Với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 59,14% trong năm 2013, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã có chủ trương chuyển đổi các diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng ngô nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, tăng thu nhập trên 1 đơn vị canh tác và giúp cho người dân dần thay đổi tập quán sản xuất.
Đồng bào Khơ Mú chăm sóc ngô.
Là xã vùng cao, Nghĩa Sơn là xã vùng cao có diện tích tự nhiên trên 939ha với gần 200ha đất nông nghiệp, trong đó có trên 40ha lúa nước, sản lượng cả năm đạt 480 tấn; 60ha trồng sắn, sản lượng ước đạt trên 200 tấn/năm. Toàn xã có trên 350 hộ, 73% dân số là đồng bào Khơ Mú. Cuộc sống của bà con nơi đây chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao, chiếm hơn 71%.
Để hoàn thành mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm 12%, Đảng ủy xã đã ra Nghị quyết về chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ngô. Địa phương đã huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, nòng cốt là các chi bộ thôn bản, các ngành, đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi 100% diện tích trồng sắn sang trồng ngô; chỉ đạo các chi bộ thôn bản xây dựng nghị quyết chuyên đề để triển khai thực hiện, phát huy vai trò tiền phong của đảng viên, gương mẫu vận động gia đình và nhân dân trong thôn cùng nhau thực hiện.
Đồng chí Lò Văn Ngân - đảng viên Chi bộ thôn Noong Khoang 2 cho biết: Trước đây, bà con trong thôn chủ yếu trồng cây sắn, ban đầu có thu hoạch cao nhưng mấy năm gần đây, cây sắn cho năng suất thấp, không đảm bảo đời sống. Thực hiện chủ trương của Đảng ủy xã về chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất canh tác, các đảng viên trong thôn đã gương mẫu thực hiện đồng thời tích cực vận động nhân dân trồng cây ngô thay thế vào diện tích sắn và cây trồng kém hiệu quả”.
Những năm trước đây, ngoài việc trồng cây lúa nước, gia đình bà Vì Thị Quế ở thôn Nậm Tộc 2 còn trồng trên 1ha cây sắn nhưng mỗi năm cũng chỉ trồng được 1 vụ, sau khi thu hoạch bán cho tư thương cũng còn được vài triệu đồng. Sau hai vụ trồng ngô thay vào diện tích trồng sắn và các loại cây trồng kém hiệu quả khác, vụ vừa qua, gia đình bà thu về trên 15 triệu đồng/năm.
Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh thâm canh theo hướng bền vững, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng nên ngoài những loài cây chủ lực như lúa, nông dân Nghĩa Sơn tích cực chuyển đổi các diện tích trồng sắn kém hiệu quả sang trồng ngô, đẩy mạnh xen canh gối vụ...
Đến nay, toàn xã đã có 43/60ha sắn được trồng thay thế bằng các giống ngô như C 919, LNV 25... ở một số thôn như Nậm Tộc 2, Bản Lọng, Noong Khoang 2, Bản Bẻ... Từ khi cây ngô lai được trồng thay thế những diện tích sắn lâu năm hiệu quả kinh tế thấp, bà con dân tộc thiểu số trong xã đã từng bước học hỏi và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khai thác triệt để tiềm năng đất đồi.
Đồng chí Mè Văn Lún - Bí thư Đảng bộ xã Nghĩa Sơn cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo các chi bộ, các ngành, đoàn thể của xã xây dựng kế hoạch cụ thể và tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho nhân dân. Hiện nay, bà con trong xã đều đồng lòng thực hiện chủ trương này”.
Chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi các diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ngô đem lại hiệu quả kinh tế cao đã giúp cho người dân Nghĩa Sơn dần thay đổi tập quán canh tác sản xuất, nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng, góp phần quan trọng đưa xã vùng cao này phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
(Theo Báo Yên Bái)
Với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 59,14% trong năm 2013, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã có chủ trương chuyển đổi các diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng ngô nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, tăng thu nhập trên 1 đơn vị canh tác và giúp cho người dân dần thay đổi tập quán sản xuất.
Là xã vùng cao, Nghĩa Sơn là xã vùng cao có diện tích tự nhiên trên 939ha với gần 200ha đất nông nghiệp, trong đó có trên 40ha lúa nước, sản lượng cả năm đạt 480 tấn; 60ha trồng sắn, sản lượng ước đạt trên 200 tấn/năm. Toàn xã có trên 350 hộ, 73% dân số là đồng bào Khơ Mú. Cuộc sống của bà con nơi đây chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao, chiếm hơn 71%.
Để hoàn thành mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm 12%, Đảng ủy xã đã ra Nghị quyết về chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ngô. Địa phương đã huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, nòng cốt là các chi bộ thôn bản, các ngành, đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi 100% diện tích trồng sắn sang trồng ngô; chỉ đạo các chi bộ thôn bản xây dựng nghị quyết chuyên đề để triển khai thực hiện, phát huy vai trò tiền phong của đảng viên, gương mẫu vận động gia đình và nhân dân trong thôn cùng nhau thực hiện.
Đồng chí Lò Văn Ngân - đảng viên Chi bộ thôn Noong Khoang 2 cho biết: Trước đây, bà con trong thôn chủ yếu trồng cây sắn, ban đầu có thu hoạch cao nhưng mấy năm gần đây, cây sắn cho năng suất thấp, không đảm bảo đời sống. Thực hiện chủ trương của Đảng ủy xã về chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất canh tác, các đảng viên trong thôn đã gương mẫu thực hiện đồng thời tích cực vận động nhân dân trồng cây ngô thay thế vào diện tích sắn và cây trồng kém hiệu quả”.
Những năm trước đây, ngoài việc trồng cây lúa nước, gia đình bà Vì Thị Quế ở thôn Nậm Tộc 2 còn trồng trên 1ha cây sắn nhưng mỗi năm cũng chỉ trồng được 1 vụ, sau khi thu hoạch bán cho tư thương cũng còn được vài triệu đồng. Sau hai vụ trồng ngô thay vào diện tích trồng sắn và các loại cây trồng kém hiệu quả khác, vụ vừa qua, gia đình bà thu về trên 15 triệu đồng/năm.
Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh thâm canh theo hướng bền vững, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng nên ngoài những loài cây chủ lực như lúa, nông dân Nghĩa Sơn tích cực chuyển đổi các diện tích trồng sắn kém hiệu quả sang trồng ngô, đẩy mạnh xen canh gối vụ...
Đến nay, toàn xã đã có 43/60ha sắn được trồng thay thế bằng các giống ngô như C 919, LNV 25... ở một số thôn như Nậm Tộc 2, Bản Lọng, Noong Khoang 2, Bản Bẻ... Từ khi cây ngô lai được trồng thay thế những diện tích sắn lâu năm hiệu quả kinh tế thấp, bà con dân tộc thiểu số trong xã đã từng bước học hỏi và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khai thác triệt để tiềm năng đất đồi.
Đồng chí Mè Văn Lún - Bí thư Đảng bộ xã Nghĩa Sơn cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo các chi bộ, các ngành, đoàn thể của xã xây dựng kế hoạch cụ thể và tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho nhân dân. Hiện nay, bà con trong xã đều đồng lòng thực hiện chủ trương này”.
Chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi các diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ngô đem lại hiệu quả kinh tế cao đã giúp cho người dân Nghĩa Sơn dần thay đổi tập quán canh tác sản xuất, nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng, góp phần quan trọng đưa xã vùng cao này phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.