Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Khi chính sách đến được với người dân

31/08/2015 10:05:16 Xem cỡ chữ

CTTĐT- Với việc xác định “Đảm bảo an sinh xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững”, thành phố Yên Bái đã có những biện pháp giúp người dân giảm nghèo bền vững.

Với nhiều cách làm hay như huy động vốn, hỗ trợ vốn, tổ, nhóm tiết kiệm, nhóm tương trợ để giúp thêm vốn cho các hộ nghèo có thêm điều kiện thoát nghèo.

Với mục tiêu giúp đỡ tạo điều kiện cho các hộ nghèo có động lực vươn thoát nghèo bền vững, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền thành phố, hàng năm Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp đã chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các xã, phường tiến hành công tác rà soát, thống kê, lập danh sách hộ nghèo, cận nghèo. Trên cơ sở đó, giao chỉ tiêu, nhiệm vụ phân bổ cho các đơn vị  và các địa phương để nhận đỡ đầu, giúp đỡ hộ nghèo.

Với những mục tiêu cụ thể và các chính sách được áp dụng đồng bộ trong 5 năm qua, thành phố đã giải quyết việc làm cho 13.921 lao động. Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thành phố cũng hỗ trợ cho các hộ gia đình tham gia các dự án chăn nuôi với và tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc đàn gia súc, gia cầm, thủy sản cho cho các hộ gia đình nghèo.

Ngoài ra, thành phố cũng đề nghị mua và cấp thẻ BHYT cho 42.905 lượt đối tượng chính sách bảo trợ xã hội, người có công, trẻ em dưới 6 tuổi. Trợ cấp thường xuyên cho gần 6 nghìn lượt đối tượng bảo trợ xã hội, trên 1.700 đối tượng chính sách, người có công. Cùng với đó thành phố còn thực hiện chính sách  miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên và hỗ trợ chi phí học tập cho  học sinh nghèo. Phong trào giảm nghèo của các hội, đoàn thể cũng được quan tâm, nhân rộng với nhiều cách làm hay như huy động vốn, hỗ trợ vốn, tổ, nhóm tiết kiệm, nhóm tương trợ để giúp thêm vốn cho các hộ nghèo có thêm điều kiện thoát nghèo. Cùng với đó là trợ giúp kịp thời những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Gia đình anh Phạm Thanh Nghiêm ở thôn Nhà Giát, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái là một trong nhiều điển hình vươn lên thoát nghèo bền vững. Trước kia,  gia đình anh thuộc diện hộ nghèo. Vốn có nghề làm nhôm kính nhưng lại không có vốn để mở rộng sản xuất. Giữa lúc không biết làm cách nào  xoay sở được đồng vốn để lấy hàng, anh đã được chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh từ chương trình giải quyết việc làm cho hộ nghèo với số vốn 50 triệu đồng.

Khi có số vốn trong tay anh Nghiêm cộng với kinh nghiệm của bản thân anh đã mở rộng quy mô sản xuất, lấy được nhiều hàng hơn, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu ngày càng cao của bà con nhân dân. Đồng thời tạo việc làm cho chính bản thân mình cũng như 3 lao động địa phương với mức thu nhập ổn định. Anh Nghiêm cho biết“Nhờ chính quyền địa phương tạo điều kiện cho gia đình tôi được vay nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất. Đây chính là động lực giúp gia đình tôi phát triển kinh tế ổn định và phấn đấu thoát nghèo.”

Gia đình anh Nghiêm chỉ là một trong số 197 hộ nghèo của xã Văn Tiến được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh từ năm 2010 đến nay. Với tổng số tiền là 4 tỷ 385 triệu đồng. Bằng cách tạo điều kiện cho các hộ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi đã tạo điều kiện cho họ phát triển sản xuất, học nghề, tự tạo việc làm, đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi. Nhờ vậy nhiều hộ dân đã có ý thức vươn lên thoát nghèo. Điều đó được thể hiện qua con số từ đầu nhiệm kỳ tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã là 17,4%, sau 5 năm tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 7,79%.

Để những chính sách lớn của Đảng về anh sinh xã hội đi vào cuộc sống, trong nhiệm kỳ qua Đảng bộ, chính quyền thành phố đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn cùng các xã, phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác anh sinh xã hội đối với sự phát triển bền vững thành phố. Đảm bảo an sinh xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững, ổn định chính trị-xã hội. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác quản lý và thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất; đảm bảo không để người dân rơi vào cảnh bần cùng mà không được trợ giúp.

Có thể nói những nỗ lực của các cấp các ngành trên địa bàn thành phố đã được cụ thể hóa bằng việc tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,83% tính đến năm 2015, bình quân mỗi năm giảm 1%.  Đây cũng chính là động lực cho việc giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố trong những năm tiếp theo.

 

 

 

Thanh Thủy