CTTĐT - Sau 3 năm (2013-2016) thực hiện Quyết định số 54/QĐ-TTg, ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Mù Cang Chải đã tích cực tổ chức triển khai chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên địa bàn, đạt nhiều kết quả quan trọng góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Quá trình triển khai vay vốn gắn với việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và định hướng việc đầu tư phát triển sản xuất bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương
Trên cơ sở danh sách hộ nghèo đã phê duyệt và số vốn kế hoạch giao, số vốn thu hồi cần triển khai giải ngân tiếp, Ủy ban nhân dân huyện đã triển khai xuống các xã tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng vốn vay đúng mục đích nhằm tăng thêm thu nhập ổn định đời sống; tiến hành bình xét từ thôn bản, phân loại các hộ thuộc đối tượng, ưu tiên những hộ khó khăn hơn được vay vốn; tiến hành làm hồ sơ, thẩm định nhu cầu vay vốn đúng quy trình, thủ tục do Ngân hàng CSXH quy định.
Kết quả năm 2013 có 45 hộ được vay với số vốn 360 triệu đồng; kết dư năm 2014 có 132 hộ vay với trên 1 tỷ 056 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch; năm 2015 có 225 hộ được vay với số vốn 1 tỷ 800 triệu đồng; Kết dư đến cuối năm 2015 có 357 hộ vay còn dư nợ với tổng số vốn 2 tỷ 854 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch tỉnh giao. Tính đến 30/9/2016 tổng số vốn cho vay trên địa bàn huyện Mù Cang Chải là 3 tỷ 315 triệu đồng với 416 hộ vay còn dư nợ đạt 99,8% kế hoạch tỉnh giao.
Quá trình triển khai vay vốn gắn với việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và định hướng việc đầu tư phát triển sản xuất bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Nhiều hộ phát triển kinh tế gia đình có hiệu quả, tăng thu nhập, xóa được nghèo và vươn lên khá, giàu, ổn định đời sống bà con nhân dân vùng cao, góp phần vào xây dựng phát triển kinh tế của huyện. Đến nay cơ bản huyện không còn hộ đói nghèo kinh niên. Năm 2015, thống kê theo chuẩn nghèo đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện chiếm 75,13%. Nội dung khảo sát về nghèo đa chiều đã mở rộng tiêu chí rà soát đánh giá nên hộ nghèo có biến động tăng, song so sánh tổng thể mặt bằng đời sống thu nhập thì năm 2015 đời sống kinh tế của bà con nhân dân trên địa bàn huyện có bước phát triển ổn định hơn. Theo đánh giá, chính sách đã tạo điều kiện cho hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn có vốn để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu kinh tế gia đình./.
Thanh Hoa
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau 3 năm (2013-2016) thực hiện Quyết định số 54/QĐ-TTg, ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Mù Cang Chải đã tích cực tổ chức triển khai chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên địa bàn, đạt nhiều kết quả quan trọng góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Trên cơ sở danh sách hộ nghèo đã phê duyệt và số vốn kế hoạch giao, số vốn thu hồi cần triển khai giải ngân tiếp, Ủy ban nhân dân huyện đã triển khai xuống các xã tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng vốn vay đúng mục đích nhằm tăng thêm thu nhập ổn định đời sống; tiến hành bình xét từ thôn bản, phân loại các hộ thuộc đối tượng, ưu tiên những hộ khó khăn hơn được vay vốn; tiến hành làm hồ sơ, thẩm định nhu cầu vay vốn đúng quy trình, thủ tục do Ngân hàng CSXH quy định.
Kết quả năm 2013 có 45 hộ được vay với số vốn 360 triệu đồng; kết dư năm 2014 có 132 hộ vay với trên 1 tỷ 056 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch; năm 2015 có 225 hộ được vay với số vốn 1 tỷ 800 triệu đồng; Kết dư đến cuối năm 2015 có 357 hộ vay còn dư nợ với tổng số vốn 2 tỷ 854 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch tỉnh giao. Tính đến 30/9/2016 tổng số vốn cho vay trên địa bàn huyện Mù Cang Chải là 3 tỷ 315 triệu đồng với 416 hộ vay còn dư nợ đạt 99,8% kế hoạch tỉnh giao.
Quá trình triển khai vay vốn gắn với việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và định hướng việc đầu tư phát triển sản xuất bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Nhiều hộ phát triển kinh tế gia đình có hiệu quả, tăng thu nhập, xóa được nghèo và vươn lên khá, giàu, ổn định đời sống bà con nhân dân vùng cao, góp phần vào xây dựng phát triển kinh tế của huyện. Đến nay cơ bản huyện không còn hộ đói nghèo kinh niên. Năm 2015, thống kê theo chuẩn nghèo đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện chiếm 75,13%. Nội dung khảo sát về nghèo đa chiều đã mở rộng tiêu chí rà soát đánh giá nên hộ nghèo có biến động tăng, song so sánh tổng thể mặt bằng đời sống thu nhập thì năm 2015 đời sống kinh tế của bà con nhân dân trên địa bàn huyện có bước phát triển ổn định hơn. Theo đánh giá, chính sách đã tạo điều kiện cho hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn có vốn để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu kinh tế gia đình./.