Nhiều gia đình hội viên nông dân trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát triển kinh tế, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng với các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, sản xuất, kinh doanh từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ nông dân ở xã Nậm Khắt đầu tư chăn nuôi trâu mang lại hiệu quả kinh tế.
Ông Nguyễn Long Hải - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mù Cang Chải cho biết: Xác định nhận ủy thác là một trong những nhiệm vụ quan trọng, Hội Nông dân huyện luôn bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, phối hợp với Ngân hàng Ngân hàng CSXH huyện để thực hiện tốt nhiệm vụ ủy thác vốn. Nguồn vốn vay ưu đãi đã "tiếp sức” để hội viên và nông dân trong huyện xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Qua các đợt kiểm tra, hầu hết các hộ vay vốn đều sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích để trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ. Đến nay, toàn huyện có trên 2.000 mô hình kinh tế của hội viên và nông dân đạt danh hiệu Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Để nguồn vốn tín dụng ưu đãi phát huy hiệu quả, Hội chú trọng triển khai đồng bộ các giải pháp; thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn; thực hiện nghiêm túc, minh bạch công tác bình xét cho vay, đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng, các hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích. Đặc biệt, quan tâm giúp đỡ các hộ là hội viên nông dân nghèo, cận nghèo vay vốn để phát triển kinh tế…
Hàng năm, Hội phối hợp với các ngành tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho hàng nghìn lượt hộ nông dân. Hiện nay, Hội Nông dân huyện đang quản lý 53 tổ tiết kiệm và vay vốn, dư nợ ủy thác đạt trên 90.300 triệu đồng với trên 2.300 hộ hội viên nông dân được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt.
Trước đây, gia đình anh Sùng A Ảnh ở bản Nả Háng, xã Mồ Dề là một trong số hộ nghèo, đặc biệt khó khăn ở địa phương. Năm 2018, gia đình anh được vay vốn của Ngân hàng CSXH huyện để đầu tư chăn nuôi trâu, bò sinh sản.
Anh Ảnh chia sẻ: Nhờ được cán bộ Hội Nông dân huyện, xã tư vấn vay vốn và định hướng sử dụng vốn vay phù hợp, mô hình chăn nuôi trâu, bò của gia đình mình đã bước đầu cho hiệu quả. Đàn gia súc đã phát triển được 7 con trâu và 9 con bò, hàng năm xuất bán con giống, bán thịt mang về nguồn thu nhập đạt trên 100 triệu đồng/năm. Cuối năm 2020, gia đình tôi đã thoát nghèo, cuộc sống đã dần khá lên...
Không chỉ gia đình anh Ảnh mà nhiều gia đình hội viên nông dân trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát triển kinh tế, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng với các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện.
Các hộ hội viên nông dân thoát nghèo từ nhiều năm qua, hàng năm có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên như hộ ông Chang A Thái, bản Dế Xu Phình, xã Dế Xu Phình; Lò Văn Thiết bản Thái, xã Khao Mang; Giàng A Lử, bản Trống Là, xã Hồ Bốn; Sùng A Khày bản Tà Dông, xã Chế Tạo...
Với phương thức cho vay ủy thác thông qua 4 tổ chức chính trị, xã hội gồm: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên, đến nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mù Cang Chải có tổng dư nợ tính đến hết tháng 3/2022 đạt 311.889 triệu đồng, tăng 8.645 triệu đồng so với thời điểm cuối năm 2021, với tổng số khách hàng đang vay vốn còn dư nợ trên 7.280 khách hàng.
Nguồn vốn ưu đãi trong quý 1/2022 đã giúp các hộ dân trên địa bàn huyện mua được 618 con trâu, bò cày kéo kết hợp sinh sản; 115 con giống dê, lợn; xây dựng 17 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; khai hoang 16,2 ha ruộng nước, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động có thu nhập ổn định, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Theo Báo Yên Bái
Nhiều gia đình hội viên nông dân trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát triển kinh tế, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng với các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, sản xuất, kinh doanh từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện.Ông Nguyễn Long Hải - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mù Cang Chải cho biết: Xác định nhận ủy thác là một trong những nhiệm vụ quan trọng, Hội Nông dân huyện luôn bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, phối hợp với Ngân hàng Ngân hàng CSXH huyện để thực hiện tốt nhiệm vụ ủy thác vốn. Nguồn vốn vay ưu đãi đã "tiếp sức” để hội viên và nông dân trong huyện xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Qua các đợt kiểm tra, hầu hết các hộ vay vốn đều sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích để trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ. Đến nay, toàn huyện có trên 2.000 mô hình kinh tế của hội viên và nông dân đạt danh hiệu Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Để nguồn vốn tín dụng ưu đãi phát huy hiệu quả, Hội chú trọng triển khai đồng bộ các giải pháp; thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn; thực hiện nghiêm túc, minh bạch công tác bình xét cho vay, đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng, các hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích. Đặc biệt, quan tâm giúp đỡ các hộ là hội viên nông dân nghèo, cận nghèo vay vốn để phát triển kinh tế…
Hàng năm, Hội phối hợp với các ngành tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho hàng nghìn lượt hộ nông dân. Hiện nay, Hội Nông dân huyện đang quản lý 53 tổ tiết kiệm và vay vốn, dư nợ ủy thác đạt trên 90.300 triệu đồng với trên 2.300 hộ hội viên nông dân được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt.
Trước đây, gia đình anh Sùng A Ảnh ở bản Nả Háng, xã Mồ Dề là một trong số hộ nghèo, đặc biệt khó khăn ở địa phương. Năm 2018, gia đình anh được vay vốn của Ngân hàng CSXH huyện để đầu tư chăn nuôi trâu, bò sinh sản.
Anh Ảnh chia sẻ: Nhờ được cán bộ Hội Nông dân huyện, xã tư vấn vay vốn và định hướng sử dụng vốn vay phù hợp, mô hình chăn nuôi trâu, bò của gia đình mình đã bước đầu cho hiệu quả. Đàn gia súc đã phát triển được 7 con trâu và 9 con bò, hàng năm xuất bán con giống, bán thịt mang về nguồn thu nhập đạt trên 100 triệu đồng/năm. Cuối năm 2020, gia đình tôi đã thoát nghèo, cuộc sống đã dần khá lên...
Không chỉ gia đình anh Ảnh mà nhiều gia đình hội viên nông dân trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát triển kinh tế, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng với các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện.
Các hộ hội viên nông dân thoát nghèo từ nhiều năm qua, hàng năm có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên như hộ ông Chang A Thái, bản Dế Xu Phình, xã Dế Xu Phình; Lò Văn Thiết bản Thái, xã Khao Mang; Giàng A Lử, bản Trống Là, xã Hồ Bốn; Sùng A Khày bản Tà Dông, xã Chế Tạo...
Với phương thức cho vay ủy thác thông qua 4 tổ chức chính trị, xã hội gồm: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên, đến nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mù Cang Chải có tổng dư nợ tính đến hết tháng 3/2022 đạt 311.889 triệu đồng, tăng 8.645 triệu đồng so với thời điểm cuối năm 2021, với tổng số khách hàng đang vay vốn còn dư nợ trên 7.280 khách hàng.
Nguồn vốn ưu đãi trong quý 1/2022 đã giúp các hộ dân trên địa bàn huyện mua được 618 con trâu, bò cày kéo kết hợp sinh sản; 115 con giống dê, lợn; xây dựng 17 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; khai hoang 16,2 ha ruộng nước, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động có thu nhập ổn định, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.