Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Các chính sách dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo ở Mù Cang Chải

13/11/2015 09:58:13 Xem cỡ chữ

CTTĐT- Trong 5 năm qua bằng việc thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã giúp địa phương này giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 56,5% (20014) giảm 24% so với năm 2011, bình quân giảm 6%/năm.

Chính sách dân tộc từng bước giúp người dân nơi đây thoát nghèo.

Mù Cang Chải có tổng diện tích đất tự nhiên là hơn 119 nghìn ha. Trong đó đất sản xuất nông lâm nghiệp là 169.426 ha, đất phi nông nghiệp 1.657,52 ha, đất chưa sử dụng 28.3987,80 ha cong lại là các loại đất khác.

Huyện Mù Cang Chải có 13 xã và 01 thị trấn, trong đó có 13 xã thuộc khu vực III, còn lại 01 thị trấn thuộc khu vực I với 126 thôn bản, tổ dân phố. Dân số toàn huyện trên 55 nghìn người, với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 91%, còn lại dân tộc Thái, Kinh và các dân tộc khác.

Tỷ lệ hộ nghè trên địa bàn huyện năm 2014 là 56,55% cận nghèo là 9,94%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 phấn đấy đạt 13 triệu đồng.người/năm. Trong những năm qua bằng các nguồn lực hỗ trợ trên địa bàn huyện như Nghị quyết 30a, chương trình 135, dự án WB và các chương trình lồng ghép khác đã được triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả góp phần việc phát triển kinh tế- xã hội địa phương ổn định dân và phát triển bền vững.

Với việc thực hiện đồng bộ các dự án vào mục tiêu giảm nghèo bền vững huyện Mù Cang Chải đã có nhiều chuyển biến trong việc phát triển kinh tế- xã hội. Chỉ tính riêng từ năm 2009 đến nay, các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện đạt trên 1.379 tỷ đồng, trong đó kinh phí thực hiện chính sách theo Nghị quyết 30a trên 216 tỷ đồng; thực hiện các chính sách hỗ trợ hiện hành khác trên 1.042 tỷ đồng và hỗ trợ từ các tập đoàn kinh tế, nguồn lực xã hội trên 84 tỷ đồng. Từ các nguồn kinh phí trên, huyện đã tập trung đầu tư cho 26 công trình thủy lợi, 32 công trình đường giao thông, 4 công trình trường học.

Kinh phí từ các nguồn khác như chính sách cho vay hỗ trợ sản xuất trên 197 tỷ đồng, chính sách cho vay lãi xuất trên 169 tỷ đồng, hỗ trợ phát triển vụ đông xuân, vụ mùa trên 26 tỷ đồng, các chương trình mục tiêu hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo trên 306 tỷ đồng, hỗ trợ làm 1.300 nhà ở cho hộ nghèo kinh phí trên 12 tỷ đồng; từ chương trình 135 giai đoạn II trên 115 tỷ đồng… Cùng nhiều chương trình khác đã đến trực tiếp với hộ nghèo như: Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, mô hình máy móc thiết bị, cải thiện vệ sinh môi trường; công tác trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo; chính sách phát triển rừng và chương trình xây dựng nông thôn mới.

Sau 5 năm thực hiện Chương trình Giảm nghèo, huyện đã đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 77,57%, hiện nay giảm xuống còn trên 50%, trung bình mỗi năm giảm 6,6% đến 7% hộ nghèo. Trong 5 năm huyện đã đào tạo nghề cho 2.600 lao động và đã giải quyết việc làm mới cho 3.900 lao động. Các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, chính sách an sinh xã hội được chú trọng và triển khai đầy đủ đảm bảo đúng theo quy định của Nhà nước”.

Từ việc triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh bền vững, đã tác động mạnh đến việc phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện. Trong 5 năm qua mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt từ 13% đến 15%/ năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt trên 215 tỷ đồng/ năm. Các chính sách xã hội đều thực hiện đầy đủ với người dân, 100% người nghèo được cấp thẻ BHYT. Hộ nghèo được tiếp cận các nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội để phát triển kinh tế giúp hộ nghèo vượt qua khó khăn ổn định cuộc sống.

Trong 5 năm qua, kinh tế phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,7%, cao hơn 3,25% so với giai đoạn 2005 - 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng dần giá trị công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 13 triệu đồng, vượt 3 triệu đồng so với nghị quyết. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2015 ước đạt 33.200 tấn; bình quân lương thực 600kg/người/năm, tăng 7.200 tấn so với nghị quyết đại hội; đàn gia súc chính tăng trưởng trung bình 6,5%/năm, đàn gia cầm tăng bình quân 10,4%/năm; tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 61%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2015 ước đạt 70 tỷ đồng, đạt 127,3%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên đạt 270 tỷ đồng; chăm sóc, quản lý, khai thác có hiệu quả 1.700ha cây sơn tra.

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 5 năm đạt 2.680 tỷ đồng, đạt 122% nghị quyết; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã trong đó 11/13 xã ô tô đi được trong 4 mùa; 100% thôn, bản có đường xe máy, trong đó 60% số bản đi được xe máy bốn mùa trong năm; điện lưới quốc gia đã phủ 83/126 bản. Công tác xây dựng và chỉnh trang đô thị có chuyển biến rõ rệt, từng bước mang dáng dấp của thị trấn du lịch. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến nay đã có 2 xã đạt 11 tiêu chí, 7 xã đạt 9 tiêu chí trở lên, còn lại đạt từ 5 đến 8 tiêu chí.
Toàn huyện hiện nay có 39 cơ sở giáo dục (tăng 04 cơ sở so với năm 2010) với 685 lớp và 17.429 học sinh. Hệ thống cách trường phổ thông dân tộc bán trú được đặc biệt quan tâm đầu tư, hoạt động có hiệu quả, góp phần thu hút tỷ lệ hoc sinh ra lớp hàng năm đạt từ 95% trở lên.

Duy trì và xây dựng mới được 04 trường  đạt chuẩn quốc gia mức độ I, nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học đúng độ tuổi của 13/14 đơn vị xã, thị trấn; phổ cập giáo dục ,mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 100% đơn vị xã, thị trấn; phổ cập giáo dục trung học cơ sở 13/14 đơn vị xã, thị trấn. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được quan tâm đầu tư, nâng tỷ lệ kiên cố hóa lớp học đạt 50%. Thực hiện tốt các chính sách vè giáo dục và công tác xã hội hóa giáo dục làm chuyển biến nhận của nhân dân về công tác giáo dục – đào tạo trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương. Hàng năm, các đối tượng đào tạo sinh viên hệ cử tuyển vào các trường cao đẳng, đại học đã được nâng lên cả chất và lượn; giao đọa 2011-2015, trên địa bàn huyện đã có 27 sinh viên đại học, cao đẳng tốt nghiệp đã bố trí được 20 sinh viên. Hàng năm có từ 75% hộ dân được nghe Đài tiếng nói Việt Nam và xem truyển hình Việt Nam, 35% hộ dân được xem Đài truyền hình Yên Bái.

Chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộm ngày càng được cả thiện, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư, đội ngũ y, bác sỹ nhân viên y tế được nâng lên cả về số và chất lượng, tỷ lệ 3.6 bác sỹ/vạn dân.

Trong phát triển kinh tế, huyện tập trung thực hiện các giải pháp về khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích canh tác và định hướng giải quyết đầu ra sản phẩm cho nông dân. Thực hiện hiệu quả các đề án: Đề án “Phát triển chăn nuôi hàng hóa giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2025“; Đề án “Phát triển kinh tế hộ gia đình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015 - 2020”; Đề án “Quản lý cây thảo quả, phát triển cây sơn tra dưới tán rừng phòng hộ, gắn với phát triển kinh tế đồi rừng huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2015 - 2020”; Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng, gắn với Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang và di tích quốc gia nơi thành lập Đội du kích Khau Phạ huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2025”...

Thu Hương