Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Yên Bái thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững

05/08/2014 10:03:40 Xem cỡ chữ

CTTĐT - Yên Bái là tỉnh vùng cao, có 2/62 huyện nghèo nhất nước. Những năm qua, Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, ngành trong tỉnh. Việc triển khai đồng bộ các chính sách, dự án hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo đã góp phần giảm đáng kể hộ nghèo, từng bước giảm nghèo bền vững.

Các chính sách về an sinh xã hội được triển khai kịp thời, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Nhằm đạt được các mục tiêu giảm nghèo bền vững. Ngày 30/3/2012, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND về việc phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012-2015 theo đó ngày 13/4/2012 Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 353/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án trên để triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo số liệu từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái sau hơn 2 năm tổ chức triển khai thực hiện Đề án đến nay đã đạt được những kết quả quan trong như: Tổng nguồn lực huy động trong cho chương trình giảm nghèo toàn tỉnh ước đạt 4.796,356 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch, trong đó: Ngân sách Trung ương 2.334,965  tỷ đồng, chiếm 48,7%; Ngân sách địa phương 375,929 tỷ đồng, chiếm 7,8%; Ngân hàng Chính sách xã hội 1.524,355 tỷ đồng, chiếm 31,8%; Các nguồn vốn huy động khác (vốn nước ngoài, vốn doanh nghiệp, vốn huy động từ cộng đồng) 561,106  tỷ đồng chiếm 11,7%; Các dự án được triển khai thực hiện đúng mục tiêu, đúng đối tượng, đúng tiến độ phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, tạo sự tin tưởng, phấn khởi và đồng thuận cao trong quá trình tổ chức triển khai ở cơ sở.; Các chính sách về an sinh xã hội được triển khai kịp thời, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái đã ban hành các chính sách đặc thù trên địa bàn. Nhờ vậy đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, chấm dứt được tình trạng đói kinh niên. Cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội như: trường học, bệnh viện, đường giao thông, thuỷ lợi… được cải thiện cơ bản, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu về đi lại, khám chữa bệnh và học tập của người dân. Nhận thức của nhân dân về công tác xóa đói giảm nghèo đã có sự chuyển biến và nâng cao rõ rệt, nhóm hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp và nhóm hộ ở vùng cao đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh và vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được tỉnh Yên Bái vẫn còn tồn tại những hạn chế Yên Bái là tỉnh nghèo trong khu vực Tây Bắc, hai huyện nghèo của tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm nhưng chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, số hộ cận nghèo còn nhiều. Còn một bộ phận hộ nghèo chưa tích cực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, còn có tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Năng lực quản lý, điều hành Chương trình giảm nghèo bền vững còn hạn chế, nhất là cấp xã, phường và thôn bản, do vậy hiệu quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao; Hộ nghèo có xu hướng tập trung rõ rệt vào vùng cao, vùng sâu, vùng xa có đông người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh, tập trung vào một số xã, huyện đặc biệt khó khăn

Để thực hiện tốt Đề án giảm nghèo bền vững trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái cần tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào công cuộc giảm nghèo, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, cận nghèo; Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác giảm nghèo bền vững; Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo; Tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ năng giảm nghèo cho người dân; tập trung thực hiện lồng ghép các chương trình, chính sách giảm nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới cũng như nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm, góp phần giúp người nghèo giảm nghèo bền vững.

 

Hồng Hạnh