Là tỉnh miền núi, có gần 60% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỷ lệ hộ nghèo cao, nhiều năm qua, Yên Bái đặc biệt quan tâm, hỗ trợ toàn diện cho vùng với quyết tâm đến năm 2025 sẽ tăng trên 2 lần thu nhập bình quân của người DTTS so với năm 2020.
Chị Hà Thị Úy ở xã Suối Bu, huyện Văn Chấn đã xây dựng được ngôi nhà mới từ nguồn hỗ trợ 50 triệu đồng.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đang tồn tại một số khó khăn về điều kiện tự nhiên, khả năng tiếp cận dịch vụ, cơ sở hạ tầng, chất lượng nhân lực thấp dẫn đến kinh tế - xã hội chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao… Bởi vậy, nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm, hỗ trợ toàn diện cho vùng với quyết tâm đến năm 2025 sẽ tăng trên 2 lần thu nhập bình quân của người DTTS so với năm 2020; 50% số xã, thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn giảm bằng 1,5 lần so với mức giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh.
Để thực hiện mục tiêu, một trong những giải pháp mà tỉnh triển khai là sử dụng linh hoạt, hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), đặc biệt là Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (viết tắt là Chương trình) - coi đây là nguồn lực đầu tư quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng DTTS.
Với số tiền hàng tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình, năm 2023, xã Suối Bu, huyện Văn Chấn đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng, bê tông hoá tuyến đường trục xã dài 1,2 km, rộng 6,5 m; có 4 hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà ở; được cấp 56 téc nước, 18 máy nông cụ; triển khai dự án sinh kế cộng đồng với 45 hộ tham gia mô hình chăn nuôi bò sinh sản; hỗ trợ cơ sở vật chất văn hóa cho 3 thôn...
Bà Chu Thị Huế - Phó Bí thư Đảng ủy xã cho biết: "Nhiều năm qua, việc triển khai thực hiện Chương trình luôn được xã triển khai đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, xác định rõ mục tiêu, đích đến của các chương trình hỗ trợ; từ đó, lựa chọn các nội dung hỗ trợ, bình xét đối tượng hỗ trợ, công trình thiết yếu phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cũng luôn phát huy vai trò, hiệu quả công tác phối hợp triển khai và giám sát, đánh giá, phản biện xã hội. Nhờ đó, các mục tiêu, nhiệm vụ từ Chương trình được triển khai hiệu quả, trở thành trợ lực quan trọng để đồng bào trong xã tiếp tục vươn lên thoát nghèo. Năm 2023, xã đã giảm được 80 hộ nghèo, trong đó 90% là đồng bào DTTS, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 26,8%”.
Không chỉ có 80 hộ nghèo ở Suối Bu đã vươn lên thoát nghèo mà toàn tỉnh trong năm 2023 đã có 6.977 hộ DTTS vươn lên thoát nghèo, chiếm 87,6% hộ thoát nghèo toàn tỉnh. Giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh đã dành 703 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình cho đầu tư phát triển, từ cơ sở hạ tầng, nhà ở, công trình nước sinh hoạt cho đến hỗ trợ sinh kế, phát triển giáo dục, y tế, giải quyết việc làm… với hàng nghìn hộ được hưởng lợi.
Nhờ đó, 100% xã trên địa bàn tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; trên 97% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; trên 93% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 99,4% được xem truyền hình và được nghe đài phát thanh...
Xây dựng nông thôn mới trở thành điểm sáng của khu vực Tây Bắc với 106/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có nhiều xã đặc biệt khó khăn đã đạt chuẩn nông thôn mới và ra khỏi xã đặc biệt khó khăn như: Bình Thuận, Tú Lệ, Nậm Búng của huyện Văn Chấn; Đại Sơn, Viễn Sơn, Lang Thíp, huyện Văn Yên…
Đặc biệt, một số dự án của Chương trình còn cung cấp kiến thức, kỹ năng góp phần rất lớn trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào về phát triển kinh tế với 6 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, 42 dự án hỗ trợ phát sản xuất cộng đồng với tổng kinh phí trên 42 tỷ đồng; thành lập các tổ truyền thông cộng đồng, Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi, mô hình Địa chỉ tin cậy, tiến tới bình đẳng giới cho đối tượng phụ nữ và trẻ em; khai thác các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, tạo việc làm, nâng cao thu nhập…
Có thể thấy, diện mạo vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đã và đang có sự đổi thay mỗi ngày với nhiều màu sắc tươi sáng, ấm no, hạnh phúc hơn. Điều này, đã tiếp tục củng cố, tăng cường hơn nữa niềm tin của đồng bào với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Theo Báo Yên Bái
Là tỉnh miền núi, có gần 60% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỷ lệ hộ nghèo cao, nhiều năm qua, Yên Bái đặc biệt quan tâm, hỗ trợ toàn diện cho vùng với quyết tâm đến năm 2025 sẽ tăng trên 2 lần thu nhập bình quân của người DTTS so với năm 2020.Vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đang tồn tại một số khó khăn về điều kiện tự nhiên, khả năng tiếp cận dịch vụ, cơ sở hạ tầng, chất lượng nhân lực thấp dẫn đến kinh tế - xã hội chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao… Bởi vậy, nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm, hỗ trợ toàn diện cho vùng với quyết tâm đến năm 2025 sẽ tăng trên 2 lần thu nhập bình quân của người DTTS so với năm 2020; 50% số xã, thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn giảm bằng 1,5 lần so với mức giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh.
Để thực hiện mục tiêu, một trong những giải pháp mà tỉnh triển khai là sử dụng linh hoạt, hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), đặc biệt là Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (viết tắt là Chương trình) - coi đây là nguồn lực đầu tư quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng DTTS.
Với số tiền hàng tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình, năm 2023, xã Suối Bu, huyện Văn Chấn đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng, bê tông hoá tuyến đường trục xã dài 1,2 km, rộng 6,5 m; có 4 hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà ở; được cấp 56 téc nước, 18 máy nông cụ; triển khai dự án sinh kế cộng đồng với 45 hộ tham gia mô hình chăn nuôi bò sinh sản; hỗ trợ cơ sở vật chất văn hóa cho 3 thôn...
Bà Chu Thị Huế - Phó Bí thư Đảng ủy xã cho biết: "Nhiều năm qua, việc triển khai thực hiện Chương trình luôn được xã triển khai đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, xác định rõ mục tiêu, đích đến của các chương trình hỗ trợ; từ đó, lựa chọn các nội dung hỗ trợ, bình xét đối tượng hỗ trợ, công trình thiết yếu phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cũng luôn phát huy vai trò, hiệu quả công tác phối hợp triển khai và giám sát, đánh giá, phản biện xã hội. Nhờ đó, các mục tiêu, nhiệm vụ từ Chương trình được triển khai hiệu quả, trở thành trợ lực quan trọng để đồng bào trong xã tiếp tục vươn lên thoát nghèo. Năm 2023, xã đã giảm được 80 hộ nghèo, trong đó 90% là đồng bào DTTS, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 26,8%”.
Không chỉ có 80 hộ nghèo ở Suối Bu đã vươn lên thoát nghèo mà toàn tỉnh trong năm 2023 đã có 6.977 hộ DTTS vươn lên thoát nghèo, chiếm 87,6% hộ thoát nghèo toàn tỉnh. Giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh đã dành 703 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình cho đầu tư phát triển, từ cơ sở hạ tầng, nhà ở, công trình nước sinh hoạt cho đến hỗ trợ sinh kế, phát triển giáo dục, y tế, giải quyết việc làm… với hàng nghìn hộ được hưởng lợi.
Nhờ đó, 100% xã trên địa bàn tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; trên 97% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; trên 93% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 99,4% được xem truyền hình và được nghe đài phát thanh...
Xây dựng nông thôn mới trở thành điểm sáng của khu vực Tây Bắc với 106/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có nhiều xã đặc biệt khó khăn đã đạt chuẩn nông thôn mới và ra khỏi xã đặc biệt khó khăn như: Bình Thuận, Tú Lệ, Nậm Búng của huyện Văn Chấn; Đại Sơn, Viễn Sơn, Lang Thíp, huyện Văn Yên…
Đặc biệt, một số dự án của Chương trình còn cung cấp kiến thức, kỹ năng góp phần rất lớn trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào về phát triển kinh tế với 6 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, 42 dự án hỗ trợ phát sản xuất cộng đồng với tổng kinh phí trên 42 tỷ đồng; thành lập các tổ truyền thông cộng đồng, Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi, mô hình Địa chỉ tin cậy, tiến tới bình đẳng giới cho đối tượng phụ nữ và trẻ em; khai thác các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, tạo việc làm, nâng cao thu nhập…
Có thể thấy, diện mạo vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đã và đang có sự đổi thay mỗi ngày với nhiều màu sắc tươi sáng, ấm no, hạnh phúc hơn. Điều này, đã tiếp tục củng cố, tăng cường hơn nữa niềm tin của đồng bào với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.