Với vai trò là “cầu nối” đưa nguồn vốn tín dụng chính sách (TDCS) của Chính phủ đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mù Cang Chải đã bám sát chương trình, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, kịp thời đưa nguồn vốn đến người dân, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.
Cán bộ NHCSXH huyện Mù Cang Chải kiểm tra mô hình vay vốn mua trâu, bò tại bản Dế Xu Phình, xã Dế Xu Phình.
Trước đây, gia đình ông Hảng Sáy Rùa ở bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn là hộ nghèo, cuộc sống vô cùng khó khăn. Năm 2018, ông được vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn TDCS của NHCSXH huyện để mua trâu, lợn giống về phát triển chăn nuôi.
Sau nhiều năm nỗ lực phát triển và mở rộng mô hình, đến nay, gia đình ông Rùa đã có 4 con trâu và thường xuyên có từ 10 đến 12 con lợn thịt và nuôi lợn nái để lấy giống tái đàn. Từ mô hình kinh tế này, thu nhập bình quân mỗi năm của ông Rùa đạt khoảng 100 triệu đồng và từ hộ nghèo, gia đình ông đã trở thành hộ khá.
Ông Rùa cho biết: "Từ một con trâu nái và đôi lợn giống, tôi đã phát triển dần lên và hiện tôi đã bán bớt 3 con trâu, hơn chục con lợn thịt, lợn giống. Có thêm đồng vốn, tôi tiếp tục mua thêm trâu giống, lợn giống, gia cầm về nuôi và sửa nhà, mua sắm vật dụng sinh hoạt. Đến nay, gia đình tôi đã trả hết số tiền vay ngân hàng và tôi đang làm thủ tục vay thêm để mở rộng quy mô chăn nuôi”.
Gia đình chị Lò Thị Quyền ở tổ 5, thị trấn Mù Cang Chải cũng được vay 50 triệu đồng vốn TDCS từ năm 2018. Với số tiền được vay, chị đã đầu tư tu sửa nhà ở, mua sắm các vật dụng gia đình để phát triển du lịch cộng đồng. Đến nay, gia đình chị Quyền đã xây dựng được ngôi nhà sàn khang trang, sạch đẹp có đủ chỗ nghỉ ngơi cho khoảng 40 khách.
Ngoài ra, chị còn xây được 4 phòng nghỉ khép kín, trung bình mỗi tháng gia đình chị có từ 15 đến 20 lượt khách tới ăn nghỉ và tham quan; do đó, năm 2021, mặc dù dịch bệnh Covid-19 phức tạp, song doanh thu của gia đình chị vẫn đạt trên 100 triệu đồng; năm 2022 ước đạt khoảng 150 triệu đồng.
Không những vươn lên thoát nghèo, mô hình làm du lịch cộng đồng của chị Quyền còn trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế ở địa phương.
Với mục tiêu đưa được đồng vốn đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH huyện Mù Cang Chải đã triển khai điểm giao dịch đến 14 xã, thị trấn trong huyện; mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn với 183 tổ tại 98 bản, tổ dân phố là cầu nối giữa ngân hàng với người vay, nên 100% số hộ nghèo đủ điều kiện có nhu cầu được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng này. Từ đó, góp phần không nhỏ cho cấp ủy, chính quyền các xã thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ hàng năm, nhất là chỉ tiêu về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.
Các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận vốn TDCS của Nhà nước để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sử dụng đúng mục đích để sinh lời đồng vốn. Tính đến 31/7/2022, thông qua các chương trình TDCS, huyện Mù Cang Chải đã có trên 30.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và ĐTCSK được vay vốn với số tiền gần 344 tỷ đồng.
Tính riêng 7 tháng năm 2022, đã có 1.483 lượt hộ được vay vốn với dư nợ trên 78 tỷ đồng; nguồn vốn TDCS đã góp phần mua được 1.916 con trâu, bò cày kéo kết hợp sinh sản, mua được 73 con dê, 470 con lợn giống, trên 1.200 con gia cầm các loại, khai hoang trên 42 ha ruộng nước, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 64 lao động địa phương, xây dựng 336 công trình nước sạch, 336 công trình vệ sinh...
Ông Bùi Văn Hóa - Giám đốc NHCSXH huyện Mù Cang Chải cho biết: bám sát các văn bản chỉ đạo của trung ương, tỉnh, huyện, thời gian qua, đơn vị phát huy vai trò trách nhiệm trong quản lý nguồn vốn, triển khai các chương trình TDCS đến đúng đối tượng đảm bảo đồng vốn phát huy tốt hiệu quả.
Từ nguồn vốn TDCS, đến nay, toàn huyện đã có 18.050 hộ nghèo, 1.942 hộ cận nghèo và 810 hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; giúp cho 1.408 hộ vay vốn cho học sinh, sinh viên theo học tại các trường cao đẳng, đại học và học nghề; xây dựng được 880 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng được 1.282 căn nhà; trong đó, có 7 căn nhà xã hội, 1.275 nhà cho hộ nghèo.
Hiệu quả đồn vốn chinh sách đã góp phần giúp cho 13.906 hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo, góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người ước tính năm 2022 lên 20,4 triệu đồng, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện cuối năm 2021 xuống còn 23,8% theo tiêu chí cũ, đời sống của nhân dân, đặc biệt là người nghèo ngày càng được cải thiện.
Theo Báo Yên Bái
Với vai trò là “cầu nối” đưa nguồn vốn tín dụng chính sách (TDCS) của Chính phủ đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mù Cang Chải đã bám sát chương trình, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, kịp thời đưa nguồn vốn đến người dân, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.Trước đây, gia đình ông Hảng Sáy Rùa ở bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn là hộ nghèo, cuộc sống vô cùng khó khăn. Năm 2018, ông được vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn TDCS của NHCSXH huyện để mua trâu, lợn giống về phát triển chăn nuôi.
Sau nhiều năm nỗ lực phát triển và mở rộng mô hình, đến nay, gia đình ông Rùa đã có 4 con trâu và thường xuyên có từ 10 đến 12 con lợn thịt và nuôi lợn nái để lấy giống tái đàn. Từ mô hình kinh tế này, thu nhập bình quân mỗi năm của ông Rùa đạt khoảng 100 triệu đồng và từ hộ nghèo, gia đình ông đã trở thành hộ khá.
Ông Rùa cho biết: "Từ một con trâu nái và đôi lợn giống, tôi đã phát triển dần lên và hiện tôi đã bán bớt 3 con trâu, hơn chục con lợn thịt, lợn giống. Có thêm đồng vốn, tôi tiếp tục mua thêm trâu giống, lợn giống, gia cầm về nuôi và sửa nhà, mua sắm vật dụng sinh hoạt. Đến nay, gia đình tôi đã trả hết số tiền vay ngân hàng và tôi đang làm thủ tục vay thêm để mở rộng quy mô chăn nuôi”.
Gia đình chị Lò Thị Quyền ở tổ 5, thị trấn Mù Cang Chải cũng được vay 50 triệu đồng vốn TDCS từ năm 2018. Với số tiền được vay, chị đã đầu tư tu sửa nhà ở, mua sắm các vật dụng gia đình để phát triển du lịch cộng đồng. Đến nay, gia đình chị Quyền đã xây dựng được ngôi nhà sàn khang trang, sạch đẹp có đủ chỗ nghỉ ngơi cho khoảng 40 khách.
Ngoài ra, chị còn xây được 4 phòng nghỉ khép kín, trung bình mỗi tháng gia đình chị có từ 15 đến 20 lượt khách tới ăn nghỉ và tham quan; do đó, năm 2021, mặc dù dịch bệnh Covid-19 phức tạp, song doanh thu của gia đình chị vẫn đạt trên 100 triệu đồng; năm 2022 ước đạt khoảng 150 triệu đồng.
Không những vươn lên thoát nghèo, mô hình làm du lịch cộng đồng của chị Quyền còn trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế ở địa phương.
Với mục tiêu đưa được đồng vốn đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH huyện Mù Cang Chải đã triển khai điểm giao dịch đến 14 xã, thị trấn trong huyện; mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn với 183 tổ tại 98 bản, tổ dân phố là cầu nối giữa ngân hàng với người vay, nên 100% số hộ nghèo đủ điều kiện có nhu cầu được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng này. Từ đó, góp phần không nhỏ cho cấp ủy, chính quyền các xã thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ hàng năm, nhất là chỉ tiêu về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.
Các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận vốn TDCS của Nhà nước để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sử dụng đúng mục đích để sinh lời đồng vốn. Tính đến 31/7/2022, thông qua các chương trình TDCS, huyện Mù Cang Chải đã có trên 30.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và ĐTCSK được vay vốn với số tiền gần 344 tỷ đồng.
Tính riêng 7 tháng năm 2022, đã có 1.483 lượt hộ được vay vốn với dư nợ trên 78 tỷ đồng; nguồn vốn TDCS đã góp phần mua được 1.916 con trâu, bò cày kéo kết hợp sinh sản, mua được 73 con dê, 470 con lợn giống, trên 1.200 con gia cầm các loại, khai hoang trên 42 ha ruộng nước, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 64 lao động địa phương, xây dựng 336 công trình nước sạch, 336 công trình vệ sinh...
Ông Bùi Văn Hóa - Giám đốc NHCSXH huyện Mù Cang Chải cho biết: bám sát các văn bản chỉ đạo của trung ương, tỉnh, huyện, thời gian qua, đơn vị phát huy vai trò trách nhiệm trong quản lý nguồn vốn, triển khai các chương trình TDCS đến đúng đối tượng đảm bảo đồng vốn phát huy tốt hiệu quả.
Từ nguồn vốn TDCS, đến nay, toàn huyện đã có 18.050 hộ nghèo, 1.942 hộ cận nghèo và 810 hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; giúp cho 1.408 hộ vay vốn cho học sinh, sinh viên theo học tại các trường cao đẳng, đại học và học nghề; xây dựng được 880 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng được 1.282 căn nhà; trong đó, có 7 căn nhà xã hội, 1.275 nhà cho hộ nghèo.
Hiệu quả đồn vốn chinh sách đã góp phần giúp cho 13.906 hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo, góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người ước tính năm 2022 lên 20,4 triệu đồng, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện cuối năm 2021 xuống còn 23,8% theo tiêu chí cũ, đời sống của nhân dân, đặc biệt là người nghèo ngày càng được cải thiện.