Hoạt động của Hội Nông dân Lục Yên đã có sự chuyển biến về nhiều mặt, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, giúp hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Mô hình chăn nuôi gà trống thiến của ông Tống Văn Anh ở xã Mai Sơn.
Hội Nông dân huyện Lục Yên hiện có trên 19 nghìn hội viên. Để giúp hội viên, nông dân phát triển kinh tế - xã hội, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề… từng bước thay đổi nhận thức, tư duy của cán bộ, hội viên nông dân trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương và xu hướng sản xuất hàng hóa.
Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tiếp tục được các cấp hội, hội viên quan tâm, trở thành phong trào nòng cốt, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, xây dựng nông thôn mới, hình thành nhiều mô hình kinh tế trang trại, vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất an toàn.
Đến nay, Hội Nông dân huyện xây dựng trên 30 mô hình kinh tế có hiệu quả trên lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhiều mô hình, dự án đem lại hiệu quả cao như: nuôi trâu sinh sản ở xã Tân Lĩnh; nuôi cá bỗng thương phẩm, xây dựng sản phẩm OCOP cốm nếp xã Khánh Thiện; phát triển kinh tế từ trồng trọt, chăn nuôi của nhóm hộ nông dân gồm 144 hộ, gồm: nhóm 20 hộ tại xã Khánh Thiện, Yên Thắng được vay vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân với số tiền 1 tỷ đồng; nhóm 49 hộ tại các xã Minh Tiến, Minh Xuân, Động Quan, Liễu Đô, Vĩnh Lạc, Tân Lĩnh được vay vốn 2,45 tỷ đồng; nhóm 75 hộ thực hiện 20 dự án từ nguồn ngân sách huyện, qua các dự án đã tạo việc làm cho trên 300 việc làm có thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng.
Hội cũng xây dựng 3 mô hình "Thâm canh cam theo GAP nhằm thúc đẩy hợp tác xã sản xuất theo chuỗi giá trị” tại xã Khánh Hòa. Đáng chú ý có nhiều mô hình chăn nuôi giống đặc sản địa phương như gà trống thiến, vịt bầu, cá bỗng của nông dân phát huy hiệu quả. Điển hình như mô hình nuôi gà trống thiến của hộ nông dân Tống Văn Anh ở thôn Sơn Thượng, xã Mai Sơn.
Từ niềm đam mê chăn nuôi, nhận thấy việc nuôi gà trống thiến bán tết được nhiều người ưa chuộng, ông Tống Văn Anh đã tìm tòi, nghiên cứu ra nhiều bí quyết chăn nuôi đem lại hiệu quả vượt trội cho trang trại gà của gia đình. Hiện nay, vào mỗi dịp tết Nguyên đán, trang trại của ông Tống Văn Anh bán ra thị trường khoảng 2.000 con gà trống thiến.
Năm 2020, huyện Lục Yên đã xây dựng thương hiệu gà thịt đạt tiêu chuẩn OCOP gồm 2 loại: gà ri, gà trống thiến, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 4 vạn con thịt thương phẩm trong đó gà thiến khoảng 5.000 con. Đây là sản phẩm nổi tiếng của Lục Yên bán đắt nhất vào dịp tết Nguyên đán.
Bên cạnh việc hỗ trợ tốt nguồn vốn vay giúp nông dân phát triển kinh tế, nhiệm kỳ qua, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức trên 2.250 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông lâm sản cho trên 60.000 lượt hội viên, nông dân. Trình độ của nông dân ngày càng được nâng lên thông qua các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Một bộ phận nông dân nhanh chóng tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh; chủ động hợp tác, liên kết sản xuất, xây dựng mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian tới, Hội Nông dân huyện Lục Yên tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; tạo điều kiện cho hội viên được học nghề, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trường.
Theo Báo Yên Bái
Hoạt động của Hội Nông dân Lục Yên đã có sự chuyển biến về nhiều mặt, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, giúp hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.Hội Nông dân huyện Lục Yên hiện có trên 19 nghìn hội viên. Để giúp hội viên, nông dân phát triển kinh tế - xã hội, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề… từng bước thay đổi nhận thức, tư duy của cán bộ, hội viên nông dân trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương và xu hướng sản xuất hàng hóa.
Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tiếp tục được các cấp hội, hội viên quan tâm, trở thành phong trào nòng cốt, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, xây dựng nông thôn mới, hình thành nhiều mô hình kinh tế trang trại, vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất an toàn.
Đến nay, Hội Nông dân huyện xây dựng trên 30 mô hình kinh tế có hiệu quả trên lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhiều mô hình, dự án đem lại hiệu quả cao như: nuôi trâu sinh sản ở xã Tân Lĩnh; nuôi cá bỗng thương phẩm, xây dựng sản phẩm OCOP cốm nếp xã Khánh Thiện; phát triển kinh tế từ trồng trọt, chăn nuôi của nhóm hộ nông dân gồm 144 hộ, gồm: nhóm 20 hộ tại xã Khánh Thiện, Yên Thắng được vay vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân với số tiền 1 tỷ đồng; nhóm 49 hộ tại các xã Minh Tiến, Minh Xuân, Động Quan, Liễu Đô, Vĩnh Lạc, Tân Lĩnh được vay vốn 2,45 tỷ đồng; nhóm 75 hộ thực hiện 20 dự án từ nguồn ngân sách huyện, qua các dự án đã tạo việc làm cho trên 300 việc làm có thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng.
Hội cũng xây dựng 3 mô hình "Thâm canh cam theo GAP nhằm thúc đẩy hợp tác xã sản xuất theo chuỗi giá trị” tại xã Khánh Hòa. Đáng chú ý có nhiều mô hình chăn nuôi giống đặc sản địa phương như gà trống thiến, vịt bầu, cá bỗng của nông dân phát huy hiệu quả. Điển hình như mô hình nuôi gà trống thiến của hộ nông dân Tống Văn Anh ở thôn Sơn Thượng, xã Mai Sơn.
Từ niềm đam mê chăn nuôi, nhận thấy việc nuôi gà trống thiến bán tết được nhiều người ưa chuộng, ông Tống Văn Anh đã tìm tòi, nghiên cứu ra nhiều bí quyết chăn nuôi đem lại hiệu quả vượt trội cho trang trại gà của gia đình. Hiện nay, vào mỗi dịp tết Nguyên đán, trang trại của ông Tống Văn Anh bán ra thị trường khoảng 2.000 con gà trống thiến.
Năm 2020, huyện Lục Yên đã xây dựng thương hiệu gà thịt đạt tiêu chuẩn OCOP gồm 2 loại: gà ri, gà trống thiến, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 4 vạn con thịt thương phẩm trong đó gà thiến khoảng 5.000 con. Đây là sản phẩm nổi tiếng của Lục Yên bán đắt nhất vào dịp tết Nguyên đán.
Bên cạnh việc hỗ trợ tốt nguồn vốn vay giúp nông dân phát triển kinh tế, nhiệm kỳ qua, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức trên 2.250 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông lâm sản cho trên 60.000 lượt hội viên, nông dân. Trình độ của nông dân ngày càng được nâng lên thông qua các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Một bộ phận nông dân nhanh chóng tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh; chủ động hợp tác, liên kết sản xuất, xây dựng mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian tới, Hội Nông dân huyện Lục Yên tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; tạo điều kiện cho hội viên được học nghề, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trường.