Sau gần 3 năm thực hiện thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025, huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) đã đạt được những kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục - y tế, giữ vững quốc phòng - an ninh…, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo.
Bí thư huyện ủy Nông Việt Yên (áo xanh đậm) trong chuyến thực tế cơ sở mô hình trồng cây lê đặc sản của hộ gia đình anh Mùa A Tòng, xã Púng Luông.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (02/7/1957 - 02/7/2022) và 65 năm Ngày thành lập huyện Mù Cang Chải (18/10/1957 - 18/10/2022), phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Nông Việt Yên, Bí thư huyện ủy Mù Cang Chải về những nội dung trên.
Phóng viên (PV): Thưa đồng chí Bí thư, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra 23 chỉ tiêu trên tất cả các lĩnh vực để phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục - y tế, giữ vững quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Đồng chí có thể chia sẻ những kết quả của việc thực hiện, hoàn thành các chỉ tiêu mà Đại hội đề ra?
Đồng chí Nông Việt Yên: Để Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mù Cang Chải đã ban hành Chương trình hành động số 01-CTr/HU, ngày 20/7/2020 của Huyện ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong đó xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trên từng lĩnh vực, lộ trình, thời gian thực hiện đảm bảo đồng bộ, thống nhất và tính khả thi cao. Cụ thể hóa đầy đủ các quan điểm, định hướng phát triển và các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu với 03 đột phá, 04 chương trình trọng điểm và 08 nhiệm vụ trọng tâm sát với tình hình thực tế của địa phương. Ban hành 15 nghị quyết chuyên đề, cùng các quy định, quy chế làm việc; 70 kế hoạch, chỉ thị, kết luận, cụ thể hóa Chương trình hành động số 01-CTr/HU của Huyện ủy trên địa bàn huyện và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng như:
Đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, góp phần tăng thu nhập cho người dân; Thực hiện các giải pháp về khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích canh tác và định hướng giải quyết đầu ra sản phẩm cho nông dân; tập trung phát triển kinh tế theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc; phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới và xây dựng bản hạnh phúc. Tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản dự ước đến cuối năm 2022 đạt 568 tỷ đồng, bằng 91,6% mục tiêu Nghị quyết Đại hội.
Huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là giao thông kết nối vùng, liên vùng; hạ tầng đô thị, hạ tầng y tế, giáo dục, hạ tầng xây dựng nông thôn mới; tổng vốn đầu tư phát triển từ năm 2020 - 2022 là 3.169 tỷ đồng, bằng 52,8% mục tiêu Nghị quyết Đại hội.
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư; khuyến khích sáng tạo, khởi nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp. Đến nay toàn huyện có 61 doanh nghiệp, 42 hợp tác xã, 651 tổ hợp tác, 1.073 hộ kinh doanh cá thể, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động, nộp ngân sách nhà nước hằng năm trên 80 tỷ đồng (đây là con số rất khiêm tốn nhưng là sự nỗ lực vượt bậc so với 5 năm trước đây). Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dự ước đến cuối năm 2022 đạt 470 tỷ đồng, bằng 78,3% mục tiêu Nghị quyết Đại hội.
Từ một huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, ngày nay huyện Mù Cang Chải đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ (Ảnh: Hùng Cường)
Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp tăng thu ngân sách, cơ cấu lại các khoản thu, mở rộng cơ sở thu, khai thác các dư địa thu; nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu bền vững; triển khai quyết liệt công tác chống thất thu thuế, chuyển giá, trốn thuế. Năm 2020, thu cân đối ngân sách trên địa bàn đạt 146,5 tỷ đồng; năm 2021 đạt 150,8 tỷ đồng, vượt 6,6% dự toán tỉnh giao, tăng 5,8% so với đầu nhiệm kỳ, đạt 65,6% mục tiêu Nghị quyết Đại hội; dự ước năm 2022 thu đạt 160 tỷ đồng, đạt 70% mục tiêu Nghị quyết Đại hội.
Huyện phối hợp với các ngành của tỉnh tham mưu xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch giai đoạn 2021 - 2025; Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Mù Cang Chải; thực hiện khởi công tuyến đường kết nối Mù Cang Chải với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng dự ước đến cuối năm 2022 đạt 416 tỷ đồng, bằng 69,3% mục tiêu Nghị quyết Đại hội.
Văn hóa - xã hội được quan tâm chăm lo và có nhiều tiến bộ, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 còn 32,08% tương ứng với 3.053 hộ; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2021 - 2025 là 56,79% tương ứng với 7.285 hộ. Năm 2022, dự kiến sẽ giảm tiếp 7,72% tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới). An ninh chính trị, an ninh dân tộc, an ninh tôn giáo, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, không xảy ra "điểm nóng”.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được triển khai đồng bộ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Xây dựng Kế hoạch số 56-KH/HU, ngày 15/11/2021 về tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý giai đoạn 2021 – 2025 và những năm tiếp theo; tổ chức thi sát hạch đối với 56 cán bộ, công chức, kết quả có 40 cán bộ, công chức đạt yêu cầu - Đây được xác định là giải pháp để tạo nguồn cán bộ trước mắt và lâu dài cho huyện. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, kết nạp được 391 đảng viên mới. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, đảm bảo dân chủ, an toàn, tiết kiệm, đúng quy định của pháp luật, với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 100%.
PV: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 là quyết tâm xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - là điểm đến "Bản sắc, An toàn, Thân thiện”; phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo. Vậy xin đồng chí cho biết huyện sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo như thế nào đạt được mục tiêu trên?
Đồng chí Nông Việt Yên: Huyện xác định phát triển du lịch dựa trên nền tảng phát triển nông nghiệp hữu cơ và bản sắc văn hoá dân tộc là giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Do vậy, ngay từ đầu năm 2020, Huyện ủy ban hành Kết luận số 129-KL/HU, ngày 30/3/2020 về định hướng phát triển du lịch huyện Mù Cang Chải đến năm 2025; Nghị quyết chuyên đề số 21-NQ/HU, ngày 28/4/2021 về tăng cường giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình phát triển du lịch "Xanh, Bản sắc, An toàn, Thân thiện” giai đoạn 2021 - 2025; Đề án xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, hằng năm, huyện tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch với quy mô ngày càng mở rộng, đổi mới, độc đáo, tạo điểm nhấn đặc trưng như: Festival dù lượn; Tết Độc lập 02/9; Lễ hội khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Festival Khèn Mông, Hội thi múa Khèn; Lễ hội giã bánh giày; Chợ phiên, Khám phá danh thắng quốc gia ruộng bậc thang bằng máy bay trực thăng… nhằm phát huy giá trị của danh thắng Quốc gia đặc biêt Ruộng bậc thang và bản sắc văn hóa dân tộc, tạo môi trường thuận lợi để người dân làm du lịch, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Xác định mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng với các sản phẩm du lịch chất lượng cao, bản sắc, hấp dẫn, có thương hiệu, gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc nhằm đưa Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch, là điểm đến "Bản sắc, An toàn, Thân thiện”, huyện đã xây dựng và trình tỉnh phê duyệt Đề án Xây dựng huyện Mù Cang Chải thành huyện du lịch giai đoạn 2021 - 2025.
Quy hoạch vùng huyện đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Mù Cang Chải đã xác định quan điểm phát triển du lịch với 4 trọng tâm: Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, "xanh, bản sắc, an toàn, thân thiện”, chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch có tiềm năng, lợi thế để thu hút khách du lịch; Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút mọi nguồn lực cả trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các yếu tố tự nhiên, văn hóa và con người Mù Cang Chải để phục vụ phát triển du lịch.
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, đặt phát triển du lịch nằm trong tổng thể phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp trên địa bàn, là giải pháp căn bản để giảm nghèo bền vững; Phát triển du lịch bền vững, khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên; duy trì bảo tồn sự đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn; thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch.
PV: Xây dựng nông thôn mới cũng được coi là nhiệm vụ trọng tâm của huyện Mù Cang Chải trong những năm qua. Đồng chí có thể chia sẻ một số kết quả nổi bật của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai ở huyện trong những năm qua?
Đồng chí Nông Việt Yên: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được xác định là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, và của cả hệ thống chính trị. Do đó, được triển khai đồng bộ từ khâu tuyên truyền, vận động đến việc tập trung các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hoá, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân, cũng như những đóng góp nội lực từ trong dân. Việc triển khai xây dựng nông thôn mới được gắn với các phong trào thi đua yêu nước như: Hiến đất làm đường giao thông, nhà văn hoá thôn, trường học; các hoạt động hưởng ứng phong trào thi đua "Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”... Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới đã tạo ra bộ mặt mới cho vùng nông thôn huyện vùng cao Mù Cang Chải với một số kết quả nổi bật như:
Cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội từng bước được đầu tư, hoàn thiện, trong 10 năm đã mở mới 390,3km giao thông nông thôn, sửa chữa nâng cấp 217,3km, thực hiện kiên cố 119 công trình thủy lợi; xây mới 356 phòng học, 17 phòng học bộ môn, 135 phòng công vụ, 435 phòng ở bán trú, 40 phòng hiệu bộ hành chính quản trị, 67 công trình phụ trợ khác; đầu tư để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp được 50 công trình nhà văn hóa thôn bản, đến nay có 93/93 bản có nhà văn hóa thôn bản, 9 xã có nhà văn hóa xã. 100% các xã được phủ sóng thông tin di động và dịch vụ internet mạng không dây; các xã đều có điểm phục vụ bưu chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành; có hệ thống loa truyền thanh đến các bản.
Bằng nhiều nguồn vốn như chương trình 167, chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 133/QĐ-TTg, nhà đại đoàn kết... và sự nỗ lực vươn lên của người dân đã làm mới được 845 nhà dột nát, nhà tạm; các nhà này đảm bảo 3 cứng (nền, khung, cột) có giá trị sử dụng trên 20 năm.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 của huyện đạt 26,4 triệu đồng/người/ năm, tăng 16,9 triệu đồng/người/ năm so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 80,4% năm 2011 xuống còn 32,08% năm 2021 (theo tiêu chí cũ). Khu vực kinh tế tư nhân có bước phát triển cả về số lượng, quy mô và chất lượng, từng bước khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế - xã hội; môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện; số doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập mới liên tục tăng cả về số lượng và số vốn đăng ký. Đến nay toàn huyện có 61 doanh nghiệp, 42 hợp tác xã, 651 tổ hợp tác.
Đời sống văn hoá của nhân dân được quan tâm chăm lo; các giá trị bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, "Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, xây dựng làng, thôn, bản văn hoá” được triển khai đồng bộ, chất lượng được nâng lên. Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa đạt 78,7%; tỷ lệ bản đạt chuẩn văn hóa là 84,7%. Công tác quản lý bảo vệ môi trường được quan tâm, từng bước thực hiện các biện pháp phòng ngừa, thu gom xử lý rác thải, chất thải nhựa ra môi trường, nhận thức về bảo vệ môi trường của nhân dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn.
Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội. Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố và tăng cường; công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ cơ sở đạt chuẩn được quan tâm củng cố, kiện toàn để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. Lực lượng vũ trang huyện được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu được nâng lên, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong mọi tình huống.
PV: Từ những kết quả đồng chí nêu, có thể khẳng định, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khải ở huyện Mù Cang Chải đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội địa phương một cách toàn diện.... Để thực hiện hóa quyết tâm đưa Mù Cang Chải sớm cán đích huyện nông thôn mới. Đảng bộ huyện Mù Cang Chải sẽ tập trung vào những nhiệm vụ gì, thưa đồng chí.
Đồng chí Nông Việt Yên: Mù Cang Chải là huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn của cả nước, trình độ dân trí không đồng đều, với trên 90% dân cư đang sống ở nông thôn, do vậy xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, phải được thực hiện đồng bộ đối với tất cả các tiêu chí, với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị. Xây dựng nông thôn mới phải trên tinh thần phát huy nội lực của cộng đồng, ý chí tự chủ, tự lực, tự cường của nhân dân là chính, kết hợp với sự hỗ trợ của nhà nước và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; mọi việc phải được dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát và dân hưởng thụ. Để đạt được kết quả, tiêu chí, mục tiêu đã đề ra, trong thời gian tới Đảng bộ huyện Mù Cang Chải sẽ tập trung vào những nhiệm vụ sau:
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân; tập trung triển khai các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chủ lực trên địa bàn theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đề án phát triển vùng dược liệu và Đề án phát triển cây ăn quả huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2021 - 2025.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, tăng mức độ hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn.
Lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình MTQG để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, giảm nghèo bền vững.
Nâng cao chất lượng các tiêu chí trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, môi trường; duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc của quê hương; củng cố, kiện toàn mạng lưới y tế ở cơ sở gắn với nâng cao hiệu quả công tác y tế dự phòng và các chỉ tiêu, nhiệm vụ về dân số, gia đình và trẻ em; tổ chức tốt phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao trên địa bàn xã.
Tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; tập trung xây dựng hệ thống chính trị xã hội từ xã đến bản vững mạnh toàn diện.
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt 5 khâu: Kết nối, Thị trường; Sản phẩm; Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng và Nguồn nhân lực du lịch để xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch.
Bí thư huyện ủy Mù Cang Chải Nông Việt Yên gặp gỡ, trao đổi với phụ nữ tham gia xây dựng phong trào nông thôn mới
PV: Phát triển đảng viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Vậy thưa đồng chí, với đặc thù là một huyện vùng cao, đa số dân số là người dân tộc thiểu số, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mù Cang Chải có giải pháp, sáng tạo, cách làm mới để tiếp tục thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên?
Đồng chí Nông Việt Yên: Công tác phát triển đảng viên là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Đó là nhiệm vụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng và lớn lao không chỉ quyết định sự phát triển của Đảng ta, kịp thời bổ sung về số lượng mà hơn thế nữa là để chuẩn bị những lớp cán bộ trẻ kế cận cho hiện tại và tương lai.
Thực tiễn hiện nay cho thấy, việc phát triển đảng trong đoàn viên thanh niên ở huyện vùng cao, đa số là người dân tộc thiểu số như huyện Mù Cang Chải là một vấn đề hết sức nan giải, khó khăn. Bởi vì, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đến tuổi trưởng thành, hầu hết số thanh niên đều muốn đi làm ăn xa; một bộ phận không muốn tham gia các hoạt động đoàn thể chính trị mà chú tâm vào phát triển kinh tế; số còn lại, có những trường hợp chưa học hết trung học cơ sở, kết hôn sớm (tảo hôn), có lối sống thực dụng, nhận thức chính trị còn hạn chế. Mặt khác, một số cấp ủy và tổ chức đảng chưa thực sự quan tâm đến công tác đoàn và phong trào thanh niên, chưa có những giải pháp đột phá nhằm thu hút thanh niên an tâm lập nghiệp tại quê hương. Nhận thức điều đó, Đảng bộ huyện luôn chú trọng, quan tâm tới công tác tạo nguồn, bồi dưỡng, phát triển đảng viên mới.
Thực hiện mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về công tác phát triển đảng, mục tiêu phấn mỗi năm kết nạp 110 đảng viên trở lên, sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết, nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ đến thời điểm hiện tại đã kết nạp được 391 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ huyện lên 3.087 đồng chí, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.
Để tiếp tục làm tốt công tác phát triển đảng viên trong thời gian tới, Đảng bộ huyện xác định một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:
Một là, chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể; làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ, đồng thời tổ chức các phong trào thi đua gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để phát hiện các quần chúng ưu tú, xem xét, bồi dưỡng, kết nạp Đảng.
Hai là, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc trong việc thực hiện công tác phát triển đảng viên. Chỉ đạo các chi, đảng bộ xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị mình; quán triệt rõ mục đích, yêu cầu; hướng dẫn sát sao về quy trình thẩm tra lý lịch, thủ tục kết nạp.
Ba là, đẩy mạnh phát triển đảng viên trong các đơn vị kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp trên địa bàn theo tinh thần Chỉ thị 33-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường xây dựng Đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân và Đề án số 04-ĐA/TU, ngày 21/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Xây dựng, củng cố tổ chức đảng, phát triển đảng viên trong doanh nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 – 2 2020”. Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 94-KH/HU, ngày 15/7/2022 về Phát triển đảng viên trong lực lượng vũ trang và công dân trong độ tuổi nhập ngũ vào Quân đội Nhân dân và tham gia nghĩa vụ, Công an Nhân dân giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo.
Bốn là, chỉ đạo các cấp ủy cơ sở phối hợp với Trung tâm chính trị huyện hằng năm mở các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho các quần chúng ưu tú tại các xã, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các quần chúng ưu tú tham gia học tập.
Năm là, chỉ đạo các Ban xây dựng đảng, các tổ chức đoàn thể nhân dân, các cấp ủy viên được phân công phụ trách xã trong việc kiểm tra, giám sát đôn đốc việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đảng viên.
Sáu là, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 135-KH/TU, ngày 09/5/2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị 28-CT/TW ngày 21/01/2019 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.
(Theo dangcongsan.vn)
Sau gần 3 năm thực hiện thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025, huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) đã đạt được những kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục - y tế, giữ vững quốc phòng - an ninh…, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo.Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (02/7/1957 - 02/7/2022) và 65 năm Ngày thành lập huyện Mù Cang Chải (18/10/1957 - 18/10/2022), phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Nông Việt Yên, Bí thư huyện ủy Mù Cang Chải về những nội dung trên.
Phóng viên (PV): Thưa đồng chí Bí thư, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra 23 chỉ tiêu trên tất cả các lĩnh vực để phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục - y tế, giữ vững quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Đồng chí có thể chia sẻ những kết quả của việc thực hiện, hoàn thành các chỉ tiêu mà Đại hội đề ra?
Đồng chí Nông Việt Yên: Để Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mù Cang Chải đã ban hành Chương trình hành động số 01-CTr/HU, ngày 20/7/2020 của Huyện ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong đó xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trên từng lĩnh vực, lộ trình, thời gian thực hiện đảm bảo đồng bộ, thống nhất và tính khả thi cao. Cụ thể hóa đầy đủ các quan điểm, định hướng phát triển và các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu với 03 đột phá, 04 chương trình trọng điểm và 08 nhiệm vụ trọng tâm sát với tình hình thực tế của địa phương. Ban hành 15 nghị quyết chuyên đề, cùng các quy định, quy chế làm việc; 70 kế hoạch, chỉ thị, kết luận, cụ thể hóa Chương trình hành động số 01-CTr/HU của Huyện ủy trên địa bàn huyện và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng như:
Đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, góp phần tăng thu nhập cho người dân; Thực hiện các giải pháp về khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích canh tác và định hướng giải quyết đầu ra sản phẩm cho nông dân; tập trung phát triển kinh tế theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc; phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới và xây dựng bản hạnh phúc. Tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản dự ước đến cuối năm 2022 đạt 568 tỷ đồng, bằng 91,6% mục tiêu Nghị quyết Đại hội.
Huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là giao thông kết nối vùng, liên vùng; hạ tầng đô thị, hạ tầng y tế, giáo dục, hạ tầng xây dựng nông thôn mới; tổng vốn đầu tư phát triển từ năm 2020 - 2022 là 3.169 tỷ đồng, bằng 52,8% mục tiêu Nghị quyết Đại hội.
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư; khuyến khích sáng tạo, khởi nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp. Đến nay toàn huyện có 61 doanh nghiệp, 42 hợp tác xã, 651 tổ hợp tác, 1.073 hộ kinh doanh cá thể, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động, nộp ngân sách nhà nước hằng năm trên 80 tỷ đồng (đây là con số rất khiêm tốn nhưng là sự nỗ lực vượt bậc so với 5 năm trước đây). Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dự ước đến cuối năm 2022 đạt 470 tỷ đồng, bằng 78,3% mục tiêu Nghị quyết Đại hội.
Từ một huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, ngày nay huyện Mù Cang Chải đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ (Ảnh: Hùng Cường)
Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp tăng thu ngân sách, cơ cấu lại các khoản thu, mở rộng cơ sở thu, khai thác các dư địa thu; nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu bền vững; triển khai quyết liệt công tác chống thất thu thuế, chuyển giá, trốn thuế. Năm 2020, thu cân đối ngân sách trên địa bàn đạt 146,5 tỷ đồng; năm 2021 đạt 150,8 tỷ đồng, vượt 6,6% dự toán tỉnh giao, tăng 5,8% so với đầu nhiệm kỳ, đạt 65,6% mục tiêu Nghị quyết Đại hội; dự ước năm 2022 thu đạt 160 tỷ đồng, đạt 70% mục tiêu Nghị quyết Đại hội.
Huyện phối hợp với các ngành của tỉnh tham mưu xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch giai đoạn 2021 - 2025; Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Mù Cang Chải; thực hiện khởi công tuyến đường kết nối Mù Cang Chải với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng dự ước đến cuối năm 2022 đạt 416 tỷ đồng, bằng 69,3% mục tiêu Nghị quyết Đại hội.
Văn hóa - xã hội được quan tâm chăm lo và có nhiều tiến bộ, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 còn 32,08% tương ứng với 3.053 hộ; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2021 - 2025 là 56,79% tương ứng với 7.285 hộ. Năm 2022, dự kiến sẽ giảm tiếp 7,72% tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới). An ninh chính trị, an ninh dân tộc, an ninh tôn giáo, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, không xảy ra "điểm nóng”.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được triển khai đồng bộ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Xây dựng Kế hoạch số 56-KH/HU, ngày 15/11/2021 về tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý giai đoạn 2021 – 2025 và những năm tiếp theo; tổ chức thi sát hạch đối với 56 cán bộ, công chức, kết quả có 40 cán bộ, công chức đạt yêu cầu - Đây được xác định là giải pháp để tạo nguồn cán bộ trước mắt và lâu dài cho huyện. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, kết nạp được 391 đảng viên mới. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, đảm bảo dân chủ, an toàn, tiết kiệm, đúng quy định của pháp luật, với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 100%.
PV: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 là quyết tâm xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - là điểm đến "Bản sắc, An toàn, Thân thiện”; phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo. Vậy xin đồng chí cho biết huyện sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo như thế nào đạt được mục tiêu trên?
Đồng chí Nông Việt Yên: Huyện xác định phát triển du lịch dựa trên nền tảng phát triển nông nghiệp hữu cơ và bản sắc văn hoá dân tộc là giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Do vậy, ngay từ đầu năm 2020, Huyện ủy ban hành Kết luận số 129-KL/HU, ngày 30/3/2020 về định hướng phát triển du lịch huyện Mù Cang Chải đến năm 2025; Nghị quyết chuyên đề số 21-NQ/HU, ngày 28/4/2021 về tăng cường giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình phát triển du lịch "Xanh, Bản sắc, An toàn, Thân thiện” giai đoạn 2021 - 2025; Đề án xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, hằng năm, huyện tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch với quy mô ngày càng mở rộng, đổi mới, độc đáo, tạo điểm nhấn đặc trưng như: Festival dù lượn; Tết Độc lập 02/9; Lễ hội khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Festival Khèn Mông, Hội thi múa Khèn; Lễ hội giã bánh giày; Chợ phiên, Khám phá danh thắng quốc gia ruộng bậc thang bằng máy bay trực thăng… nhằm phát huy giá trị của danh thắng Quốc gia đặc biêt Ruộng bậc thang và bản sắc văn hóa dân tộc, tạo môi trường thuận lợi để người dân làm du lịch, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Xác định mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng với các sản phẩm du lịch chất lượng cao, bản sắc, hấp dẫn, có thương hiệu, gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc nhằm đưa Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch, là điểm đến "Bản sắc, An toàn, Thân thiện”, huyện đã xây dựng và trình tỉnh phê duyệt Đề án Xây dựng huyện Mù Cang Chải thành huyện du lịch giai đoạn 2021 - 2025.
Quy hoạch vùng huyện đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Mù Cang Chải đã xác định quan điểm phát triển du lịch với 4 trọng tâm: Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, "xanh, bản sắc, an toàn, thân thiện”, chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch có tiềm năng, lợi thế để thu hút khách du lịch; Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút mọi nguồn lực cả trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các yếu tố tự nhiên, văn hóa và con người Mù Cang Chải để phục vụ phát triển du lịch.
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, đặt phát triển du lịch nằm trong tổng thể phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp trên địa bàn, là giải pháp căn bản để giảm nghèo bền vững; Phát triển du lịch bền vững, khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên; duy trì bảo tồn sự đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn; thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch.
PV: Xây dựng nông thôn mới cũng được coi là nhiệm vụ trọng tâm của huyện Mù Cang Chải trong những năm qua. Đồng chí có thể chia sẻ một số kết quả nổi bật của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai ở huyện trong những năm qua?
Đồng chí Nông Việt Yên: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được xác định là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, và của cả hệ thống chính trị. Do đó, được triển khai đồng bộ từ khâu tuyên truyền, vận động đến việc tập trung các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hoá, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân, cũng như những đóng góp nội lực từ trong dân. Việc triển khai xây dựng nông thôn mới được gắn với các phong trào thi đua yêu nước như: Hiến đất làm đường giao thông, nhà văn hoá thôn, trường học; các hoạt động hưởng ứng phong trào thi đua "Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”... Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới đã tạo ra bộ mặt mới cho vùng nông thôn huyện vùng cao Mù Cang Chải với một số kết quả nổi bật như:
Cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội từng bước được đầu tư, hoàn thiện, trong 10 năm đã mở mới 390,3km giao thông nông thôn, sửa chữa nâng cấp 217,3km, thực hiện kiên cố 119 công trình thủy lợi; xây mới 356 phòng học, 17 phòng học bộ môn, 135 phòng công vụ, 435 phòng ở bán trú, 40 phòng hiệu bộ hành chính quản trị, 67 công trình phụ trợ khác; đầu tư để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp được 50 công trình nhà văn hóa thôn bản, đến nay có 93/93 bản có nhà văn hóa thôn bản, 9 xã có nhà văn hóa xã. 100% các xã được phủ sóng thông tin di động và dịch vụ internet mạng không dây; các xã đều có điểm phục vụ bưu chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành; có hệ thống loa truyền thanh đến các bản.
Bằng nhiều nguồn vốn như chương trình 167, chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 133/QĐ-TTg, nhà đại đoàn kết... và sự nỗ lực vươn lên của người dân đã làm mới được 845 nhà dột nát, nhà tạm; các nhà này đảm bảo 3 cứng (nền, khung, cột) có giá trị sử dụng trên 20 năm.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 của huyện đạt 26,4 triệu đồng/người/ năm, tăng 16,9 triệu đồng/người/ năm so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 80,4% năm 2011 xuống còn 32,08% năm 2021 (theo tiêu chí cũ). Khu vực kinh tế tư nhân có bước phát triển cả về số lượng, quy mô và chất lượng, từng bước khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế - xã hội; môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện; số doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập mới liên tục tăng cả về số lượng và số vốn đăng ký. Đến nay toàn huyện có 61 doanh nghiệp, 42 hợp tác xã, 651 tổ hợp tác.
Đời sống văn hoá của nhân dân được quan tâm chăm lo; các giá trị bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, "Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, xây dựng làng, thôn, bản văn hoá” được triển khai đồng bộ, chất lượng được nâng lên. Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa đạt 78,7%; tỷ lệ bản đạt chuẩn văn hóa là 84,7%. Công tác quản lý bảo vệ môi trường được quan tâm, từng bước thực hiện các biện pháp phòng ngừa, thu gom xử lý rác thải, chất thải nhựa ra môi trường, nhận thức về bảo vệ môi trường của nhân dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn.
Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội. Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố và tăng cường; công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ cơ sở đạt chuẩn được quan tâm củng cố, kiện toàn để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. Lực lượng vũ trang huyện được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu được nâng lên, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong mọi tình huống.
PV: Từ những kết quả đồng chí nêu, có thể khẳng định, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khải ở huyện Mù Cang Chải đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội địa phương một cách toàn diện.... Để thực hiện hóa quyết tâm đưa Mù Cang Chải sớm cán đích huyện nông thôn mới. Đảng bộ huyện Mù Cang Chải sẽ tập trung vào những nhiệm vụ gì, thưa đồng chí.
Đồng chí Nông Việt Yên: Mù Cang Chải là huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn của cả nước, trình độ dân trí không đồng đều, với trên 90% dân cư đang sống ở nông thôn, do vậy xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, phải được thực hiện đồng bộ đối với tất cả các tiêu chí, với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị. Xây dựng nông thôn mới phải trên tinh thần phát huy nội lực của cộng đồng, ý chí tự chủ, tự lực, tự cường của nhân dân là chính, kết hợp với sự hỗ trợ của nhà nước và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; mọi việc phải được dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát và dân hưởng thụ. Để đạt được kết quả, tiêu chí, mục tiêu đã đề ra, trong thời gian tới Đảng bộ huyện Mù Cang Chải sẽ tập trung vào những nhiệm vụ sau:
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân; tập trung triển khai các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chủ lực trên địa bàn theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đề án phát triển vùng dược liệu và Đề án phát triển cây ăn quả huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2021 - 2025.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, tăng mức độ hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn.
Lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình MTQG để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, giảm nghèo bền vững.
Nâng cao chất lượng các tiêu chí trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, môi trường; duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc của quê hương; củng cố, kiện toàn mạng lưới y tế ở cơ sở gắn với nâng cao hiệu quả công tác y tế dự phòng và các chỉ tiêu, nhiệm vụ về dân số, gia đình và trẻ em; tổ chức tốt phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao trên địa bàn xã.
Tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; tập trung xây dựng hệ thống chính trị xã hội từ xã đến bản vững mạnh toàn diện.
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt 5 khâu: Kết nối, Thị trường; Sản phẩm; Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng và Nguồn nhân lực du lịch để xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch.
Bí thư huyện ủy Mù Cang Chải Nông Việt Yên gặp gỡ, trao đổi với phụ nữ tham gia xây dựng phong trào nông thôn mới
PV: Phát triển đảng viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Vậy thưa đồng chí, với đặc thù là một huyện vùng cao, đa số dân số là người dân tộc thiểu số, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mù Cang Chải có giải pháp, sáng tạo, cách làm mới để tiếp tục thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên?
Đồng chí Nông Việt Yên: Công tác phát triển đảng viên là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Đó là nhiệm vụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng và lớn lao không chỉ quyết định sự phát triển của Đảng ta, kịp thời bổ sung về số lượng mà hơn thế nữa là để chuẩn bị những lớp cán bộ trẻ kế cận cho hiện tại và tương lai.
Thực tiễn hiện nay cho thấy, việc phát triển đảng trong đoàn viên thanh niên ở huyện vùng cao, đa số là người dân tộc thiểu số như huyện Mù Cang Chải là một vấn đề hết sức nan giải, khó khăn. Bởi vì, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đến tuổi trưởng thành, hầu hết số thanh niên đều muốn đi làm ăn xa; một bộ phận không muốn tham gia các hoạt động đoàn thể chính trị mà chú tâm vào phát triển kinh tế; số còn lại, có những trường hợp chưa học hết trung học cơ sở, kết hôn sớm (tảo hôn), có lối sống thực dụng, nhận thức chính trị còn hạn chế. Mặt khác, một số cấp ủy và tổ chức đảng chưa thực sự quan tâm đến công tác đoàn và phong trào thanh niên, chưa có những giải pháp đột phá nhằm thu hút thanh niên an tâm lập nghiệp tại quê hương. Nhận thức điều đó, Đảng bộ huyện luôn chú trọng, quan tâm tới công tác tạo nguồn, bồi dưỡng, phát triển đảng viên mới.
Thực hiện mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về công tác phát triển đảng, mục tiêu phấn mỗi năm kết nạp 110 đảng viên trở lên, sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết, nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ đến thời điểm hiện tại đã kết nạp được 391 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ huyện lên 3.087 đồng chí, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.
Để tiếp tục làm tốt công tác phát triển đảng viên trong thời gian tới, Đảng bộ huyện xác định một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:
Một là, chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể; làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ, đồng thời tổ chức các phong trào thi đua gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để phát hiện các quần chúng ưu tú, xem xét, bồi dưỡng, kết nạp Đảng.
Hai là, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc trong việc thực hiện công tác phát triển đảng viên. Chỉ đạo các chi, đảng bộ xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị mình; quán triệt rõ mục đích, yêu cầu; hướng dẫn sát sao về quy trình thẩm tra lý lịch, thủ tục kết nạp.
Ba là, đẩy mạnh phát triển đảng viên trong các đơn vị kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp trên địa bàn theo tinh thần Chỉ thị 33-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường xây dựng Đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân và Đề án số 04-ĐA/TU, ngày 21/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Xây dựng, củng cố tổ chức đảng, phát triển đảng viên trong doanh nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 – 2 2020”. Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 94-KH/HU, ngày 15/7/2022 về Phát triển đảng viên trong lực lượng vũ trang và công dân trong độ tuổi nhập ngũ vào Quân đội Nhân dân và tham gia nghĩa vụ, Công an Nhân dân giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo.
Bốn là, chỉ đạo các cấp ủy cơ sở phối hợp với Trung tâm chính trị huyện hằng năm mở các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho các quần chúng ưu tú tại các xã, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các quần chúng ưu tú tham gia học tập.
Năm là, chỉ đạo các Ban xây dựng đảng, các tổ chức đoàn thể nhân dân, các cấp ủy viên được phân công phụ trách xã trong việc kiểm tra, giám sát đôn đốc việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đảng viên.
Sáu là, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 135-KH/TU, ngày 09/5/2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị 28-CT/TW ngày 21/01/2019 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.
(Theo dangcongsan.vn)