Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
Người dân xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn tham gia lớp học kỹ thuật trồng nấm.
Trước đây, cuộc sống gia đình anh Hoàng Văn Tỉnh, người dân tộc Tày, ở tổ dân phố Hồng Sơn, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn gặp nhiều khó khăn, không nghề trong tay nên ai thuê gì làm nấy, thu nhập thấp chẳng đủ chi tiêu, sinh hoạt. Với mong muốn có được một nghề nghiệp ổn định, anh Tỉnh đăng ký học lớp sơ cấp kỹ thuật xây dựng tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Văn Chấn.
Anh Hoàng Văn Tỉnh chia sẻ: "Tôi từng đi phụ hồ nhưng hầu như không biết cách đo đạc kích thước công trình, tính toán vật tư. Khi tham gia lớp đào tạo nghề, tôi học được nhiều kiến thức và kỹ năng bổ ích. Do đó, kết thúc khóa học, tôi đã tự tin cùng một số anh em học viên trong lớp sơ cấp kỹ thuật xây dựng thành lập tổ xây dựng và đứng ra nhận thầu một số công trình trên địa bàn. Công việc này đã mang lại cho tôi nguồn thu nhập tương đối ổn định. Nhận được công trình đều đặn, mỗi tháng, tôi cũng thu nhập khoảng chục triệu đồng, đủ để trang trải cuộc sống gia đình”.
Nhờ học nghề mà cuộc sống của gia đình anh Hoàng Văn Tỉnh đã thay đổi theo hướng tích cực, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc học nghề. Nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh không chỉ anh Tỉnh mà hàng nghìn người lao động, nhất là lao động người DTTS ngày càng hiểu rõ được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học nghề để tự nguyện học các nghề phù hợp với năng lực, điều kiện, trình độ…
Lao động là người DTTS có ưu điểm nổi trội là có sức khỏe, đức tính thật thà, khéo tay, nếu là lao động có tay nghề, được quản lý, giáo dục tốt thì lao động người DTTS đạt năng suất lao động khá cao lại chăm chỉ... Tuy nhiên, do xuất phát từ dân trí thấp nên nhiều lao động DTTS khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật chậm, chưa chủ động học tập; thiếu ý thức rèn luyện, kỷ luật lao động chưa cao, vẫn còn tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước…
Nắm bắt được tình hình thực tế thế mạnh và hạn chế của người lao động người DTTS, những năm qua, thực hiện các chủ trương, chính sách về đào tạo nghề của Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành lao động thương binh và xã hội cùng với các địa phương trên địa bàn tỉnh có đồng bào DTTS đã tập trung triển khai các giải pháp đào tạo nghề có hiệu quả, trong đó, giải pháp được ưu tiên hàng đầu là công tác tuyên truyền và định hướng giáo dục nghề nghiệp. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, ý nghĩa của nghề nghiệp đối với cuộc sống, về các chủ trương, chính sách đào tạo nghề của Đảng, Nhà nước...
Ngoài ra, các trung tâm GDNN - GDTX của các huyện phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn tổ chức ngày hội đào tạo nghề và việc làm để tuyên truyền, tư vấn học nghề, tuyển sinh mở các lớp đào tạo nghề theo định hướng, quy hoạch phát triển của địa phương.
Công tác đào tạo nghề cho đồng bào DTTS được thực hiện theo phương pháp "cầm tay chỉ việc” nên cho hiệu quả cao. Chính sách hỗ trợ học phí, tiền ăn, xăng xe đi lại, nguyên vật liệu, dụng cụ học tập cho người DTTS khi học nghề đã thực sự khuyến khích họ đi học nghề.
Theo đó, năm 2023, toàn tỉnh đã mở được 142 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, vùng DTTS với 4.265 học viên. Trong đó, tổng số lao động được hỗ trợ học nghề nông nghiệp là 2.412 người, nghề phi nông nghiệp là 1.853 người…
Ngoài đào tạo nghề cho người lao động các trung tâm GDNN - GDTX của các huyện còn liên kết với các doanh nghiệp để tuyển sinh, đào tạo nghề và tuyển dụng lao động, tìm kiếm việc làm cho người lao động sau khi học nghề... Nhờ đó, hầu hết người lao động DTTS sau khi sau khi học nghề đều tham gia thị trường lao động hoặc tự tạo việc làm cho bản thân bằng nghề được đào tạo.
Phát huy kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề cho lao động người DTTS, trong thời gian tới, ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu, chỉ đạo, phối hợp thực hiện tốt chính sách hỗ trợ lao động nông thôn tham gia học nghề; tập trung đào tạo nghề theo vị trí làm việc; đẩy mạnh việc lồng ghép đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai trên địa bàn tỉnh.
Cùng với đó, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng cho đội ngũ giáo viên, người dạy nghề và cán bộ quản lý nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội; đẩy mạnh việc liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp nhằm thu hút lao động tham gia học nghề, đào tạo nghề gắn liền với việc làm.
Theo Báo Yên Bái
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân.Trước đây, cuộc sống gia đình anh Hoàng Văn Tỉnh, người dân tộc Tày, ở tổ dân phố Hồng Sơn, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn gặp nhiều khó khăn, không nghề trong tay nên ai thuê gì làm nấy, thu nhập thấp chẳng đủ chi tiêu, sinh hoạt. Với mong muốn có được một nghề nghiệp ổn định, anh Tỉnh đăng ký học lớp sơ cấp kỹ thuật xây dựng tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Văn Chấn.
Anh Hoàng Văn Tỉnh chia sẻ: "Tôi từng đi phụ hồ nhưng hầu như không biết cách đo đạc kích thước công trình, tính toán vật tư. Khi tham gia lớp đào tạo nghề, tôi học được nhiều kiến thức và kỹ năng bổ ích. Do đó, kết thúc khóa học, tôi đã tự tin cùng một số anh em học viên trong lớp sơ cấp kỹ thuật xây dựng thành lập tổ xây dựng và đứng ra nhận thầu một số công trình trên địa bàn. Công việc này đã mang lại cho tôi nguồn thu nhập tương đối ổn định. Nhận được công trình đều đặn, mỗi tháng, tôi cũng thu nhập khoảng chục triệu đồng, đủ để trang trải cuộc sống gia đình”.
Nhờ học nghề mà cuộc sống của gia đình anh Hoàng Văn Tỉnh đã thay đổi theo hướng tích cực, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc học nghề. Nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh không chỉ anh Tỉnh mà hàng nghìn người lao động, nhất là lao động người DTTS ngày càng hiểu rõ được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học nghề để tự nguyện học các nghề phù hợp với năng lực, điều kiện, trình độ…
Lao động là người DTTS có ưu điểm nổi trội là có sức khỏe, đức tính thật thà, khéo tay, nếu là lao động có tay nghề, được quản lý, giáo dục tốt thì lao động người DTTS đạt năng suất lao động khá cao lại chăm chỉ... Tuy nhiên, do xuất phát từ dân trí thấp nên nhiều lao động DTTS khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật chậm, chưa chủ động học tập; thiếu ý thức rèn luyện, kỷ luật lao động chưa cao, vẫn còn tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước…
Nắm bắt được tình hình thực tế thế mạnh và hạn chế của người lao động người DTTS, những năm qua, thực hiện các chủ trương, chính sách về đào tạo nghề của Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành lao động thương binh và xã hội cùng với các địa phương trên địa bàn tỉnh có đồng bào DTTS đã tập trung triển khai các giải pháp đào tạo nghề có hiệu quả, trong đó, giải pháp được ưu tiên hàng đầu là công tác tuyên truyền và định hướng giáo dục nghề nghiệp. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, ý nghĩa của nghề nghiệp đối với cuộc sống, về các chủ trương, chính sách đào tạo nghề của Đảng, Nhà nước...
Ngoài ra, các trung tâm GDNN - GDTX của các huyện phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn tổ chức ngày hội đào tạo nghề và việc làm để tuyên truyền, tư vấn học nghề, tuyển sinh mở các lớp đào tạo nghề theo định hướng, quy hoạch phát triển của địa phương.
Công tác đào tạo nghề cho đồng bào DTTS được thực hiện theo phương pháp "cầm tay chỉ việc” nên cho hiệu quả cao. Chính sách hỗ trợ học phí, tiền ăn, xăng xe đi lại, nguyên vật liệu, dụng cụ học tập cho người DTTS khi học nghề đã thực sự khuyến khích họ đi học nghề.
Theo đó, năm 2023, toàn tỉnh đã mở được 142 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, vùng DTTS với 4.265 học viên. Trong đó, tổng số lao động được hỗ trợ học nghề nông nghiệp là 2.412 người, nghề phi nông nghiệp là 1.853 người…
Ngoài đào tạo nghề cho người lao động các trung tâm GDNN - GDTX của các huyện còn liên kết với các doanh nghiệp để tuyển sinh, đào tạo nghề và tuyển dụng lao động, tìm kiếm việc làm cho người lao động sau khi học nghề... Nhờ đó, hầu hết người lao động DTTS sau khi sau khi học nghề đều tham gia thị trường lao động hoặc tự tạo việc làm cho bản thân bằng nghề được đào tạo.
Phát huy kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề cho lao động người DTTS, trong thời gian tới, ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu, chỉ đạo, phối hợp thực hiện tốt chính sách hỗ trợ lao động nông thôn tham gia học nghề; tập trung đào tạo nghề theo vị trí làm việc; đẩy mạnh việc lồng ghép đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai trên địa bàn tỉnh.
Cùng với đó, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng cho đội ngũ giáo viên, người dạy nghề và cán bộ quản lý nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội; đẩy mạnh việc liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp nhằm thu hút lao động tham gia học nghề, đào tạo nghề gắn liền với việc làm.