Lục Yên xác định sẽ giảm dần chính sách hỗ trợ cho không, thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo.
Người dân hiến đất mở đường liên xã Tân Lĩnh - Tân Lập - Phan Thanh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đầu giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện Lục Yên chiếm đến 47,76% tổng số hộ, riêng hộ nghèo chiếm 34,16%, toàn huyện có 15 xã đặc biệt khó khăn. Do đó, để giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, với Lục Yên, hết sức khó khăn.
Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự quan tâm hỗ trợ đóng góp nguồn lực của các tổ chức, cá nhân và đặc biệt là sự đồng thuận, đồng lòng tham gia của nhân dân, 5 năm qua, Lục Yên đã đầu tư xây dựng được 117 công trình cơ sở hạ tầng tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn; mở 110 lớp đào tạo nghề cho hơn 3.300 lao động nông thôn; giới thiệu, tạo việc làm mới cho gần 15.000 lao động; giải quyết cho gần 10.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất...
Nhờ đó, diện mạo nông thôn đã có bước chuyển biến rõ nét, kinh tế có bước phát triển khá, an sinh xã hội được cải thiện đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên 36,6 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 5,65%. Một số xã có tỷ lệ giảm hộ nghèo cao là Trung Tâm, Phan Thanh, Khánh Thiện, thôn 2 Túc - xã Phúc Lợi, thôn 2 - xã Mường Lai, thôn Bó Mi - xã Tân Phượng…
Nghị quyết Đại hội XXII Đảng bộ huyện đề ra mục tiêu đến năm 2025 Lục Yên cơ bản trở thành huyện nông thôn mới. Giai đoạn 2022-2025, huyện đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm trên 4%. Mục tiêu trên gặp nhiều thách thức, nhất là từ năm 2022 mức chuẩn nghèo nâng lên cùng những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, huyện xác định trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo phải hướng vào những xã, thôn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chú trọng đào tạo nghề, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp để mở rộng sinh kế; tăng cường nguồn lực đầu tư cho các chính sách, chương trình giảm nghèo; phân bổ, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm lồng ghép chính sách và nguồn lực có hiệu quả.
Cùng đó, giảm dần chính sách hỗ trợ cho không, thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo.
Đồng thời, tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tự vươn lên thoát nghèo của người dân góp phần xây dựng quê hương Lục Yên giàu, mạnh.
Theo Báo Yên Bái
Lục Yên xác định sẽ giảm dần chính sách hỗ trợ cho không, thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo.Đầu giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện Lục Yên chiếm đến 47,76% tổng số hộ, riêng hộ nghèo chiếm 34,16%, toàn huyện có 15 xã đặc biệt khó khăn. Do đó, để giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, với Lục Yên, hết sức khó khăn.
Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự quan tâm hỗ trợ đóng góp nguồn lực của các tổ chức, cá nhân và đặc biệt là sự đồng thuận, đồng lòng tham gia của nhân dân, 5 năm qua, Lục Yên đã đầu tư xây dựng được 117 công trình cơ sở hạ tầng tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn; mở 110 lớp đào tạo nghề cho hơn 3.300 lao động nông thôn; giới thiệu, tạo việc làm mới cho gần 15.000 lao động; giải quyết cho gần 10.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất...
Nhờ đó, diện mạo nông thôn đã có bước chuyển biến rõ nét, kinh tế có bước phát triển khá, an sinh xã hội được cải thiện đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên 36,6 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 5,65%. Một số xã có tỷ lệ giảm hộ nghèo cao là Trung Tâm, Phan Thanh, Khánh Thiện, thôn 2 Túc - xã Phúc Lợi, thôn 2 - xã Mường Lai, thôn Bó Mi - xã Tân Phượng…
Nghị quyết Đại hội XXII Đảng bộ huyện đề ra mục tiêu đến năm 2025 Lục Yên cơ bản trở thành huyện nông thôn mới. Giai đoạn 2022-2025, huyện đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm trên 4%. Mục tiêu trên gặp nhiều thách thức, nhất là từ năm 2022 mức chuẩn nghèo nâng lên cùng những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, huyện xác định trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo phải hướng vào những xã, thôn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chú trọng đào tạo nghề, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp để mở rộng sinh kế; tăng cường nguồn lực đầu tư cho các chính sách, chương trình giảm nghèo; phân bổ, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực, bảo đảm lồng ghép chính sách và nguồn lực có hiệu quả.
Cùng đó, giảm dần chính sách hỗ trợ cho không, thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo.
Đồng thời, tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tự vươn lên thoát nghèo của người dân góp phần xây dựng quê hương Lục Yên giàu, mạnh.