Chị Hà Thị Công ở thôn Năm Hăn, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn (Yên Bái) ôm bó cỏ cho trâu ăn thêm rồi quay sang nói với chúng tôi: “Nhờ đồng vốn cận nghèo đó các anh ạ, nó sắp sinh nghé con rồi, tôi tính sẽ gây thêm thành cả đàn cho bõ công chăn thả”.
Con trâu được mua từ vốn vay ưu đãi dành cho hộ cận nghèo của gia đình chị Hà Thị Công sắp sinh nghé con
Con trâu được mua từ vốn vay ưu đãi dành cho hộ cận nghèo của gia đình chị Hà Thị Công sắp sinh nghé con
Bước lên bậc sàn, chị chỉ tay sang khu công trình phụ rồi nói tiếp: “Cũng nhờ đồng vốn chính sách mà nhà tôi và nhiều gia đình khác trong bản, trong xã có nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường. Chúng tôi cảm ơn Nhà nước lắm”. Phù Nham có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng lại không “chia đều” cho các hộ, các thôn. Khu dân cư nào nằm trọn trong lòng chảo Mường Lò thì nhiều ruộng, nhiều thóc. Tổ dân cư nào nằm trên Quốc lộ giáp ranh với thị xã Nghĩa Lộ thì phát triển thương mại, dịch vụ; còn lại các thôn, bản vùng ven thì vẫn còn nhiều khó khăn.
Thống kê mới đây, xã còn tới 431 hộ nghèo và 150 hộ cận nghèo. Địa phương đã có nhiều giải pháp để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, trong đó có tranh thủ nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ. Hiện, tổng dư nợ nguồn vốn này đạt trên 14,2 tỷ đồng, nhân dân Phù Nham chắt chiu đồng vốn, nhận được tiền là mua phân, mua giống lợn, giống trâu hoặc làm nhà. Từ đồng vốn chính sách, nhiều hộ đã vươn lên, có cuộc sống đủ đầy hơn.
Nâng cao năng lực giảm nghèo còn rất nhiều điều đáng bàn, ví như hộ nghèo thì được quan tâm, đầu tư, hỗ trợ nhiều thứ, còn hộ cận nghèo với khoảng cách rất mong manh so với hộ nghèo thì sao? Chính phủ đã nhận ra điều đó và có những thay đổi, việc giải quyết cho hộ cận nghèo được vay vốn chính sách là sự đổi mới rõ nét nhất. Chị Hà Thị Công với con trâu nái ở bản Năm Hăn kể trên là một ví dụ điển hình về hiệu quả của đồng vốn chính sách cho hộ cận nghèo. Số tiền vốn 25 triệu đồng được vay từ Chương trình hộ cận nghèo, gia đình chị đã bỏ thêm 3 triệu đồng nữa mua được 1 con trâu nhỏ. Sau một năm chăm sóc, con trâu đã lớn nhanh, khỏe mạnh, cày bừa tốt, có nguồn phân bón cho ruộng và mừng hơn là sắp sinh một nghé con.
Để Chương trình tín dụng đối với hộ cận nghèo tiếp tục đạt hiệu quả, NHCSXH huyện Văn Chấn đã tham mưu cho Ban đại diện HĐQT ban hành văn bản chỉ đạo UBND các xã, các tổ chức hội, đoàn thể triển khai; phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể cấp huyện tổ chức 10 lớp tập huấn cho 650 lượt người với thành phần là Ban giảm nghèo, cán bộ tổ chức hội, đoàn thể và Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, đồng thời tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân về Chương trình tín dụng đối với hộ cận nghèo bằng các hình thức như: Thông báo qua các buổi họp thôn, phát trên hệ thống loa truyền thanh, niêm yết công khai tại bảng tin của NHCSXH tại trụ sở và UBND các xã, thị trấn.
Dư nợ cho vay hộ cận nghèo của huyện Văn Chấn đến nay đạt 27,8 tỷ đồng. Toàn huyện đã có 1.547 hộ tại 31 xã, thị trấn được vay vốn đầu tư mua trâu, bò, máy nông nghiệp, trồng rừng và trồng cây ăn quả. Vốn đến với hộ cận nghèo phát huy được hiệu quả không chỉ góp phần đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo mà còn góp phần hạn chế tình trạng bức xúc trong việc bình xét hộ nghèo tại thôn, bản.
Về tận các thôn, bản mới thấy người dân trân trọng đồng vốn chính sách đến nhường nào. Họ luôn coi vốn chính sách là cơ hội để vươn lên trong cuộc sống. Vốn được đầu tư đúng địa chỉ, được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả và sẽ được trả đầy đủ gốc và lãi vì nói như bà con là phải có trách nhiệm với Tổ tiết kiệm và vay vốn của mình.
Tuy nhiên, nhiều hộ cận nghèo ở Văn Chấn có nguyện vọng được vay đủ mức tối đa là 50 triệu đồng/hộ vì không chỉ để mua mấy chục cân thóc giống, mấy tạ phân hóa học mà là mua trâu, xây chuồng trại, chăn nuôi vài chục con lợn… Giám đốc NHCSXH huyện Văn Chấn Trần Quang Sơn, cho biết: “Chúng tôi rất thấu hiểu nguyện vọng của bà con và đã kiến nghị với cấp trên bổ sung nguồn vốn để cho người dân vay đủ số tiền”.
Theo NHCS
Chị Hà Thị Công ở thôn Năm Hăn, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn (Yên Bái) ôm bó cỏ cho trâu ăn thêm rồi quay sang nói với chúng tôi: “Nhờ đồng vốn cận nghèo đó các anh ạ, nó sắp sinh nghé con rồi, tôi tính sẽ gây thêm thành cả đàn cho bõ công chăn thả”.
Con trâu được mua từ vốn vay ưu đãi dành cho hộ cận nghèo của gia đình chị Hà Thị Công sắp sinh nghé con
Bước lên bậc sàn, chị chỉ tay sang khu công trình phụ rồi nói tiếp: “Cũng nhờ đồng vốn chính sách mà nhà tôi và nhiều gia đình khác trong bản, trong xã có nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường. Chúng tôi cảm ơn Nhà nước lắm”. Phù Nham có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng lại không “chia đều” cho các hộ, các thôn. Khu dân cư nào nằm trọn trong lòng chảo Mường Lò thì nhiều ruộng, nhiều thóc. Tổ dân cư nào nằm trên Quốc lộ giáp ranh với thị xã Nghĩa Lộ thì phát triển thương mại, dịch vụ; còn lại các thôn, bản vùng ven thì vẫn còn nhiều khó khăn.
Thống kê mới đây, xã còn tới 431 hộ nghèo và 150 hộ cận nghèo. Địa phương đã có nhiều giải pháp để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, trong đó có tranh thủ nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ. Hiện, tổng dư nợ nguồn vốn này đạt trên 14,2 tỷ đồng, nhân dân Phù Nham chắt chiu đồng vốn, nhận được tiền là mua phân, mua giống lợn, giống trâu hoặc làm nhà. Từ đồng vốn chính sách, nhiều hộ đã vươn lên, có cuộc sống đủ đầy hơn.
Nâng cao năng lực giảm nghèo còn rất nhiều điều đáng bàn, ví như hộ nghèo thì được quan tâm, đầu tư, hỗ trợ nhiều thứ, còn hộ cận nghèo với khoảng cách rất mong manh so với hộ nghèo thì sao? Chính phủ đã nhận ra điều đó và có những thay đổi, việc giải quyết cho hộ cận nghèo được vay vốn chính sách là sự đổi mới rõ nét nhất. Chị Hà Thị Công với con trâu nái ở bản Năm Hăn kể trên là một ví dụ điển hình về hiệu quả của đồng vốn chính sách cho hộ cận nghèo. Số tiền vốn 25 triệu đồng được vay từ Chương trình hộ cận nghèo, gia đình chị đã bỏ thêm 3 triệu đồng nữa mua được 1 con trâu nhỏ. Sau một năm chăm sóc, con trâu đã lớn nhanh, khỏe mạnh, cày bừa tốt, có nguồn phân bón cho ruộng và mừng hơn là sắp sinh một nghé con.
Để Chương trình tín dụng đối với hộ cận nghèo tiếp tục đạt hiệu quả, NHCSXH huyện Văn Chấn đã tham mưu cho Ban đại diện HĐQT ban hành văn bản chỉ đạo UBND các xã, các tổ chức hội, đoàn thể triển khai; phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể cấp huyện tổ chức 10 lớp tập huấn cho 650 lượt người với thành phần là Ban giảm nghèo, cán bộ tổ chức hội, đoàn thể và Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, đồng thời tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân về Chương trình tín dụng đối với hộ cận nghèo bằng các hình thức như: Thông báo qua các buổi họp thôn, phát trên hệ thống loa truyền thanh, niêm yết công khai tại bảng tin của NHCSXH tại trụ sở và UBND các xã, thị trấn.
Dư nợ cho vay hộ cận nghèo của huyện Văn Chấn đến nay đạt 27,8 tỷ đồng. Toàn huyện đã có 1.547 hộ tại 31 xã, thị trấn được vay vốn đầu tư mua trâu, bò, máy nông nghiệp, trồng rừng và trồng cây ăn quả. Vốn đến với hộ cận nghèo phát huy được hiệu quả không chỉ góp phần đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo mà còn góp phần hạn chế tình trạng bức xúc trong việc bình xét hộ nghèo tại thôn, bản.
Về tận các thôn, bản mới thấy người dân trân trọng đồng vốn chính sách đến nhường nào. Họ luôn coi vốn chính sách là cơ hội để vươn lên trong cuộc sống. Vốn được đầu tư đúng địa chỉ, được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả và sẽ được trả đầy đủ gốc và lãi vì nói như bà con là phải có trách nhiệm với Tổ tiết kiệm và vay vốn của mình.
Tuy nhiên, nhiều hộ cận nghèo ở Văn Chấn có nguyện vọng được vay đủ mức tối đa là 50 triệu đồng/hộ vì không chỉ để mua mấy chục cân thóc giống, mấy tạ phân hóa học mà là mua trâu, xây chuồng trại, chăn nuôi vài chục con lợn… Giám đốc NHCSXH huyện Văn Chấn Trần Quang Sơn, cho biết: “Chúng tôi rất thấu hiểu nguyện vọng của bà con và đã kiến nghị với cấp trên bổ sung nguồn vốn để cho người dân vay đủ số tiền”.