CTTĐT - Nhờ vào cuộc quyết liệt, trọng tâm, trọng điểm, giải quyết kịp thời các điểm nghẽn trong việc xóa nghèo và được người dân đồng thuận cho nên đồng bào dân tộc thiểu số trong xã Hồng Ca đã có chuyển biến rõ rệt, không còn ỷ lại vào hỗ trợ của nhà nước.
Người Mông ở xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên thu hoạch măng tươi
Gia đình Anh Lương Kim Vinh, dân tộc Tày, trú tại bản Khun là hộ nghèo do thiếu đất sản xuất, năm 2023 được nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng, được dòng họ và các hội viên nông dân chung sức vận chuyển vật liệu, góp công nay đã có nhà ở mới khang trang, cuộc sống ổn định hơn trước. Chị Hà Thị Hằng, Trưởng bản Khun cho biết: Anh Vinh là gia đình nằm trong số tám hộ thoát nghèo năm 2023 của bản, vừa rồi huyện Trấn Yên đã có chính sách hỗ trợ mua một máy làm đất, từ đó đã giúp gia đình anh Vinh sử dụng, nâng cao hiệu quả, tăng năng suất, giúp thoát nghèo bền vững.
Thôn Khe Ron, xã Hồng Ca nằm cách trung tâm xã hơn 12 km, trước đây là nơi gần như biệt lập dưới các chân núi cao, người dân sống tự cung tự cấp. Bí thư Chi bộ Khe Ron Vàng A Sò cho biết: Cả bản có 118 hộ dân tộc Mông sinh sống, nhờ thu nhập vào rừng quế, cây tre măng bát độ, măng vầu... cho nên không còn thiếu đói như trước nữa. Điện lưới quốc gia về chiếu sáng, sóng viễn thông đã giúp người dân tiếp cận với xã hội bên ngoài rộng lớn. Qua vận động, toàn bộ các hộ dân đều có nhà vệ sinh, nhà tắm, các trẻ trong độ tuổi được đến lớp học. Các hủ tục lạc hậu như tục để người chết kéo dài nhiều ngày, thách cưới, tảo hôn, hôn nhân cận huyết đã lùi xa ở nơi này.
Bí thư Chi bộ Vàng A Sò là một trong những điển hình người Mông làm kinh tế giỏi trong vùng với gần 10 ha quế và cây dược liệu, thu nhập bình quân mỗi năm vài trăm triệu đồng. Nhà Sò có đầy đủ máy móc làm nông nghiệp, lại chăm chỉ, chịu khó làm ăn, sống chan hòa, gắn bó với bà con làng xóm… nên dù còn trẻ tuổi nhưng đã sớm trở thành người có uy tín, được cộng đồng yêu mến và tin tưởng.
Gia đình bà Nguyễn Thị Chanh ở thôn Bản Chiềng, xã Hồng Ca là hộ nghèo, năm 2023 đã tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo. Bà Chanh cho biết: "Những năm trước, gia đình thiếu đói quanh năm. Năm 2021, gia đình đã chuyển đổi 5 sào đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm, đồng thời được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật về chăm sóc cây dâu, chăn nuôi tằm theo phương pháp mới, sử dụng né ô vuông thay cho né tre truyền thống do địa phương phối hợp tổ chức… Gia đình cũng được hỗ trợ cây dâu giống, phân bón, né ô vuông và tằm giống theo chương trình giảm nghèo của địa phương. Đến năm 2023, gia đình tôi đã có 2,5 mẫu dâu, cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Đã có của ăn của để, có ti vi, xe máy nhà và ở khang trang, thoáng mát, vì vậy, cuối năm 2023, gia đình tôi đã tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo”.
Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Ca Hà Cao Luận cho biết: Nhờ vào cuộc quyết liệt, trọng tâm, trọng điểm, giải quyết kịp thời các điểm nghẽn trong việc xóa nghèo và được người dân đồng thuận cho nên đồng bào dân tộc thiểu số trong xã có chuyển biến rõ rệt, không ỷ lại vào hỗ trợ của nhà nước. Đến nay địa phương đã trồng và khai thác hiệu quả hơn 2.550 ha quế (có 1.400 ha quế hữu cơ); hơn 1.200 ha tre măng bát độ, sản lượng đạt 9.000 tấn, giá bán măng năm 2023 đạt 6.000 đồng/kg, dân thu về 54 tỷ đồng. Nhờ đó, năm 2023 có 63 hộ trong xã thoát nghèo. Từ các nguồn hỗ trợ của trên, đã làm 23 nhà ở mới cho hộ nghèo và hộ người có công, hiện toàn xã còn 85 hộ nghèo, chiếm 5,72% theo tiêu chí nghèo đa chiều; số cận nghèo còn 140 hộ, chiếm tỷ lệ 9,43%.
Với mục tiêu cuối năm 2024 xã giảm còn 2,56% hộ nghèo, 5,37% hộ cận nghèo, Hồng Ca đang tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các chương trình, dự án trên địa bàn; khảo sát độ tuổi lao động và lao động hằng năm của các hộ nghèo, cận nghèo chưa có việc làm để tư vấn, giới thiệu việc làm, cho vay vốn phát triển sản xuất, đào tạo nghề; nâng cao chất lượng đào tạo nghề; đa dạng hóa các ngành nghề dịch vụ; hỗ trợ giống, vốn, kinh nghiệm làm kinh tế… để các hộ từng bước nâng cao thu nhập, sớm thoát nghèo.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhờ vào cuộc quyết liệt, trọng tâm, trọng điểm, giải quyết kịp thời các điểm nghẽn trong việc xóa nghèo và được người dân đồng thuận cho nên đồng bào dân tộc thiểu số trong xã Hồng Ca đã có chuyển biến rõ rệt, không còn ỷ lại vào hỗ trợ của nhà nước.Gia đình Anh Lương Kim Vinh, dân tộc Tày, trú tại bản Khun là hộ nghèo do thiếu đất sản xuất, năm 2023 được nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng, được dòng họ và các hội viên nông dân chung sức vận chuyển vật liệu, góp công nay đã có nhà ở mới khang trang, cuộc sống ổn định hơn trước. Chị Hà Thị Hằng, Trưởng bản Khun cho biết: Anh Vinh là gia đình nằm trong số tám hộ thoát nghèo năm 2023 của bản, vừa rồi huyện Trấn Yên đã có chính sách hỗ trợ mua một máy làm đất, từ đó đã giúp gia đình anh Vinh sử dụng, nâng cao hiệu quả, tăng năng suất, giúp thoát nghèo bền vững.
Thôn Khe Ron, xã Hồng Ca nằm cách trung tâm xã hơn 12 km, trước đây là nơi gần như biệt lập dưới các chân núi cao, người dân sống tự cung tự cấp. Bí thư Chi bộ Khe Ron Vàng A Sò cho biết: Cả bản có 118 hộ dân tộc Mông sinh sống, nhờ thu nhập vào rừng quế, cây tre măng bát độ, măng vầu... cho nên không còn thiếu đói như trước nữa. Điện lưới quốc gia về chiếu sáng, sóng viễn thông đã giúp người dân tiếp cận với xã hội bên ngoài rộng lớn. Qua vận động, toàn bộ các hộ dân đều có nhà vệ sinh, nhà tắm, các trẻ trong độ tuổi được đến lớp học. Các hủ tục lạc hậu như tục để người chết kéo dài nhiều ngày, thách cưới, tảo hôn, hôn nhân cận huyết đã lùi xa ở nơi này.
Bí thư Chi bộ Vàng A Sò là một trong những điển hình người Mông làm kinh tế giỏi trong vùng với gần 10 ha quế và cây dược liệu, thu nhập bình quân mỗi năm vài trăm triệu đồng. Nhà Sò có đầy đủ máy móc làm nông nghiệp, lại chăm chỉ, chịu khó làm ăn, sống chan hòa, gắn bó với bà con làng xóm… nên dù còn trẻ tuổi nhưng đã sớm trở thành người có uy tín, được cộng đồng yêu mến và tin tưởng.
Gia đình bà Nguyễn Thị Chanh ở thôn Bản Chiềng, xã Hồng Ca là hộ nghèo, năm 2023 đã tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo. Bà Chanh cho biết: "Những năm trước, gia đình thiếu đói quanh năm. Năm 2021, gia đình đã chuyển đổi 5 sào đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm, đồng thời được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật về chăm sóc cây dâu, chăn nuôi tằm theo phương pháp mới, sử dụng né ô vuông thay cho né tre truyền thống do địa phương phối hợp tổ chức… Gia đình cũng được hỗ trợ cây dâu giống, phân bón, né ô vuông và tằm giống theo chương trình giảm nghèo của địa phương. Đến năm 2023, gia đình tôi đã có 2,5 mẫu dâu, cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Đã có của ăn của để, có ti vi, xe máy nhà và ở khang trang, thoáng mát, vì vậy, cuối năm 2023, gia đình tôi đã tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo”.
Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Ca Hà Cao Luận cho biết: Nhờ vào cuộc quyết liệt, trọng tâm, trọng điểm, giải quyết kịp thời các điểm nghẽn trong việc xóa nghèo và được người dân đồng thuận cho nên đồng bào dân tộc thiểu số trong xã có chuyển biến rõ rệt, không ỷ lại vào hỗ trợ của nhà nước. Đến nay địa phương đã trồng và khai thác hiệu quả hơn 2.550 ha quế (có 1.400 ha quế hữu cơ); hơn 1.200 ha tre măng bát độ, sản lượng đạt 9.000 tấn, giá bán măng năm 2023 đạt 6.000 đồng/kg, dân thu về 54 tỷ đồng. Nhờ đó, năm 2023 có 63 hộ trong xã thoát nghèo. Từ các nguồn hỗ trợ của trên, đã làm 23 nhà ở mới cho hộ nghèo và hộ người có công, hiện toàn xã còn 85 hộ nghèo, chiếm 5,72% theo tiêu chí nghèo đa chiều; số cận nghèo còn 140 hộ, chiếm tỷ lệ 9,43%.
Với mục tiêu cuối năm 2024 xã giảm còn 2,56% hộ nghèo, 5,37% hộ cận nghèo, Hồng Ca đang tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các chương trình, dự án trên địa bàn; khảo sát độ tuổi lao động và lao động hằng năm của các hộ nghèo, cận nghèo chưa có việc làm để tư vấn, giới thiệu việc làm, cho vay vốn phát triển sản xuất, đào tạo nghề; nâng cao chất lượng đào tạo nghề; đa dạng hóa các ngành nghề dịch vụ; hỗ trợ giống, vốn, kinh nghiệm làm kinh tế… để các hộ từng bước nâng cao thu nhập, sớm thoát nghèo.