Trạm Tấu phấn đấu giảm trên 6,5% hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); hỗ trợ cho 170 hộ đồng bào DTTS nghèo không có nhà hoặc có nhà ở bị dột nát, hư hỏng làm nhà ở...
Cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trạm Tấu hướng dẫn người dân xã Bản Mù kỹ thuật thu hoạch, bảo quản khoai sọ nương
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024, huyện Trạm Tấu được giao trên 80 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư trên 34, 8 tỷ đồng, vốn sự nghiệp lrên 45 tỷ đồng.
Huyện đặt mục tiêu giảm trên 6,5% hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS; hỗ trợ cho 170 hộ đồng bào DTTS nghèo không có nhà hoặc có nhà ở bị dột nát, hư hỏng làm nhà ở; hỗ trợ cho trên 500 hộ dân được hưởng chế độ nước sinh hoạt phân tán. Đồng thời, tiếp tục đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi đặc biệt khó khăn.
Cùng đó, huyện tiếp tục củng cố và phát triển hợp lý hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú; tăng cường công tác y tế để đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được tiếp cận và thụ hưởng đầy đủ quyền được khám, chữa bệnh và hưởng các chính sách ưu tiên theo quy định; tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ cấp thôn, cấp xã; khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống.
Để phát huy hiệu quả của Chương trình, huyện tiếp tục đa dạng hóa các nguồn vốn thực hiện; yêu cầu các phòng chuyên môn, các ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn trên cơ sở nguồn vốn được giao xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình để triển khai; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững cho các xã, đảm an sinh xã hội, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc, cấp bách; ưu tiên đầu tư các địa bàn còn hạn chế về cơ sở hạ tầng thiết yếu; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, không để trùng lặp, chồng chéo với các chương trình, kế hoạch khác.
Huyện cũng tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với nâng cao trách nhiệm, tính chủ động của các phòng chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã trong công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình để triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần đảm bảo hiệu quả, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chính sách; chỉ đạo thực hiện tốt việc triển khai cho vay tín dụng chính sách, đặc biệt cho hộ DTTS là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; tăng cường sự tham gia của người dân, cộng đồng, xã hội, các đoàn thể và các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ các nguồn lực về kỹ thuật và tài chính cho công tác giảm nghèo bền vững.
Theo Báo Yên Bái
Trạm Tấu phấn đấu giảm trên 6,5% hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); hỗ trợ cho 170 hộ đồng bào DTTS nghèo không có nhà hoặc có nhà ở bị dột nát, hư hỏng làm nhà ở...Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024, huyện Trạm Tấu được giao trên 80 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư trên 34, 8 tỷ đồng, vốn sự nghiệp lrên 45 tỷ đồng.
Huyện đặt mục tiêu giảm trên 6,5% hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS; hỗ trợ cho 170 hộ đồng bào DTTS nghèo không có nhà hoặc có nhà ở bị dột nát, hư hỏng làm nhà ở; hỗ trợ cho trên 500 hộ dân được hưởng chế độ nước sinh hoạt phân tán. Đồng thời, tiếp tục đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi đặc biệt khó khăn.
Cùng đó, huyện tiếp tục củng cố và phát triển hợp lý hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú; tăng cường công tác y tế để đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được tiếp cận và thụ hưởng đầy đủ quyền được khám, chữa bệnh và hưởng các chính sách ưu tiên theo quy định; tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ cấp thôn, cấp xã; khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống.
Để phát huy hiệu quả của Chương trình, huyện tiếp tục đa dạng hóa các nguồn vốn thực hiện; yêu cầu các phòng chuyên môn, các ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn trên cơ sở nguồn vốn được giao xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình để triển khai; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững cho các xã, đảm an sinh xã hội, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc, cấp bách; ưu tiên đầu tư các địa bàn còn hạn chế về cơ sở hạ tầng thiết yếu; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, không để trùng lặp, chồng chéo với các chương trình, kế hoạch khác.
Huyện cũng tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với nâng cao trách nhiệm, tính chủ động của các phòng chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã trong công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình để triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần đảm bảo hiệu quả, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chính sách; chỉ đạo thực hiện tốt việc triển khai cho vay tín dụng chính sách, đặc biệt cho hộ DTTS là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; tăng cường sự tham gia của người dân, cộng đồng, xã hội, các đoàn thể và các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ các nguồn lực về kỹ thuật và tài chính cho công tác giảm nghèo bền vững.