Hội LHPN các cấp đã luôn đồng hành, sát cánh cùng Ngân hàng CSXH vượt qua nhiều khó khăn thách thức, thực hiện tốt mục tiêu đề ra: Ủy thác tín dụng chính sách qua Hội Phụ nữ các cấp – Kết nối sức mạnh để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Mô hình chăn nuôi gà của hộ gia đình chị Hoàng Thị Thơm, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Phát triển kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo là chủ trương nhất quán của Đảng trong quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm thực hiện công tác giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, trong đó chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác do Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý là một công cụ quan trọng và hiệu quả.
Các cấp Hội phụ nữ triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách
Để nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến đúng các đối tượng, Nghị định 78/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã quy định rõ: việc chuyển tải nguồn vốn ưu đãi tới hộ nghèo và đối tượng chính sách được thực hiện bằng phương thức ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội.
Theo đó, các tổ chức chính trị - xã hội bằng mạng lưới rộng khắp từ Trung ương tới cơ sở đảm nhiệm các công việc: tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước tới các tầng lớp dân cư, đối tượng thụ hưởng; tuyên truyền thành lập tổ Tiết kiệm và vay vốn để thông qua đó người nghèo và đối tượng chính sách tham gia và được hỗ trợ.
Qua gần 20 năm triển khai Nghị định 78, có thể khẳng định phương thức ủy thác một số nội dung công việc qua các tổ chức chính trị - xã hội là sáng tạo, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội, phù hợp với tính chất chính trị, xã hội của vốn tín dụng chính sách, phát huy tối đa hiệu quả của đồng vốn cho vay; qua đó đóng góp tích cực cho phát triển bền vững của NHCSXH, xây dựng tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, góp phần quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đề ra nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội. Phương thức ủy thác này đã khẳng định tính ưu việt riêng có của tín dụng chính sách xã hội.
Tại Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã nhận định: Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới; xây dựng được phương thức cho vay uỷ thác tín dụng chính sách xã hội hiệu quả, phát huy được vai trò và sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị trong công tác tín dụng chính sách xã hội, giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng.
Hội LHPN tỉnh Yên Bái đồng hành cùng Ngân hàng CSXH xóa đói, giảm nghèo
Hội LHPN tỉnh Yên Bái là một trong những tổ chức chính trị - xã hội đã đồng hành cùng Ngân hàng CSXH ngay từ những ngày đầu thành lập. Từ chỗ quản lý 85,4 tỷ đồng dư nợ thời điểm cuối năm 2003, đến nay đã có 169/173 Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã ký Hợp đồng ủy thác với Ngân hàng CSXH, quản lý 762 tổ Tiết kiệm và vay vốn, 26.907 hộ vay vốn, 1.157 tỷ đồng dư nợ, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh. Dư nợ do Hội LHPN quản lý tăng trưởng mỗi năm bình quân từ 17-18%.
Bên cạnh ủy thác cho vay tín dụng chính sách, hệ thống tổ Tiết kiệm và vay vốn do Hội LHPN quản lý đã vận động hộ vay tham gia gửi tiền tiết kiệm qua tổ Tiết kiệm và vay vốn nhằm mục đích tạo thói quen tích lũy thu nhập để trả nợ khi đến hạn, mặt khác góp phần bổ sung nguồn vốn để cho vay, đến nay đã được 53,2 tỷ đồng. Mặc dù dư nợ tăng trưởng nhanh, tỷ trọng vốn quản lý cao nhưng chất lượng tín dụng ủy thác qua Hội LHPN luôn được duy trì tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn thời điểm 30/6/2021 chỉ chiếm 0,1% dư nợ, 95% số tổ Tiết kiệm và vay vốn do Hội quản lý xếp loại Tốt, góp phần quan trọng vào việc duy trì chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái luôn thuộc nhóm đứng đầu toàn quốc trong nhiều năm liên tục.
Và điều quan trọng nhất là nguồn vốn tín dụng chính sách do Ngân hàng CSXH và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp quản lý trong những năm qua đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh nhà, mỗi năm có từ 5.000-6.000 hộ vay vốn thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 4,5-5%/năm, 76 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng lên rõ rệt.
Một buổi họp tổ tiết kiệm và vay vốn tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
Để đạt được những kết quả trên, trong quá trình triển khai các nội dung nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH, Hội LHPN các cấp đã luôn đồng hành, sát cánh cùng Ngân hàng CSXH vượt qua nhiều khó khăn thách thức, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ và triển khai đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả các nội dung ký kết trong Văn bản liên tịch, Hợp đồng ủy thác với Ngân hàng CSXH.
Để nâng cao trình độ quản lý vốn vay của cán bộ Hội cấp cơ sở và Ban quản lý tổ Tiết kiệm và vay vốn, hàng năm các cấp Hội đã phối hợp với Ngân hàng CSXH tập huấn nghiệp vụ cho 100% cán bộ Hội cơ sở, Ban quản lý tổ Tiết kiệm và vay vốn, trao đổi về những khó khăn, vướng mắc thường gặp phải trong quản lý nguồn vốn. Bên cạnh đó, Hội LHPN đã phối hợp với khuyến nông cơ sở tổ chức tập huấn cho tổ viên vay vốn các kiến thức về kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt nhằm giúp các tổ viên sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích...
Đối với Hội LHPN các cấp, tín dụng CSXH là giải pháp quan trọng để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ vận động, hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và đặc biệt là thực hiện Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch" và phong trào "Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ", phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi" góp phần giúp hội viên phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống. Được tiếp cận nguồn vốn thuận lợi, phù hợp với điều kiện sản xuất, chăn nuôi ở từng địa bàn, nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số từ chỗ là hộ nghèo đã vươn lên có kinh tế khá với mức thu nhập ổn định, trở thành điển hình tiên tiến tạo sức lan tỏa cho nhiều hộ nghèo khác học tập. Có rất nhiều mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi, hàng năm có hàng ngàn hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được công nhận thoát nghèo, đóng góp tích cực vào quá trình thúc đẩy giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(Theo phunuvietnam)
Hội LHPN các cấp đã luôn đồng hành, sát cánh cùng Ngân hàng CSXH vượt qua nhiều khó khăn thách thức, thực hiện tốt mục tiêu đề ra: Ủy thác tín dụng chính sách qua Hội Phụ nữ các cấp – Kết nối sức mạnh để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.Phát triển kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo là chủ trương nhất quán của Đảng trong quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm thực hiện công tác giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, trong đó chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác do Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý là một công cụ quan trọng và hiệu quả.
Các cấp Hội phụ nữ triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách
Để nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến đúng các đối tượng, Nghị định 78/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã quy định rõ: việc chuyển tải nguồn vốn ưu đãi tới hộ nghèo và đối tượng chính sách được thực hiện bằng phương thức ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội.
Theo đó, các tổ chức chính trị - xã hội bằng mạng lưới rộng khắp từ Trung ương tới cơ sở đảm nhiệm các công việc: tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước tới các tầng lớp dân cư, đối tượng thụ hưởng; tuyên truyền thành lập tổ Tiết kiệm và vay vốn để thông qua đó người nghèo và đối tượng chính sách tham gia và được hỗ trợ.
Qua gần 20 năm triển khai Nghị định 78, có thể khẳng định phương thức ủy thác một số nội dung công việc qua các tổ chức chính trị - xã hội là sáng tạo, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội, phù hợp với tính chất chính trị, xã hội của vốn tín dụng chính sách, phát huy tối đa hiệu quả của đồng vốn cho vay; qua đó đóng góp tích cực cho phát triển bền vững của NHCSXH, xây dựng tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, góp phần quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đề ra nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội. Phương thức ủy thác này đã khẳng định tính ưu việt riêng có của tín dụng chính sách xã hội.
Tại Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã nhận định: Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới; xây dựng được phương thức cho vay uỷ thác tín dụng chính sách xã hội hiệu quả, phát huy được vai trò và sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị trong công tác tín dụng chính sách xã hội, giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng.
Hội LHPN tỉnh Yên Bái đồng hành cùng Ngân hàng CSXH xóa đói, giảm nghèo
Hội LHPN tỉnh Yên Bái là một trong những tổ chức chính trị - xã hội đã đồng hành cùng Ngân hàng CSXH ngay từ những ngày đầu thành lập. Từ chỗ quản lý 85,4 tỷ đồng dư nợ thời điểm cuối năm 2003, đến nay đã có 169/173 Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã ký Hợp đồng ủy thác với Ngân hàng CSXH, quản lý 762 tổ Tiết kiệm và vay vốn, 26.907 hộ vay vốn, 1.157 tỷ đồng dư nợ, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh. Dư nợ do Hội LHPN quản lý tăng trưởng mỗi năm bình quân từ 17-18%.
Bên cạnh ủy thác cho vay tín dụng chính sách, hệ thống tổ Tiết kiệm và vay vốn do Hội LHPN quản lý đã vận động hộ vay tham gia gửi tiền tiết kiệm qua tổ Tiết kiệm và vay vốn nhằm mục đích tạo thói quen tích lũy thu nhập để trả nợ khi đến hạn, mặt khác góp phần bổ sung nguồn vốn để cho vay, đến nay đã được 53,2 tỷ đồng. Mặc dù dư nợ tăng trưởng nhanh, tỷ trọng vốn quản lý cao nhưng chất lượng tín dụng ủy thác qua Hội LHPN luôn được duy trì tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn thời điểm 30/6/2021 chỉ chiếm 0,1% dư nợ, 95% số tổ Tiết kiệm và vay vốn do Hội quản lý xếp loại Tốt, góp phần quan trọng vào việc duy trì chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái luôn thuộc nhóm đứng đầu toàn quốc trong nhiều năm liên tục.
Và điều quan trọng nhất là nguồn vốn tín dụng chính sách do Ngân hàng CSXH và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp quản lý trong những năm qua đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh nhà, mỗi năm có từ 5.000-6.000 hộ vay vốn thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 4,5-5%/năm, 76 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng lên rõ rệt.
Một buổi họp tổ tiết kiệm và vay vốn tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
Để đạt được những kết quả trên, trong quá trình triển khai các nội dung nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH, Hội LHPN các cấp đã luôn đồng hành, sát cánh cùng Ngân hàng CSXH vượt qua nhiều khó khăn thách thức, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ và triển khai đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả các nội dung ký kết trong Văn bản liên tịch, Hợp đồng ủy thác với Ngân hàng CSXH.
Để nâng cao trình độ quản lý vốn vay của cán bộ Hội cấp cơ sở và Ban quản lý tổ Tiết kiệm và vay vốn, hàng năm các cấp Hội đã phối hợp với Ngân hàng CSXH tập huấn nghiệp vụ cho 100% cán bộ Hội cơ sở, Ban quản lý tổ Tiết kiệm và vay vốn, trao đổi về những khó khăn, vướng mắc thường gặp phải trong quản lý nguồn vốn. Bên cạnh đó, Hội LHPN đã phối hợp với khuyến nông cơ sở tổ chức tập huấn cho tổ viên vay vốn các kiến thức về kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt nhằm giúp các tổ viên sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích...
Đối với Hội LHPN các cấp, tín dụng CSXH là giải pháp quan trọng để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ vận động, hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và đặc biệt là thực hiện Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch" và phong trào "Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ", phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi" góp phần giúp hội viên phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống. Được tiếp cận nguồn vốn thuận lợi, phù hợp với điều kiện sản xuất, chăn nuôi ở từng địa bàn, nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số từ chỗ là hộ nghèo đã vươn lên có kinh tế khá với mức thu nhập ổn định, trở thành điển hình tiên tiến tạo sức lan tỏa cho nhiều hộ nghèo khác học tập. Có rất nhiều mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi, hàng năm có hàng ngàn hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được công nhận thoát nghèo, đóng góp tích cực vào quá trình thúc đẩy giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(Theo phunuvietnam)