Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Thoát nghèo từ nuôi gia súc

30/09/2015 15:52:10 Xem cỡ chữ

CTTĐT- Xã Nậm Có là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải. Nơi đây trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác, sản xuất chăn nuôi lạc hậu theo hướng quảng canh, tự cung tự cấp. Các hộ dân nơi đây chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ thiếu hiệu quả với từ 2 đến 5 con trâu, bò để phục vụ sức cầy kéo cho gia đình. Nơi đây đã xuất hiện những điểm sáng về công tác xóa đói giảm nghèo như gia đình anh Vàng A Chay.

Nhiều người dân ở Mù Cang Chải đã thoát nghèo nhờ nuôi dê.

Năm 2009 Anh Vàng A Chay được Ban Chấp hành Hội nông dân xã kết nạp vào tổ chức Hội tham gia sinh hot tại chi hội bản Mú Cái Hồ. Tham gia tổ chức Hội anh Chay được các cấp hội triển khai các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đặc biệt là 3 phong trào lớn của Hội. Năm 2011, cùng với các hội viên nông dân khác trong xã anh đã ký cam kết thực hiện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc làm cụ thể của mỗi hội viên nông dân nông thôn gương mẫu đi đầu thực hiện tốt một số việc làm cụ thể. Đó là: chấp hành sản xuất tăng vụ Đông xuân, Bảo vệ phát triển rừng đầu nguồn; Thực hiện tốt phong trào 3 xanh; Không di dịch cư tự do; Không tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; Đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ giữ vưng trật tự an ninh.

Từ việc ký cam kết tham gia thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của hội viên nông dân bản thân anh Chay thực sự đã phải trăn trở, suy nghĩ về việc biến các khẩu hiệu thành những điều thiết thực trong cuộc sống hàng ngày. Anh nhận thấy việc thực hiện phong trào sản sản xuất giỏi gắn việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chính là tích cực lao động sản xuất tăng thu nhập kinh tế gia đình xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương mà không trông chờ, ỷ nại vào trợ giúp của nhà nước.

Để làm được điều đó mỗi hội viên nông dân như anh cần chủ động tìm ra cho mình một cách làm phát triển kinh tế hộ gia đình phù hợp, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập từ các loại hình nông lâm nghiệp, chăn nuôi gia trại theo hướng mở rộng sản xuất.

Được Hội Nông dân xã triển khai, định hướng cách làm phù hợp với điều kiện của hội viên nông dân  với số gia súc của gia đình tự có là  4 con trâu, 3 con bò, 5 con dê. Năm 2009 anh đã mạnh dạn đầu tư, khoanh vùng trồng cỏ, làm chuồng trại, đầu tư mua thêm giống với tổng vốn 45 triệu đồng. Trong đó  mua trâu, bò, dê được 6 con giống, trâu 2 con, bò 1 con, dê 3 con.  Qua 5 năm tìm tòi học hỏi về kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi cho đàn gia súc của gia đình anh Chay luôn phát triển ổn định.

Bằng kinh nghiệm chăn nuôi sẵn có, lại thường xuyên được tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào chăn nuôi, tuân thủ đầy đủ quy trình phòng bệnh, vệ sinh chồng trại, tích trữ thức ăn quanh năm cho vật nuôi nên đàn gia súc của gia đình anh phát triển tốt. Từ số con giống ít ỏi ban đầu, đến nay, tổng đàn gia súc của nhà Vàng A Chay đã lên trên 60 con, trong đó, trên 10 con trâu, gần chục con bò và trên 40 con dê, cung cấp con giống phát triển chăn nuôi cho nhân dân trong vùng.

Theo anh Chay, phát triển chăn nuôi đại gia súc ở vùng cao có thuận lợi là điều kiện đất đai rộng rãi, tuân thủ đúng quy trình xử lý chất thải gia súc sẽ không lo gây ô nhiễm vệ sinh môi trường như ở vùng thấp. Việc nuôi nhốt gia súc và tiêm phòng dịch đầy đủ đã hạn chế thấp nhất rủi ro cho người chăn nuôi - điều mà nhiều người dân trong bản chưa chịu học, chưa chịu làm theo nên chăn nuôi không phát triển, chỉ đủ tự cung, tự cấp trong gia đình. Được biết, với tổng đàn gia súc đạt trên 600 triệu đồng, bên cạnh việc giữ lại những con giống tốt để nhân đàn, gia đình Chay còn là địa chỉ cung cấp con giống trâu, bò, dê giống và thương phẩm cho nhân dân quanh vùng, với số lãi thu về khoảng 100 triệu đồng/năm.

Áp dụng phương thức lấy chăn nuôi để phát triển trồng trọt, nguồn phân thải của gia súc được anh tận dụng để chăm bón cho trên 1,5ha ruộng nước và cây trồng đem lại hiệu quả cao. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình anh thu về trên 3 tấn thóc, đời sống sinh hoạt gia đình được cải thiện và ngày một nâng cao. Đã dư giả cái ăn, đủ đầy cái mặc, vốn liếng tích lũy được hàng năm, anh tiếp tục đầu tư củng cố, mở rộng chuồng trại chăn nuôi, tích trữ nguồn thức ăn dồi dào để nhân đàn và nâng cao chất lượng con giống, nhằm tạo dựng uy tín trong vùng. Anh còn thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật, chủ động chia sẻ kinh nghiệm phát triển chăn nuôi để nhân dân trong xã, nhất là hộ nghèo trong bản biết cách tự vươn lên thoát nghèo. Ngoài việc chăn thả gia súc anh Chay còn tận dụng tận dụng những diện tích đất bỏ không để trồng thảo quả, đất nương để trồng ngô và tiến hành cấy lúa 2 vụ trên diện tích ruộng hiện có của gia đình.

Anh Vàng A Chay tâm sự: “Là hội viên nông dân thực sự nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đẩy mạnh phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi gắm với học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để cụ thể hoá vai trò trách nhiệm của hội viên nông dân trong việc phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và làm giàu bền vững, tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng, nông nghiệp, nông dân, nông  thôn và xây dựng nông thôn mới”.

 

 

Thanh Thủy