Sau hơn một năm cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh Yên Bái đã có 4.093 hộ được vay vốn ưu đãi với số tiền trên 108 tỷ đồng, trong đó cao nhất là huyện Văn Chấn có 1.136 hộ vay trên 27 tỷ đồng, huyện Yên Bình có 721 hộ vay gần 21 tỷ đồng. Hầu hết số hộ cận nghèo này được vay vốn từ 25 - 30 triệu đồng.
Hộ cận nghèo ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Cải vay vốn mua trâu phục vụ sản xuất kinh doanh
Năm 2012, anh Trần Văn Dũng và chị Nguyễn Thị Hiền ở thôn 7 Đầm Thơm, xã Đại Minh, huyện Yên Bình vừa kết hôn đã ra ở riêng, có 3ha đất đồi được bố mẹ hai bên cho để làm của hồi môn.
Nhưng do cuộc sống khó khăn, nhất là không có tiền đầu tư nên diện tích đất đó đành để cỏ mọc um tùm. Giữa năm 2013, khi có chủ trương cho vay hộ cận nghèo, vợ chồng anh Dũng được vay 30 triệu đồng. Từ đồng vốn này, anh chị đã mua cây giống, thuê người làm cỏ, đào hố trồng 4.000 cây keo và 100 gốc bưởi giống Đoan Hùng: “Diện tích 3ha cây keo này chừng 3 năm nữa, chúng tôi tiến hành, tỉa thưa để bán. Số tiền đó sẽ được trả lãi cho ngân hàng và tái đầu tư cho diện tích còn lại. Nếu thuận lợi thì khoảng sau 5 năm, đồi rừng đến kỳ khai thác, ước đạt 200m3, bán theo giá thời điểm hiện nay được trên 200 triệu đồng; chắc chắn giúp gia đình tôi sớm có đủ tiền hoàn trả ngân hàng”, anh Dũng vui vẻ nói.
Gia đình chị Nguyễn Thị Mơ ở thôn 12 Quyết Tiến, xã Đại Minh có chung niềm vui khi được vay vốn từ chương trình này. Trước đây kinh tế gia đình tương đối khá giả nhưng từ năm 2012, chị bị bệnh ung thư tuyến giáp nên gia đình phải lo liệu, bán hết tài sản giá trị để có tiền chữa trị, gia đình rơi vào diện hộ cận nghèo. Nhờ chính quyền, đoàn thể địa phương giúp đỡ, chị may mắn hơn là được vay vốn ưu đãi ngay đợt đầu tiên NHCSXH cho vay theo quy định mới về nâng mức cho vay và hạ lãi suất. Nhận 50 triệu đồng từ NHCSXH huyện Yên Bình, gia đình chị mua 1 cặp trâu nái sinh sản 48 triệu đồng còn 2 triệu đồng dành vào việc trồng 1 sào cỏ voi. Từ cặp trâu gầy gò, sau hơn tháng chăm sóc tốt, cặp trâu của nhà chị Mơ đang phổng phao, béo khỏe trông thấy.
“Mọi người trong gia đình không có ai là lười biếng nhưng quả thực không có vốn để đầu tư kinh tế. May mắn có nguồn vốn vay ưu đãi, chúng tôi mới có cơ hội thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống. Mong sao sẽ có thêm nhiều hộ như gia đình tôi được tiếp cận ngồn vốn này”, chị Mơ chia sẻ.
Nguồn vốn vay đối với hộ cận nghèo ở vùng núi cao Yên Bái thực sự có ý nghĩa. Đặc biệt so với thời điểm Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực, thì hiện nay mức vay tối đa là 50 triệu đồng/hộ và lãi suất cũng được điều chỉnh giảm xuống đã giúp người dân có đủ vốn, công tác triển khai cho vay được tiến hành chặt chẽ, bài bản hơn nên đã mang lại kết quả rõ rệt.
Tuy nhiên, lượng vốn hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, trong đó số hộ cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi mới chỉ chiếm khoảng 30%. Theo Giám đốc NHCSXH tỉnh Yên Bái Nguyễn Thanh Hải, thời gian tới cùng với việc kiến nghị bổ sung nguồn vốn vay đối với chương trình này, NHCSXH tỉnh Yên Bái tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng hoạt động uỷ thác cho vay, phối hợp với chính quyền, các hội, đoàn thể tăng cường giám sát quy trình bình xét cho vay, đảm bảo dân chủ, khách quan, đúng đối tượng; đặc biệt là lồng ghép việc hướng dẫn, tư vấn cho hộ cận nghèo về sử dụng vốn chuyển đổi mô hình cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện địa hình đất đai và trình độ canh tác ở vùng miền núi.
Theo Ngân hàng chính sách
Sau hơn một năm cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh Yên Bái đã có 4.093 hộ được vay vốn ưu đãi với số tiền trên 108 tỷ đồng, trong đó cao nhất là huyện Văn Chấn có 1.136 hộ vay trên 27 tỷ đồng, huyện Yên Bình có 721 hộ vay gần 21 tỷ đồng. Hầu hết số hộ cận nghèo này được vay vốn từ 25 - 30 triệu đồng.
Năm 2012, anh Trần Văn Dũng và chị Nguyễn Thị Hiền ở thôn 7 Đầm Thơm, xã Đại Minh, huyện Yên Bình vừa kết hôn đã ra ở riêng, có 3ha đất đồi được bố mẹ hai bên cho để làm của hồi môn.
Nhưng do cuộc sống khó khăn, nhất là không có tiền đầu tư nên diện tích đất đó đành để cỏ mọc um tùm. Giữa năm 2013, khi có chủ trương cho vay hộ cận nghèo, vợ chồng anh Dũng được vay 30 triệu đồng. Từ đồng vốn này, anh chị đã mua cây giống, thuê người làm cỏ, đào hố trồng 4.000 cây keo và 100 gốc bưởi giống Đoan Hùng: “Diện tích 3ha cây keo này chừng 3 năm nữa, chúng tôi tiến hành, tỉa thưa để bán. Số tiền đó sẽ được trả lãi cho ngân hàng và tái đầu tư cho diện tích còn lại. Nếu thuận lợi thì khoảng sau 5 năm, đồi rừng đến kỳ khai thác, ước đạt 200m3, bán theo giá thời điểm hiện nay được trên 200 triệu đồng; chắc chắn giúp gia đình tôi sớm có đủ tiền hoàn trả ngân hàng”, anh Dũng vui vẻ nói.
Gia đình chị Nguyễn Thị Mơ ở thôn 12 Quyết Tiến, xã Đại Minh có chung niềm vui khi được vay vốn từ chương trình này. Trước đây kinh tế gia đình tương đối khá giả nhưng từ năm 2012, chị bị bệnh ung thư tuyến giáp nên gia đình phải lo liệu, bán hết tài sản giá trị để có tiền chữa trị, gia đình rơi vào diện hộ cận nghèo. Nhờ chính quyền, đoàn thể địa phương giúp đỡ, chị may mắn hơn là được vay vốn ưu đãi ngay đợt đầu tiên NHCSXH cho vay theo quy định mới về nâng mức cho vay và hạ lãi suất. Nhận 50 triệu đồng từ NHCSXH huyện Yên Bình, gia đình chị mua 1 cặp trâu nái sinh sản 48 triệu đồng còn 2 triệu đồng dành vào việc trồng 1 sào cỏ voi. Từ cặp trâu gầy gò, sau hơn tháng chăm sóc tốt, cặp trâu của nhà chị Mơ đang phổng phao, béo khỏe trông thấy.
“Mọi người trong gia đình không có ai là lười biếng nhưng quả thực không có vốn để đầu tư kinh tế. May mắn có nguồn vốn vay ưu đãi, chúng tôi mới có cơ hội thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống. Mong sao sẽ có thêm nhiều hộ như gia đình tôi được tiếp cận ngồn vốn này”, chị Mơ chia sẻ.
Nguồn vốn vay đối với hộ cận nghèo ở vùng núi cao Yên Bái thực sự có ý nghĩa. Đặc biệt so với thời điểm Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực, thì hiện nay mức vay tối đa là 50 triệu đồng/hộ và lãi suất cũng được điều chỉnh giảm xuống đã giúp người dân có đủ vốn, công tác triển khai cho vay được tiến hành chặt chẽ, bài bản hơn nên đã mang lại kết quả rõ rệt.
Tuy nhiên, lượng vốn hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, trong đó số hộ cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi mới chỉ chiếm khoảng 30%. Theo Giám đốc NHCSXH tỉnh Yên Bái Nguyễn Thanh Hải, thời gian tới cùng với việc kiến nghị bổ sung nguồn vốn vay đối với chương trình này, NHCSXH tỉnh Yên Bái tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng hoạt động uỷ thác cho vay, phối hợp với chính quyền, các hội, đoàn thể tăng cường giám sát quy trình bình xét cho vay, đảm bảo dân chủ, khách quan, đúng đối tượng; đặc biệt là lồng ghép việc hướng dẫn, tư vấn cho hộ cận nghèo về sử dụng vốn chuyển đổi mô hình cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện địa hình đất đai và trình độ canh tác ở vùng miền núi.