CTTĐT - Hiện nay trên địa bàn huyện Trạm Tấu có nhiều loài dược liệu với diện tích lớn và có giá trị y dược cao tiêu biểu như: cây Sơn tra, cây Thảo quả, và một số loài dược liệu quý khác như: Hoàng liên Chân Gà, cây Lan kim tuyến, Hoàng Thảo, Tam Thất Vũ Diệp, Thất Diệp Nhất Chi Hoa..... mọc dưới những tán rừng tự nhiên.
Huyện Trạm Tấu có nhiều loài dược liệu với diện tích lớn và có giá trị y dược cao
Trạm Tấu là một huyện vùng cao nằm ở phía tây của tỉnh, có tổng diện tích tự nhiên trên 740 km², trong đó trên 87% là diện tích đất lâm nghiệp; độ cao trung bình trên 1.000m, biên độ, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10 độ C, được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cánh rừng tự nhiên có mức độ đa dạng sinh học cao, là điều kiện thuận lợi để các loại cây dược liệu sinh trưởng và phát triển. Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển cây dược liệu đến năm 2020, với những điều kiện thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi, trong những năm qua, huyện Trạm Tấu đã duy trì, bảo tồn và phát triển lợi thế cây dược liệu trên địa bàn, trong đó trọng tâm thực hiện hiệu quả Đề án phát triển cây Sơn tra, giai đoạn 2016 - 2020, đã trồng được trên 2.000 ha; khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất để tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khảo sát diện tích đất trồng thử nghiệm một số loại dược liệu như cây Gừng, cây Tam thất, Sâm Ngọc Linh, Lan Kim Tuyến,…
Đến nay trên địa bàn huyện dần hình thành các vùng sản xuất cây dược liệu như vùng cây Sơn tra với trên 4.000ha tập trung các xã Bản Công, Xà Hồ, Bản Mù, Làng Nhì; vùng cây Thảo quả trên 1.40 ha tập trung các xã Xà Hồ, Túc Đán, Bản Công; vùng cây Sả Java trên 50ha tập trung xã Bản Mù, Hát Lừu... đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất, giải quyết, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân các xã vùng cao. Thu nhập bình quân 1ha cây Sơn tra đạt trên 30 triệu đồng, đã có những hộ gia đình trồng Sơn tra, Thảo quả cho thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm; ngoài ra với nguồn dược liệu tự nhiên cũng là một trong những nguồn thu nhập đối với một số người dân, góp phần nâng cao ý thức trong bảo vệ tài nguyên rừng, nguồn dược liệu quý; phòng chống cháy rừng và giúp người dân yên tâm, gắn bó với sản xuất nông, lâm nghiệp, từng bước tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm; góp phần xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Để cây dược liệu trở thành một trong những cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân vùng cao, huyện Trạm Tấu sẽ tập trung đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, của người dân về giá trị kinh tế của dược liệu, không chỉ phục vụ cho sản xuất thuốc chữa bệnh, mà còn là loại cây trồng có khả năng tham gia chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sản xuất hàng hóa nâng cao giá trị kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững nhất là đối với người dân vùng cao. Có chính sách phù hợp về tín dụng, cơ sở vật chất, hỗ trợ giống và kỹ thuật, công nghệ trong phát triển cây dược liệu trên địa bàn, đặc biệt chính sách thu hút đầu tư của các doanh nghiệp dược trong và ngoài tỉnh để phát huy lợi thế của một tỉnh miền núi còn nhiều tiềm năng về rừng và đất rừng trong hoạt động bảo tồn, khoanh nuôi, trồng và thu hái, chế biến dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân và y học.
Đồng thời hình thành tổ chức sản xuất, tạo liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất chế biến dược liệu với người dân, chính quyền để xây dựng, phát triển vùng sản xuất nguyên liệu các loài cây dược liệu theo quy hoạch, đặc biệt đối với những loại dược liệu đang có nhu cầu lớn phù hợp với điều kiện sinh thái và địa lý của từng địa phương. Quản lý tốt việc khai thác ngoài tự nhiên nhằm bảo tồn, duy trì nguồn gen cây dược liệu. Khuyến khích áp dụng công nghệ cao trong trồng, khai thác, bảo quản sau thu hoạch. Đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng cơ sở chế biến nhằm gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm. Từng bước xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm cây dược liệu của mỗi địa phương trong tỉnh.
Tăng cường công tác khuyến nông cho cây dược liệu, theo hướng chuyển giao kỹ thuật cho hộ nông dân. Tổ chức tập huấn, xây dựng các mô hình chuyển giao kỹ thuật; xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tận dụng tán rừng tự nhiên, rừng phòng hộ để phát triển thành vùng sản xuất cây dược liệu tập trung, chuyên canh thuận lợi cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong vùng quy hoạch. Tăng cường gìn giữ, bảo tồn, lưu truyền, phát huy các bài thuốc cổ truyền của đồng bào các dân tộc, gắn với phát huy các giá trị văn hóa để phát triển các dịch vụ du lịch trong đồng bào các dân tộc vùng cao, nhất là loại hình du lịch cộng đồng.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hiện nay trên địa bàn huyện Trạm Tấu có nhiều loài dược liệu với diện tích lớn và có giá trị y dược cao tiêu biểu như: cây Sơn tra, cây Thảo quả, và một số loài dược liệu quý khác như: Hoàng liên Chân Gà, cây Lan kim tuyến, Hoàng Thảo, Tam Thất Vũ Diệp, Thất Diệp Nhất Chi Hoa..... mọc dưới những tán rừng tự nhiên.Trạm Tấu là một huyện vùng cao nằm ở phía tây của tỉnh, có tổng diện tích tự nhiên trên 740 km², trong đó trên 87% là diện tích đất lâm nghiệp; độ cao trung bình trên 1.000m, biên độ, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10 độ C, được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cánh rừng tự nhiên có mức độ đa dạng sinh học cao, là điều kiện thuận lợi để các loại cây dược liệu sinh trưởng và phát triển. Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển cây dược liệu đến năm 2020, với những điều kiện thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi, trong những năm qua, huyện Trạm Tấu đã duy trì, bảo tồn và phát triển lợi thế cây dược liệu trên địa bàn, trong đó trọng tâm thực hiện hiệu quả Đề án phát triển cây Sơn tra, giai đoạn 2016 - 2020, đã trồng được trên 2.000 ha; khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất để tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khảo sát diện tích đất trồng thử nghiệm một số loại dược liệu như cây Gừng, cây Tam thất, Sâm Ngọc Linh, Lan Kim Tuyến,…
Đến nay trên địa bàn huyện dần hình thành các vùng sản xuất cây dược liệu như vùng cây Sơn tra với trên 4.000ha tập trung các xã Bản Công, Xà Hồ, Bản Mù, Làng Nhì; vùng cây Thảo quả trên 1.40 ha tập trung các xã Xà Hồ, Túc Đán, Bản Công; vùng cây Sả Java trên 50ha tập trung xã Bản Mù, Hát Lừu... đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất, giải quyết, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân các xã vùng cao. Thu nhập bình quân 1ha cây Sơn tra đạt trên 30 triệu đồng, đã có những hộ gia đình trồng Sơn tra, Thảo quả cho thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm; ngoài ra với nguồn dược liệu tự nhiên cũng là một trong những nguồn thu nhập đối với một số người dân, góp phần nâng cao ý thức trong bảo vệ tài nguyên rừng, nguồn dược liệu quý; phòng chống cháy rừng và giúp người dân yên tâm, gắn bó với sản xuất nông, lâm nghiệp, từng bước tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm; góp phần xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Để cây dược liệu trở thành một trong những cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân vùng cao, huyện Trạm Tấu sẽ tập trung đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, của người dân về giá trị kinh tế của dược liệu, không chỉ phục vụ cho sản xuất thuốc chữa bệnh, mà còn là loại cây trồng có khả năng tham gia chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sản xuất hàng hóa nâng cao giá trị kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững nhất là đối với người dân vùng cao. Có chính sách phù hợp về tín dụng, cơ sở vật chất, hỗ trợ giống và kỹ thuật, công nghệ trong phát triển cây dược liệu trên địa bàn, đặc biệt chính sách thu hút đầu tư của các doanh nghiệp dược trong và ngoài tỉnh để phát huy lợi thế của một tỉnh miền núi còn nhiều tiềm năng về rừng và đất rừng trong hoạt động bảo tồn, khoanh nuôi, trồng và thu hái, chế biến dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân và y học.
Đồng thời hình thành tổ chức sản xuất, tạo liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất chế biến dược liệu với người dân, chính quyền để xây dựng, phát triển vùng sản xuất nguyên liệu các loài cây dược liệu theo quy hoạch, đặc biệt đối với những loại dược liệu đang có nhu cầu lớn phù hợp với điều kiện sinh thái và địa lý của từng địa phương. Quản lý tốt việc khai thác ngoài tự nhiên nhằm bảo tồn, duy trì nguồn gen cây dược liệu. Khuyến khích áp dụng công nghệ cao trong trồng, khai thác, bảo quản sau thu hoạch. Đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng cơ sở chế biến nhằm gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm. Từng bước xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm cây dược liệu của mỗi địa phương trong tỉnh.
Tăng cường công tác khuyến nông cho cây dược liệu, theo hướng chuyển giao kỹ thuật cho hộ nông dân. Tổ chức tập huấn, xây dựng các mô hình chuyển giao kỹ thuật; xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tận dụng tán rừng tự nhiên, rừng phòng hộ để phát triển thành vùng sản xuất cây dược liệu tập trung, chuyên canh thuận lợi cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong vùng quy hoạch. Tăng cường gìn giữ, bảo tồn, lưu truyền, phát huy các bài thuốc cổ truyền của đồng bào các dân tộc, gắn với phát huy các giá trị văn hóa để phát triển các dịch vụ du lịch trong đồng bào các dân tộc vùng cao, nhất là loại hình du lịch cộng đồng.