CTTĐT - Từ năm 2011 - 2024, UBND xã Lao Chải phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội của huyện, tỉnh mở được 5 lớp đào tạo nghề cho 185 lao động của bản Lao Chải tham gia học nghề ngắn hạn; phối hợp với các đơn vị chuyên môn của huyện tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nâng cao kiến thức cho người dân trong sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi với 610 lượt người tham gia.
Mô hình chăn nuôi dê cho người dân bản Lao Chải, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.
Những năm qua, Ban Chi ủy Chi bộ bản Lao Chải, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải đã tập trung vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng các mô hình kinh tế có thế mạnh của bản; khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó chú trọng loại hình chăn nuôi tập trung; chú trọng thâm canh, tăng năng suất, sản lượng cây lúa nước, cây ngô, cây lạc trên đất đồi, vườn, đất lúa kém hiệu quả; tuyên truyền, vận động người dân trồng ngô đông để làm thức ăn cho gia súc trong vụ đông; khuyến khích nhân dân phát triển kinh tế rừng.
Từ năm 2011 - 2024, UBND xã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội của huyện, tỉnh mở được 5 lớp đào tạo nghề cho 185 lao động của bản tham gia học nghề ngắn hạn; phối hợp với các đơn vị chuyên môn của huyện tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nâng cao kiến thức cho người dân trong sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi với 610 lượt người tham gia.
Từ kiến thức được tập huấn cùng với các chính sách hỗ trợ của tỉnh, người dân đã áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình, tạo hiệu quả thiết thực. Đến nay, các mô hình chăn nuôi theo Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh phát huy hiệu quả rõ rệt. Người dân trong bản phát triển được 3 mô hình chăn nuôi trâu, bò quy mô 10 con trở lên, 4 mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô 3 con lợn nái và 20 con lợn thịt, 2 mô hình nuôi dê và các mô hình chăn nuôi gia cầm quy mô trên 50 con/lứa...
Các mô hình cho thu nhập ổn định từ 70 - 100 triệu đồng/năm; 130 hộ dân đã mua sắm máy móc nông nghiệp phục vụ sản xuất và làm dịch vụ như: máy cày bừa, máy xay xát, máy tuốt lúa phục vụ bà con trong bản; 10 hộ kinh doanh buôn bán dịch vụ. Gần 200 lao động được đào tạo nghề và giới thiệu việc làm tại các công ty trong và ngoài tỉnh với mức thu bình quân từ 7 - 15 triệu đồng/người/tháng. Người dân trong bản tập trung thâm canh tăng vụ, phát triển kinh tế đồi rừng... để tăng thêm thu nhập. Thu nhập bình quân hết năm 2024 dự ước đạt trên 45 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo dự ước giảm xuống còn 12%.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ năm 2011 - 2024, UBND xã Lao Chải phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội của huyện, tỉnh mở được 5 lớp đào tạo nghề cho 185 lao động của bản Lao Chải tham gia học nghề ngắn hạn; phối hợp với các đơn vị chuyên môn của huyện tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nâng cao kiến thức cho người dân trong sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi với 610 lượt người tham gia. Những năm qua, Ban Chi ủy Chi bộ bản Lao Chải, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải đã tập trung vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng các mô hình kinh tế có thế mạnh của bản; khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó chú trọng loại hình chăn nuôi tập trung; chú trọng thâm canh, tăng năng suất, sản lượng cây lúa nước, cây ngô, cây lạc trên đất đồi, vườn, đất lúa kém hiệu quả; tuyên truyền, vận động người dân trồng ngô đông để làm thức ăn cho gia súc trong vụ đông; khuyến khích nhân dân phát triển kinh tế rừng.
Từ năm 2011 - 2024, UBND xã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội của huyện, tỉnh mở được 5 lớp đào tạo nghề cho 185 lao động của bản tham gia học nghề ngắn hạn; phối hợp với các đơn vị chuyên môn của huyện tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nâng cao kiến thức cho người dân trong sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi với 610 lượt người tham gia.
Từ kiến thức được tập huấn cùng với các chính sách hỗ trợ của tỉnh, người dân đã áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình, tạo hiệu quả thiết thực. Đến nay, các mô hình chăn nuôi theo Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh phát huy hiệu quả rõ rệt. Người dân trong bản phát triển được 3 mô hình chăn nuôi trâu, bò quy mô 10 con trở lên, 4 mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô 3 con lợn nái và 20 con lợn thịt, 2 mô hình nuôi dê và các mô hình chăn nuôi gia cầm quy mô trên 50 con/lứa...
Các mô hình cho thu nhập ổn định từ 70 - 100 triệu đồng/năm; 130 hộ dân đã mua sắm máy móc nông nghiệp phục vụ sản xuất và làm dịch vụ như: máy cày bừa, máy xay xát, máy tuốt lúa phục vụ bà con trong bản; 10 hộ kinh doanh buôn bán dịch vụ. Gần 200 lao động được đào tạo nghề và giới thiệu việc làm tại các công ty trong và ngoài tỉnh với mức thu bình quân từ 7 - 15 triệu đồng/người/tháng. Người dân trong bản tập trung thâm canh tăng vụ, phát triển kinh tế đồi rừng... để tăng thêm thu nhập. Thu nhập bình quân hết năm 2024 dự ước đạt trên 45 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo dự ước giảm xuống còn 12%.