Qua 20 năm triển khai thực hiện Nghị định 78/NĐ-CP của Chính phủ, hoạt động tín dụng chính sách (TDCS) ở thị xã Nghĩa Lộ đã và đang trở thành công cụ hữu hiệu và điểm sáng trong công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Thị xã Nghĩa Lộ hiện có rất nhiều mô hình chăn nuôi trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ vay vốn tín dụng chính sách.
Trước đây, gia đình bà Đinh Thị Siêng thuộc diện hộ nghèo ở thôn Ả Thượng, xã Nghĩa Phúc do không có vốn để làm ăn. Năm 2013, thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), gia đình được Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã Nghĩa Lộ cho vay 15 triệu đồng với lãi suất thấp.
Từ nguồn vốn này, bà Siêng mua 1 con trâu giống, chăn nuôi thêm lợn, gà và năm 2019 gia đình bà đã thoát nghèo, trả hết số nợ 15 triệu đồng cho Ngân hàng. Sau đó, bà Siêng mạnh dạn vay thêm 50 triệu đồng theo Chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) để mua thêm trâu giống.
Hiện, gia đình bà có 5 con trâu, bò, hơn 1.000 con chim bồ câu thương phẩm và hơn 200 con lợn, gia cầm các loại.
Gia đình bà Lò Thị Xuân ở thôn Khá Thượng, xã Thanh Lương trước đây cuộc sống cũng rất khó khăn khi chỉ trông chờ vào cây lúa. Sau khi được chính quyền xã vận động chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dưa hấu, gia đình bà có nhiều băn khoăn phần vì trong thôn chưa ai trồng nên chưa nắm được kỹ thuật, phần vì lo đầu ra cho quả dưa hấu và trên hết là nỗi lo không có vốn đầu tư.
Song, với sự động viên của Đảng ủy, chính quyền xã, sự sát sao của các cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch dưa hấu; đặc biệt, Đoàn Thanh niên xã hỗ trợ gia đình tiếp cận nguồn vốn vay SXKD từ NHCSXH, bà Xuân đã mạnh dạn đề nghị vay 50 triệu đồng cải tạo ruộng, mua vật tư nông nghiệp, hạt giống.
Đến nay, trên diện tích hơn 2.000 m2, gia đình bà Xuân canh tác đều đặn 3 vụ dưa/năm, cho thu nhập trên dưới 200 triệu đồng và gia đình bà đã vươn lên hộ thu nhập khá. Không riêng bà Siêng, bà Xuân, mà còn rất nhiều người ở thị xã Nghĩa Lộ đã hết nghèo nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn TDCS từ NHCSXH.
Theo Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Nghĩa Lộ, từ 2 chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu với dư nợ trên 10,4 tỷ đồng, đến nay, đơn vị đang triển khai cho vay 13 chương trình TDCS, tổng dư nợ đạt 389 tỷ 454 triệu đồng, với 7.423 khách hàng đang vay vốn.
Trong 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, thị xã Nghĩa Lộ đã tập trung nguồn lực tín dụng qua NHCSXH cho vay được 21.395 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với doanh số cho vay đạt 548,1 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 359,7 tỷ đồng.
Đến nay, nguồn vốn TDCS đã được đầu tư đến 100% xã, phường, góp phần giúp trên 7.000 hộ thoát nghèo, tạo việc làm cho trên 2.388 lao động; giúp cho 344 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, không để học sinh, sinh viên nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính; hỗ trợ xây mới và cải tạo 4.661 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 526 ngôi nhà cho hộ nghèo.
Cùng đó, vốn TDCS đã góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu, nghèo. Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình TDCS có vai trò quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo vào cuối năm 2021 còn 2,21%, đời sống của nhân dân, đặc biệt là người nghèo ngày càng được cải thiện rõ nét...
Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, thị xã Nghĩa Lộ gắn việc triển khai TDCS với chủ trương, định hướng của từng địa phương về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn; tập trung ưu tiên vốn đáp ứng nhu cầu vay của các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số cũng như quan tâm đầu tư vốn TDCS cho các mô hình SXKD hiệu quả, thu hút nhiều lao động, phát triển ngành nghề, sản phẩm OCOP...
Theo Báo Yên Bái
Qua 20 năm triển khai thực hiện Nghị định 78/NĐ-CP của Chính phủ, hoạt động tín dụng chính sách (TDCS) ở thị xã Nghĩa Lộ đã và đang trở thành công cụ hữu hiệu và điểm sáng trong công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.Trước đây, gia đình bà Đinh Thị Siêng thuộc diện hộ nghèo ở thôn Ả Thượng, xã Nghĩa Phúc do không có vốn để làm ăn. Năm 2013, thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), gia đình được Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã Nghĩa Lộ cho vay 15 triệu đồng với lãi suất thấp.
Từ nguồn vốn này, bà Siêng mua 1 con trâu giống, chăn nuôi thêm lợn, gà và năm 2019 gia đình bà đã thoát nghèo, trả hết số nợ 15 triệu đồng cho Ngân hàng. Sau đó, bà Siêng mạnh dạn vay thêm 50 triệu đồng theo Chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) để mua thêm trâu giống.
Hiện, gia đình bà có 5 con trâu, bò, hơn 1.000 con chim bồ câu thương phẩm và hơn 200 con lợn, gia cầm các loại.
Gia đình bà Lò Thị Xuân ở thôn Khá Thượng, xã Thanh Lương trước đây cuộc sống cũng rất khó khăn khi chỉ trông chờ vào cây lúa. Sau khi được chính quyền xã vận động chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dưa hấu, gia đình bà có nhiều băn khoăn phần vì trong thôn chưa ai trồng nên chưa nắm được kỹ thuật, phần vì lo đầu ra cho quả dưa hấu và trên hết là nỗi lo không có vốn đầu tư.
Song, với sự động viên của Đảng ủy, chính quyền xã, sự sát sao của các cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch dưa hấu; đặc biệt, Đoàn Thanh niên xã hỗ trợ gia đình tiếp cận nguồn vốn vay SXKD từ NHCSXH, bà Xuân đã mạnh dạn đề nghị vay 50 triệu đồng cải tạo ruộng, mua vật tư nông nghiệp, hạt giống.
Đến nay, trên diện tích hơn 2.000 m2, gia đình bà Xuân canh tác đều đặn 3 vụ dưa/năm, cho thu nhập trên dưới 200 triệu đồng và gia đình bà đã vươn lên hộ thu nhập khá. Không riêng bà Siêng, bà Xuân, mà còn rất nhiều người ở thị xã Nghĩa Lộ đã hết nghèo nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn TDCS từ NHCSXH.
Theo Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Nghĩa Lộ, từ 2 chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu với dư nợ trên 10,4 tỷ đồng, đến nay, đơn vị đang triển khai cho vay 13 chương trình TDCS, tổng dư nợ đạt 389 tỷ 454 triệu đồng, với 7.423 khách hàng đang vay vốn.
Trong 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, thị xã Nghĩa Lộ đã tập trung nguồn lực tín dụng qua NHCSXH cho vay được 21.395 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với doanh số cho vay đạt 548,1 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 359,7 tỷ đồng.
Đến nay, nguồn vốn TDCS đã được đầu tư đến 100% xã, phường, góp phần giúp trên 7.000 hộ thoát nghèo, tạo việc làm cho trên 2.388 lao động; giúp cho 344 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, không để học sinh, sinh viên nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính; hỗ trợ xây mới và cải tạo 4.661 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 526 ngôi nhà cho hộ nghèo.
Cùng đó, vốn TDCS đã góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu, nghèo. Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình TDCS có vai trò quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo vào cuối năm 2021 còn 2,21%, đời sống của nhân dân, đặc biệt là người nghèo ngày càng được cải thiện rõ nét...
Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, thị xã Nghĩa Lộ gắn việc triển khai TDCS với chủ trương, định hướng của từng địa phương về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn; tập trung ưu tiên vốn đáp ứng nhu cầu vay của các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số cũng như quan tâm đầu tư vốn TDCS cho các mô hình SXKD hiệu quả, thu hút nhiều lao động, phát triển ngành nghề, sản phẩm OCOP...