CTTĐT - Là huyện vùng thấp nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Yên Bái, huyện Yên Bình có 5 dân tộc chính cùng chung sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 48,8%. Trong những năm qua huyện Yên Bình đã triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách của Đảng, Nhà nước giúp đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo. Để việc triển khai thực hiện có hiệu quả, huyện Yên Bình đã thực hiện đồng bộ các giải pháp chỉ đạo một cách công khai, minh bạch, dân chủ và nhận được sự đồng thuận cao từ phía người dân.
Với sự vào cuộc quyết liệt của Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, người dân đã chủ động vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo
Với sự vào cuộc quyết liệt của Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, người dân Vĩnh Kiên không còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà đã chủ động khai thác những lợi thế từ kinh tế lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy sản, mở các cơ sở sản xuất kinh doanh... Nhờ đó nhiều gia đình trong xã có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng một năm.
Trước đây, gia đình ông Trần Ngọc Thanh dân tộc Cao Lan ở thôn Đát Dẻ xã Vĩnh Kiên là 1 trong những hộ có hoàn cảnh khó khăn của xã. Ra ở giêng với 2 bàn tay trắng, các con còn nhỏ, toàn bộ chi phí sinh hoạt của gia đình chỉ trông vào công việc đồng áng. Thông qua Hội Nông dân, ông Thanh được vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi. Từ số vốn đó, ông đầu tư vào trồng rừng và chăn nuôi trâu bò sinh sản, vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm nên ngày càng phát triển, mỗi năm thu nhập gần 200 triệu đồng, kinh tế ngày một khá lên. Hiện tại không chỉ có của ăn của để, ông Thanh còn có điều kiện giúp cho 1 số gia đình trong thôn, trong xã cả về vật chất lẫn khoa học kỹ thuật để cùng vươn lên. Ông Thanh chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi cũng thuộc hộ nghèo. Sau khi nhận đất trồng rừng ngoài đảo tận dụng diện tích đồng cỏ tôi mua bò về nuôi, thấy có hiệu quả tôi nuôi tăng dần, nhờ được tập huấn khoa học kỹ thuật nên bò rất mau lớn giúp gia đình có thu nhập ổn định”.
Cùng với đó là việc kết hợp hiệu quả các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số với các chương trình dự án khác như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp để giúp người dân xóa đói giảm nghèo đã mang đến cho Vĩnh Kiên một diện mạo mới. Ông Lưu Đức Vượng, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kiên cho biết: “Đến cuối năm 2017 xã Vĩnh Kiên được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,85 %. Thu nhập bình quân đầu người đạt 52,7 triệu đồng/ người/ năm”
Với phương châm “trao cần câu hơn trao con cá”, các địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã cụ thể hóa những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực tế của địa phương mình để mang lại chiếc “cần câu”, mở ra cơ hội thoát nghèo cho đồng bào .
Với những giải pháp cụ thể, huyện Yên Bình đã có những sáng tạo trong việc triển khai lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia với chính sách dân tộc như tuyên truyền giáo dục, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ chăn nuôi đại gia súc, hỗ trợ máy mó thiết bị nông cụ và cây con giống, phát triển giao thông nông thôn... Chỉ tính riêng giai đoạn 2019 - 2024 đã có trên 18 nghìn lượt người được tuyên truyền các chính sách đối với đồng bào dân tộc, hỗ trợ trên 130 nghìn lượt học sinh và 2055 cán bộ quản lý, giáo viên ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, trên 1.500 lượt người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ, trên 26 nghìn người dân tộc thiểu số được hỗ trợ BHYT, 123 hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà dột nát, 261 hộ được hỗ trợ máy nông cụ để chuyển đổi nghề, 224 hộ được hỗ trợ téc nước sinh hoạt, 55 hộ được hỗ trợ con giống, 496 hộ được vay vốn với sô tiền 32,6 tỷ đồng …
Có thể nói, việc triển khai, thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Yên Bình đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần từng bước cải thiện đời sống đồng bào dân tộc, trong đó vấn đề nhà ở, hạ tầng phục vụ dân sinh đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng; chất lượng cuộc sống được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm; hệ thống lưới điện được đầu tư; không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống; học sinh được đến trường đúng độ tuổi; tình hình an ninh trật tự được kiểm soát tốt… Đến nay đã có hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Yên Bình viết đơn tự nguyện xin thoát nghèo; hàng nghìn hộ gia đình tự nguyện hiến đất, cây cối, hoa màu, tài sản trên đất phục vụ giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án, công trình, xây dựng NTM... Nhiều hộ gia đình vươn lên trở thành những điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất kinh doanh giỏi.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chương trình NTM, từ năm 2021 đến nay, đã đầu tư xây dựng và nâng cấp 34 công trình đường giao thông nông thôn, 5 cầu qua suối, 8 công trình nước sạch tập trung, 32 trường lớp học, 14 chợ trung tâm và trên 30 công trình khác với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng.
Ngoài các chính sách hỗ trợ sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc cũng được huyện Yên Bình chỉ đạo các địa phương duy trì thực hiện hiệu quả. Với mục tiêu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với khai thác tiềm năng lợi thế hồ Thác Bà, huyện Yên Bình đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng như hỗ trợ xây dựng ra mắt 32 CLB văn hóa, văn nghệ dân gian, tổ chức 10 lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn văn hóa với gần 400 thành viên tham gia, tổ chức phục dựng các lễ hội, phong tục tập quán, các làn điệu dân ca, dân vũ, nghề thủ công truyền thống… qua đó, đã tạo nên sức hút diệu kỳ đối với khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần nâng cao đời sống và thúc đẩy giao lưu văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển.
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của trung ương, của tỉnh, huyện Yên Bình đã có nhiều giải pháp khai thác tối đa nguồn lực để tiếp thêm sức mạnh giúp đồng bào các dân tộc thiểu số đoàn kết thi đua lao động sản xuất phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo bền vững. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 5%/năm. Bà Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Trưởng phòng Dân tộc huyện Yên Bình cho biết: Với vai trò là cơ quan tham mưu cho UBND huyện thực hiện công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc, trong thời gian tới, phòng sẽ tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo huyện kịp thời cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Chính phủ về công tác dân tộc; triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2025. Thường xuyên kiểm tra cơ sở và nắm tình hình đồng bào DTTS, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền những giải pháp để giải quyết kịp thời những vướng mắc, phát sinh từ cơ sở. Tích cực phối hợp với các cơ quan tuyên truyền của huyện, UBND các xã trong công tác tuyên truyền để kịp thời tuyên truyền đến đồng bào những chủ trương, chính sách mới liên quan trực tiếp tới đồng bào bằng những hình thức phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tình hình từng địa phương. Tập trung vào những vấn đề thiết yếu trong đồng bào DTTS hiện nay như vấn đề đất đai, việc làm, đào tạo nghề, tảo hôn, hôn nhân cận huyết... Duy trì tổ chức hiệu quả các hội nghị cung cấp thông tin có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; kịp thời tham mưu biểu dương, khen thưởng những điển hình tiên tiến trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, tạo sự lan tỏa trong triển khai thực hiện các chính sách dân tộc. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các xã trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của các dân tôc như ngôn ngữ, chữ viết, tập quán, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào; vận động đồng bào xóa bỏ các tập quán lạc hậu, thực hiện nếp sống mới khu dân cư.
Với những giải pháp đồng bộ, sự đồng lòng nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc cùng sự đầu tư từ các chương trình, chính sách dân tộc được triển khai sẽ là động lực to lớn giúp huyện Yên Bình thực hiện hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra đưa Yên Bình phát triển toàn diện theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Là huyện vùng thấp nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Yên Bái, huyện Yên Bình có 5 dân tộc chính cùng chung sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 48,8%. Trong những năm qua huyện Yên Bình đã triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách của Đảng, Nhà nước giúp đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo. Để việc triển khai thực hiện có hiệu quả, huyện Yên Bình đã thực hiện đồng bộ các giải pháp chỉ đạo một cách công khai, minh bạch, dân chủ và nhận được sự đồng thuận cao từ phía người dân.Với sự vào cuộc quyết liệt của Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, người dân Vĩnh Kiên không còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà đã chủ động khai thác những lợi thế từ kinh tế lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy sản, mở các cơ sở sản xuất kinh doanh... Nhờ đó nhiều gia đình trong xã có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng một năm.
Trước đây, gia đình ông Trần Ngọc Thanh dân tộc Cao Lan ở thôn Đát Dẻ xã Vĩnh Kiên là 1 trong những hộ có hoàn cảnh khó khăn của xã. Ra ở giêng với 2 bàn tay trắng, các con còn nhỏ, toàn bộ chi phí sinh hoạt của gia đình chỉ trông vào công việc đồng áng. Thông qua Hội Nông dân, ông Thanh được vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi. Từ số vốn đó, ông đầu tư vào trồng rừng và chăn nuôi trâu bò sinh sản, vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm nên ngày càng phát triển, mỗi năm thu nhập gần 200 triệu đồng, kinh tế ngày một khá lên. Hiện tại không chỉ có của ăn của để, ông Thanh còn có điều kiện giúp cho 1 số gia đình trong thôn, trong xã cả về vật chất lẫn khoa học kỹ thuật để cùng vươn lên. Ông Thanh chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi cũng thuộc hộ nghèo. Sau khi nhận đất trồng rừng ngoài đảo tận dụng diện tích đồng cỏ tôi mua bò về nuôi, thấy có hiệu quả tôi nuôi tăng dần, nhờ được tập huấn khoa học kỹ thuật nên bò rất mau lớn giúp gia đình có thu nhập ổn định”.
Cùng với đó là việc kết hợp hiệu quả các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số với các chương trình dự án khác như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp để giúp người dân xóa đói giảm nghèo đã mang đến cho Vĩnh Kiên một diện mạo mới. Ông Lưu Đức Vượng, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kiên cho biết: “Đến cuối năm 2017 xã Vĩnh Kiên được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,85 %. Thu nhập bình quân đầu người đạt 52,7 triệu đồng/ người/ năm”
Với phương châm “trao cần câu hơn trao con cá”, các địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã cụ thể hóa những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với thực tế của địa phương mình để mang lại chiếc “cần câu”, mở ra cơ hội thoát nghèo cho đồng bào .
Với những giải pháp cụ thể, huyện Yên Bình đã có những sáng tạo trong việc triển khai lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia với chính sách dân tộc như tuyên truyền giáo dục, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ chăn nuôi đại gia súc, hỗ trợ máy mó thiết bị nông cụ và cây con giống, phát triển giao thông nông thôn... Chỉ tính riêng giai đoạn 2019 - 2024 đã có trên 18 nghìn lượt người được tuyên truyền các chính sách đối với đồng bào dân tộc, hỗ trợ trên 130 nghìn lượt học sinh và 2055 cán bộ quản lý, giáo viên ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, trên 1.500 lượt người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ, trên 26 nghìn người dân tộc thiểu số được hỗ trợ BHYT, 123 hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà dột nát, 261 hộ được hỗ trợ máy nông cụ để chuyển đổi nghề, 224 hộ được hỗ trợ téc nước sinh hoạt, 55 hộ được hỗ trợ con giống, 496 hộ được vay vốn với sô tiền 32,6 tỷ đồng …
Có thể nói, việc triển khai, thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Yên Bình đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần từng bước cải thiện đời sống đồng bào dân tộc, trong đó vấn đề nhà ở, hạ tầng phục vụ dân sinh đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng; chất lượng cuộc sống được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm; hệ thống lưới điện được đầu tư; không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống; học sinh được đến trường đúng độ tuổi; tình hình an ninh trật tự được kiểm soát tốt… Đến nay đã có hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Yên Bình viết đơn tự nguyện xin thoát nghèo; hàng nghìn hộ gia đình tự nguyện hiến đất, cây cối, hoa màu, tài sản trên đất phục vụ giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án, công trình, xây dựng NTM... Nhiều hộ gia đình vươn lên trở thành những điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất kinh doanh giỏi.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chương trình NTM, từ năm 2021 đến nay, đã đầu tư xây dựng và nâng cấp 34 công trình đường giao thông nông thôn, 5 cầu qua suối, 8 công trình nước sạch tập trung, 32 trường lớp học, 14 chợ trung tâm và trên 30 công trình khác với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng.
Ngoài các chính sách hỗ trợ sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc cũng được huyện Yên Bình chỉ đạo các địa phương duy trì thực hiện hiệu quả. Với mục tiêu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với khai thác tiềm năng lợi thế hồ Thác Bà, huyện Yên Bình đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng như hỗ trợ xây dựng ra mắt 32 CLB văn hóa, văn nghệ dân gian, tổ chức 10 lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn văn hóa với gần 400 thành viên tham gia, tổ chức phục dựng các lễ hội, phong tục tập quán, các làn điệu dân ca, dân vũ, nghề thủ công truyền thống… qua đó, đã tạo nên sức hút diệu kỳ đối với khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần nâng cao đời sống và thúc đẩy giao lưu văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển.
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của trung ương, của tỉnh, huyện Yên Bình đã có nhiều giải pháp khai thác tối đa nguồn lực để tiếp thêm sức mạnh giúp đồng bào các dân tộc thiểu số đoàn kết thi đua lao động sản xuất phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo bền vững. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 5%/năm. Bà Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Trưởng phòng Dân tộc huyện Yên Bình cho biết: Với vai trò là cơ quan tham mưu cho UBND huyện thực hiện công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc, trong thời gian tới, phòng sẽ tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo huyện kịp thời cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Chính phủ về công tác dân tộc; triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2025. Thường xuyên kiểm tra cơ sở và nắm tình hình đồng bào DTTS, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền những giải pháp để giải quyết kịp thời những vướng mắc, phát sinh từ cơ sở. Tích cực phối hợp với các cơ quan tuyên truyền của huyện, UBND các xã trong công tác tuyên truyền để kịp thời tuyên truyền đến đồng bào những chủ trương, chính sách mới liên quan trực tiếp tới đồng bào bằng những hình thức phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tình hình từng địa phương. Tập trung vào những vấn đề thiết yếu trong đồng bào DTTS hiện nay như vấn đề đất đai, việc làm, đào tạo nghề, tảo hôn, hôn nhân cận huyết... Duy trì tổ chức hiệu quả các hội nghị cung cấp thông tin có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; kịp thời tham mưu biểu dương, khen thưởng những điển hình tiên tiến trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, tạo sự lan tỏa trong triển khai thực hiện các chính sách dân tộc. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các xã trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của các dân tôc như ngôn ngữ, chữ viết, tập quán, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào; vận động đồng bào xóa bỏ các tập quán lạc hậu, thực hiện nếp sống mới khu dân cư.
Với những giải pháp đồng bộ, sự đồng lòng nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc cùng sự đầu tư từ các chương trình, chính sách dân tộc được triển khai sẽ là động lực to lớn giúp huyện Yên Bình thực hiện hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra đưa Yên Bình phát triển toàn diện theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc./.