CTTĐT - Xóa đói giảm nghèo được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ năm 2010 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt được những kết quả bước đầu, giúp người dân cải thiện đời sống.
Mô hình trồng nấm giúp nhiều hộ dân thoát nghèo tại xã Hoàng Thắng huyện Văn Yên
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, những năm qua, Yên Bái đã có nhiều giải pháp, chính sách được tích cực triển khai như: đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ về y tế, cung cấp tín dụng ưu đãi, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề, hướng dẫn người dân cách làm ăn.
Nhiều gia đình được hỗ trợ chăn nuôi lợn theo dự án giảm nghèo.
Song song với triển khai các mô hình trình diễn, người dân còn được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, quy trình canh tác, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ nông sản… làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội miền núi.
Mô hình nuôi ba ba sinh sản tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn
Nuôi dê tại Văn Chấn
Ngoài ra, chương trình còn triển khai thực hiện đồng bộ nhiều chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội: hỗ trợ hộ nghèo về dân sinh và tiếp cận với các dịch vụ xã hội (y tế, cơ sở vật chất giáo dục và đào tạo, tiền điện cho hộ nghèo, dầu hỏa thắp sáng cho đồng bào dân tộc thiểu số…).
Người dân nhận tiền hỗ trợ tiền điện thắp sáng tại xã Đại Sơn, huyện Văn Yên
Bộ mặt nông thôn miền núi đã dần được thay đổi. Trong ảnh: Toàn bộ thị trấn Mù Cang Chải
3 năm qua, công tác giảm nghèo tại Yên Bái đã nhận được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, các chương trình, dự án được tổ chức thực hiện đã đến các đối tượng thụ hưởng, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo của tỉnh. Thành quả của công tác giảm nghèo trên địa bàn đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống của người dân từng bước được cải thiện.
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xóa đói giảm nghèo được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ năm 2010 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt được những kết quả bước đầu, giúp người dân cải thiện đời sống.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, những năm qua, Yên Bái đã có nhiều giải pháp, chính sách được tích cực triển khai như: đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ về y tế, cung cấp tín dụng ưu đãi, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề, hướng dẫn người dân cách làm ăn.
Nhiều gia đình được hỗ trợ chăn nuôi lợn theo dự án giảm nghèo.
Song song với triển khai các mô hình trình diễn, người dân còn được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, quy trình canh tác, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ nông sản… làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội miền núi.
Mô hình nuôi ba ba sinh sản tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn
Nuôi dê tại Văn Chấn
Ngoài ra, chương trình còn triển khai thực hiện đồng bộ nhiều chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội: hỗ trợ hộ nghèo về dân sinh và tiếp cận với các dịch vụ xã hội (y tế, cơ sở vật chất giáo dục và đào tạo, tiền điện cho hộ nghèo, dầu hỏa thắp sáng cho đồng bào dân tộc thiểu số…).
Người dân nhận tiền hỗ trợ tiền điện thắp sáng tại xã Đại Sơn, huyện Văn Yên
Bộ mặt nông thôn miền núi đã dần được thay đổi. Trong ảnh: Toàn bộ thị trấn Mù Cang Chải
3 năm qua, công tác giảm nghèo tại Yên Bái đã nhận được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, các chương trình, dự án được tổ chức thực hiện đã đến các đối tượng thụ hưởng, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo của tỉnh. Thành quả của công tác giảm nghèo trên địa bàn đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống của người dân từng bước được cải thiện.