôi hơn 4.000 con gia cầm. Bình quân mỗi năm gia đình bán ra thị trường 8 lứa gà thịt, mỗi lứa trên 2.000 con, thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm, tạo việc làm thời vụ cho 7 lao động địa phương”.
Cũng như gia đình chị Hằng, gia đình hội viên Triệu Thị Tâm, ở thôn Quyết Thắng 1, xã Cẩm Nhân, huyện Yên Bình được vay 50 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện để đầu tư mua 2 con bò cái sinh sản, đến nay đã nhân đàn lên 13 con.
Bên cạnh đó, gia đình còn chăn nuôi thêm lợn, gà và trồng rừng. Nhờ nguồn vốn vay, gia đình đã vươn lên thoát nghèo, thu nhập bình quân 100 triệu đồng/năm.
Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: "Trong 5 năm qua, giai đoạn 2014 - 2019, cùng với việc thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động, hoạt động ủy thác cho vay của các cấp hội thông qua Ngân hàng CSXH đã thực sự hiệu quả giúp các gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế tăng thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên khá giả, góp phần chung vào các hoạt động của Hội”.
Thông qua hoạt động ủy thác của Ngân hàng CSXH các cấp, hiện nay số lượng hội viên, phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn ngày một nhiều hơn, nâng tổng dư nợ ủy thác vốn vay Ngân hàng CSXH lên hơn 1.015 tỷ đồng, tăng 346 tỷ đồng so với năm 2014, chiếm 33,7% tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH giao cho các tổ chức đoàn thể trong tỉnh quản lý. Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cho phép; quản lý và duy trì hiệu quả hoạt động của 800 tổ tiết kiệm và vay vốn, trong đó có 98,6% tổ xếp loại khá, tốt. Có thể nói, hoạt động ủy thác vốn vay thông qua Ngân hàng CSXH của các cấp HPN trong tỉnh đã thực sự trở thành điểm tựa vững chắc hỗ trợ và thúc đẩy hội viên phụ nữ vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo và làm giàu.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thông qua hoạt động ủy thác vốn vay hội phụ nữ các cấp trong tỉnh đã thực sự trở thành điểm tựa hỗ trợ và đã giúp hàng ngàn phụ nữ nghèo, hộ chính sách tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn và sử dụng hiệu quả để thoát nghèo.Hội LHPN tỉnh hiện có mạng lưới tổ chức Hội rộng khắp đến các thôn bản, tại 9/9 huyện, thị, thành phố và 180 xã, phường, thị trấn, có trên 1.360 thôn, bản, tổ dân phố, với 2.463 chi, tổ phụ nữ và hơn 150.000 hội viên phụ nữ.
Nhờ có mạng lưới tổ chức Hội từ tỉnh đến cơ sở, với đội ngũ cán bộ hội tâm huyết, nhiệt tình, HPN các cấp trong tỉnh đã có điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện, theo dõi và giám sát các hoạt động của tổ chức Hội cũng như các hoạt động nhận ủy thác vốn vay Ngân hàng CSXH.
Cùng cán bộ HPN xã Quy Mông, huyện Trấn Yên đi thăm mô hình phát triển kinh tế của hội viên Bùi Thị Hằng, ở thôn Tân Cường, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên. Chị Hằng chia sẻ: "Năm 2015, thông qua hoạt động ủy thác của HPN xã, gia đình được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện trồng được hơn 4 ha quế và phát triển chăn nuôi gà. “Sau thời gian đầu tư trồng rừng và chăn nuôi, năm 2017 gia đình đã vươn lên thoát khỏi hộ nghèo, đến tháng 4/2019 trả hết nợ và chuyển sang vay 70 triệu đồng từ chương trình hộ mới thoát nghèo để đầu tư thêm vào trồng rừng quế và kết hợp chăn nuôi hơn 4.000 con gia cầm. Bình quân mỗi năm gia đình bán ra thị trường 8 lứa gà thịt, mỗi lứa trên 2.000 con, thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm, tạo việc làm thời vụ cho 7 lao động địa phương”.
Cũng như gia đình chị Hằng, gia đình hội viên Triệu Thị Tâm, ở thôn Quyết Thắng 1, xã Cẩm Nhân, huyện Yên Bình được vay 50 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện để đầu tư mua 2 con bò cái sinh sản, đến nay đã nhân đàn lên 13 con.
Bên cạnh đó, gia đình còn chăn nuôi thêm lợn, gà và trồng rừng. Nhờ nguồn vốn vay, gia đình đã vươn lên thoát nghèo, thu nhập bình quân 100 triệu đồng/năm.
Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: "Trong 5 năm qua, giai đoạn 2014 - 2019, cùng với việc thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động, hoạt động ủy thác cho vay của các cấp hội thông qua Ngân hàng CSXH đã thực sự hiệu quả giúp các gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế tăng thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên khá giả, góp phần chung vào các hoạt động của Hội”.
Thông qua hoạt động ủy thác của Ngân hàng CSXH các cấp, hiện nay số lượng hội viên, phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn ngày một nhiều hơn, nâng tổng dư nợ ủy thác vốn vay Ngân hàng CSXH lên hơn 1.015 tỷ đồng, tăng 346 tỷ đồng so với năm 2014, chiếm 33,7% tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH giao cho các tổ chức đoàn thể trong tỉnh quản lý. Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cho phép; quản lý và duy trì hiệu quả hoạt động của 800 tổ tiết kiệm và vay vốn, trong đó có 98,6% tổ xếp loại khá, tốt. Có thể nói, hoạt động ủy thác vốn vay thông qua Ngân hàng CSXH của các cấp HPN trong tỉnh đã thực sự trở thành điểm tựa vững chắc hỗ trợ và thúc đẩy hội viên phụ nữ vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo và làm giàu.