CTTĐT - Trạm Tấu là huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh. Toàn huyện có 11 dân tộc chung sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 77%, dân tộc Thái chiếm 16%, còn lại là các dân tộc khác. Huyện có 12 xã, thị trấn thì cũng cả 11 xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 69,6% năm 2011 xuống còn 56,27% năm 2015.
Sau 5 năm triển khai chương trình, các mục tiêu giảm nghèo cơ bản đạt được các chỉ tiêu đã đềra, đảm bảo đúng tiến độ, đem lại hiệu quả giảm nghèo tại địa phương, nhờ có chính sách giảm nghèo, sự đầu tư của nhà nước trong 05 năm qua một số xã đã có sự thay đổi rõ rệt, đời sống của người dân có nhiều chuyển biến, tỷ lệ hộ nghèo giảm, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân trên 5%/ năm, từ 69,6% năm 2011 xuống còn 56,27% năm 2015.
Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Trạm Tấu được thực hiện với tổng kinh phí gồm 1.652.920,0 triệu đồng; trong đó ngân sách Trung ương là 682,150,0 triệu đồng, ngân sách địa phương là 178,236,0 triệu đồng và từ các nguồn vốn khác. Dự án gồm 04 hợp phần: Hợp phần phát triển kinh tế huyện; Ngân sách phát triển xã; Tăng cường năng lực; Quản lý dự án, giám sát và đánh giá.
Kết quả thực hiện các hợp phần đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư của nhà tài trợ, của địa phương và người dân đóng góp đạt hiệu quả cao. Các công trình, tiểu dự án cơ bản đáp ứngđược nhu cầu cấp thiết của người dân. Những hộ nghèo tham gia các hoạt động sinh kế có điều kiện nâng cao thu nhập, làm chủ kinh tế hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân trên 5%/năm (năm 2011: 69,6% tương đương 3.324 hộ nghèo; năm 2015: 56,27% tương đương 3.153 hộ nghèo); tỷ lệ hộ cận nghèo thấp (năm 2011: 10,24% tương đương 489 hộ; năm 2015: 8,26% tương đương 463 hộ); số hộ thoát nghèo tăng dần (năm 2011: 111 hộ, năm 2015: 424 hộ); số hộ tái nghèo và phát sinh mới giảm dần từng năm (năm 2011 hộ tái nghèo là 423 hộ, năm 2015 giảm xuống 9 hộ; năm 2011 hộ nghèo phát sinh là 1.107, năm 2015 giảm xuống 161 hộ).
Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện năm 2011 là 5,55 triệu đồng, năm 2015 tăng lên 10,1 triệuđồng. Tốc độ tăng trưởng, giá trị gia tăng kinh tế trên địa bàn huyện tăng trưởng ổn định.Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng (năm 2011 là 15,8%; năm 2015 là 34,8%), lao động có việc làm mới bình quân 700 người/năm (năm 2011 là 861 lao động, năm 2015 là 680 lao động).
Để tiếp tục phát huy hiệu dự án trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, huyện Trạm Tấu tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế chính sách giảm nghèo tại địa phương, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm trên 6%, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn, bản nghèo, đặc biệt khó khăn…
Hồng Hạnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trạm Tấu là huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh. Toàn huyện có 11 dân tộc chung sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 77%, dân tộc Thái chiếm 16%, còn lại là các dân tộc khác. Huyện có 12 xã, thị trấn thì cũng cả 11 xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn.
Sau 5 năm triển khai chương trình, các mục tiêu giảm nghèo cơ bản đạt được các chỉ tiêu đã đềra, đảm bảo đúng tiến độ, đem lại hiệu quả giảm nghèo tại địa phương, nhờ có chính sách giảm nghèo, sự đầu tư của nhà nước trong 05 năm qua một số xã đã có sự thay đổi rõ rệt, đời sống của người dân có nhiều chuyển biến, tỷ lệ hộ nghèo giảm, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân trên 5%/ năm, từ 69,6% năm 2011 xuống còn 56,27% năm 2015.
Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Trạm Tấu được thực hiện với tổng kinh phí gồm 1.652.920,0 triệu đồng; trong đó ngân sách Trung ương là 682,150,0 triệu đồng, ngân sách địa phương là 178,236,0 triệu đồng và từ các nguồn vốn khác. Dự án gồm 04 hợp phần: Hợp phần phát triển kinh tế huyện; Ngân sách phát triển xã; Tăng cường năng lực; Quản lý dự án, giám sát và đánh giá.
Kết quả thực hiện các hợp phần đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư của nhà tài trợ, của địa phương và người dân đóng góp đạt hiệu quả cao. Các công trình, tiểu dự án cơ bản đáp ứngđược nhu cầu cấp thiết của người dân. Những hộ nghèo tham gia các hoạt động sinh kế có điều kiện nâng cao thu nhập, làm chủ kinh tế hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân trên 5%/năm (năm 2011: 69,6% tương đương 3.324 hộ nghèo; năm 2015: 56,27% tương đương 3.153 hộ nghèo); tỷ lệ hộ cận nghèo thấp (năm 2011: 10,24% tương đương 489 hộ; năm 2015: 8,26% tương đương 463 hộ); số hộ thoát nghèo tăng dần (năm 2011: 111 hộ, năm 2015: 424 hộ); số hộ tái nghèo và phát sinh mới giảm dần từng năm (năm 2011 hộ tái nghèo là 423 hộ, năm 2015 giảm xuống 9 hộ; năm 2011 hộ nghèo phát sinh là 1.107, năm 2015 giảm xuống 161 hộ).
Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện năm 2011 là 5,55 triệu đồng, năm 2015 tăng lên 10,1 triệuđồng. Tốc độ tăng trưởng, giá trị gia tăng kinh tế trên địa bàn huyện tăng trưởng ổn định.Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng (năm 2011 là 15,8%; năm 2015 là 34,8%), lao động có việc làm mới bình quân 700 người/năm (năm 2011 là 861 lao động, năm 2015 là 680 lao động).
Để tiếp tục phát huy hiệu dự án trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, huyện Trạm Tấu tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế chính sách giảm nghèo tại địa phương, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm trên 6%, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn, bản nghèo, đặc biệt khó khăn…