Xác định việc hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) vay vốn phát triến sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hội, những năm qua, với nhiều nỗ lực và trách nhiệm cao trong công việc, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã thực hiện tốt công tác ủy thác, qua đó đã tạo điều kiện cho nhiều gia đình HVND có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Mô hình chè Shan tuyết cho thu nhập cao của hội viên nông dân xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn.
Đến thăm gia đình ông Hoàng Đình Lâm - hội viên Chi hội Nông dân bản Xa, xã Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa Lộ), chúng tôi được biết, trước kia gia đình ông là một trong những hộ khó khăn của bản, song từ khi được Hội Nông dân cho vay vốn phát triển sản xuất, ông đã đầu tư xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi lợn và mở dịch vụ xay xát. Hiện mỗi năm, trung bình gia đình ông xuất từ 3- 4 lứa lợn thịt, mỗi lứa khoảng hai ba chục con, trừ các khoản chi phí còn thu về 70- 80 triệu đồng/năm.
Tương tự gia đình ông Lâm, những năm qua, hàng nghìn gia đình HVND là hộ nghèo, gia đình dân tộc thiểu số, thương nhân vùng khó khăn… cũng đã được hội nông dân các cấp hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, làm nhà ở, nuôi con ăn học và xây dựng công trình nước sạch vệ sinh môi trường.
Thông qua việc thực hiện hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội, đến nay trên 27 nghìn gia đình HVND đã được vay vốn với số dư nợ 435,136 tỷ đồng; tín chấp với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho 5.567 hộ vay với số dư nợ 80,39 tỷ đồng. Hội Nông dân tỉnh nhận ủy thác trên 4,5 tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương triển khai 10 chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội cho HV.
Để các nguồn vốn vay thực sự phát huy hiệu quả, trong quá trình cho nông dân vay vốn, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã đẩy mạnh "liên kết 4 nhà", đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, phương pháp hạch toán kinh tế hộ gia đình và mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho HVND.
Trong hoạt động ủy thác, Hội thường gắn với các phong trào thi đua như: "Sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng", "Xây dựng nông thôn mới"… Do đó, đến nay, sau 10 năm đã có trên 21 nghìn hộ HVND vươn lên thoát nghèo; hàng năm thu hút được 70- 80% số gia đình HVND đăng ký danh hiệu "Hộ sản xuất kinh doanh giỏi"; riêng năm 2013, Hội đã vận động được trên 60.000 hộ HVND đăng ký.
Thông qua vốn vay hỗ trợ, nhiều các mô hình sản xuất, kinh doanh cho hiệu quả kinh tế cao cũng xuất hiện ngày một nhiều và khẳng định được hiệu quả bền lâu trên địa bàn tỉnh, như: mô hình nuôi thỏ sinh sản, sản xuất gạch bê tông chịu lực, chế biến gỗ rừng trồng ở thành phố Yên Bái; trồng và chăm sóc chè, phát triển kinh tế hộ ở xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn; phát triển chăn nuôi bò ở các xã Hồ Bốn, Lao Chải, huyện Mù Cang Chải; chăn nuôi lợn đen sinh sản ở xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu; trồng tre măng Bát Độ, đao riềng ở xã Kiên Thành, Quy Mông, huyện Trấn Yên…
Phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới, các cấp hội nông dân trong tỉnh sẽ tiếp tục tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách tín dụng ưu đãi tới các hội viên, nông dân; chỉ đạo các cấp hội nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng ủy thác với các ngân hàng; củng cố kiện toàn các tổ tiết kiệm và vay vốn; hỗ trợ nông dân kiến thức kỹ thuật, công nghệ, vốn, vật tư, công cụ sản xuất; đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm; tích cực tìm kiếm, giới thiệu việc làm cho hội viên và con em nông dân; phấn đấu mỗi năm giúp đỡ từ 2.000 hộ HVND vươn lên thoát nghèo bền vững và đến năm 2018 có ít nhất 50% cơ sở hội hướng dẫn, tổ chức nông dân xây dựng được mô hình kinh tế tập thể.
(Theo Báo Yên Bái)
Xác định việc hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) vay vốn phát triến sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hội, những năm qua, với nhiều nỗ lực và trách nhiệm cao trong công việc, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã thực hiện tốt công tác ủy thác, qua đó đã tạo điều kiện cho nhiều gia đình HVND có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đến thăm gia đình ông Hoàng Đình Lâm - hội viên Chi hội Nông dân bản Xa, xã Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa Lộ), chúng tôi được biết, trước kia gia đình ông là một trong những hộ khó khăn của bản, song từ khi được Hội Nông dân cho vay vốn phát triển sản xuất, ông đã đầu tư xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi lợn và mở dịch vụ xay xát. Hiện mỗi năm, trung bình gia đình ông xuất từ 3- 4 lứa lợn thịt, mỗi lứa khoảng hai ba chục con, trừ các khoản chi phí còn thu về 70- 80 triệu đồng/năm.
Tương tự gia đình ông Lâm, những năm qua, hàng nghìn gia đình HVND là hộ nghèo, gia đình dân tộc thiểu số, thương nhân vùng khó khăn… cũng đã được hội nông dân các cấp hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, làm nhà ở, nuôi con ăn học và xây dựng công trình nước sạch vệ sinh môi trường.
Thông qua việc thực hiện hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội, đến nay trên 27 nghìn gia đình HVND đã được vay vốn với số dư nợ 435,136 tỷ đồng; tín chấp với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho 5.567 hộ vay với số dư nợ 80,39 tỷ đồng. Hội Nông dân tỉnh nhận ủy thác trên 4,5 tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương triển khai 10 chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội cho HV.
Để các nguồn vốn vay thực sự phát huy hiệu quả, trong quá trình cho nông dân vay vốn, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã đẩy mạnh "liên kết 4 nhà", đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, phương pháp hạch toán kinh tế hộ gia đình và mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho HVND.
Trong hoạt động ủy thác, Hội thường gắn với các phong trào thi đua như: "Sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng", "Xây dựng nông thôn mới"… Do đó, đến nay, sau 10 năm đã có trên 21 nghìn hộ HVND vươn lên thoát nghèo; hàng năm thu hút được 70- 80% số gia đình HVND đăng ký danh hiệu "Hộ sản xuất kinh doanh giỏi"; riêng năm 2013, Hội đã vận động được trên 60.000 hộ HVND đăng ký.
Thông qua vốn vay hỗ trợ, nhiều các mô hình sản xuất, kinh doanh cho hiệu quả kinh tế cao cũng xuất hiện ngày một nhiều và khẳng định được hiệu quả bền lâu trên địa bàn tỉnh, như: mô hình nuôi thỏ sinh sản, sản xuất gạch bê tông chịu lực, chế biến gỗ rừng trồng ở thành phố Yên Bái; trồng và chăm sóc chè, phát triển kinh tế hộ ở xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn; phát triển chăn nuôi bò ở các xã Hồ Bốn, Lao Chải, huyện Mù Cang Chải; chăn nuôi lợn đen sinh sản ở xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu; trồng tre măng Bát Độ, đao riềng ở xã Kiên Thành, Quy Mông, huyện Trấn Yên…
Phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới, các cấp hội nông dân trong tỉnh sẽ tiếp tục tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách tín dụng ưu đãi tới các hội viên, nông dân; chỉ đạo các cấp hội nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng ủy thác với các ngân hàng; củng cố kiện toàn các tổ tiết kiệm và vay vốn; hỗ trợ nông dân kiến thức kỹ thuật, công nghệ, vốn, vật tư, công cụ sản xuất; đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm; tích cực tìm kiếm, giới thiệu việc làm cho hội viên và con em nông dân; phấn đấu mỗi năm giúp đỡ từ 2.000 hộ HVND vươn lên thoát nghèo bền vững và đến năm 2018 có ít nhất 50% cơ sở hội hướng dẫn, tổ chức nông dân xây dựng được mô hình kinh tế tập thể.