CTTĐT - Trong những năm qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, nhân dân trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái) đã tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế, phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh... Đồng vốn thực sự là đòn bẩy giúp nhiều hộ gia đình có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Người nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái luôn có ý thức thực hiện trả tiền lãi, gốc đúng quy định
Để đồng vốn đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm, NHCSXH huyện Lục Yên đã giao chỉ tiêu kế hoạch cho các xã, thị trấn để các đơn vị chủ động phân phối nguồn vốn đến thôn và thực hiện kế hoạch, đảm bảo không để tồn đọng lãng phí vốn. Đồng thời, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, hội đoàn thể các cấp từ huyện đến xã, các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách mới của Chính phủ, của tỉnh và địa phương. Rà soát chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV, kiện toàn lại tổ TK&VV, thực hiện tốt khâu bình xét cho vay đảm bảo công khai, minh bạch, đôn đốc, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng quy định. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu dư nợ, xử lý nợ quá hạn, đề nghị UBND các xã, thị trấn chỉ đạo trưởng thôn tham gia giám sát ngay từ khâu bình xét cho vay tại các tổ TK&VV nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
Trước đây, do chưa có công việc ổn định nên cuộc sống của gia đình anh Trương Văn Khoa ở thôn Đồng Cáy, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên gặp nhiều khó khăn. Năm 2008, anh Khoa được vay 15 triệu đồng, kết hợp với nguồn vốn có sẵn của gia đình, anh đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi lợn thịt với quy mô 100 con. Trước khi đầu tư chăn nuôi anh đã đăng ký tham gia một số lớp tập huấn chuyển giao KHKT chăn nuôi do Trạm Khuyến nông huyện tổ chức. Do nắm bắt được quy trình kỹ thuật nên trong quá trình chăn nuôi ít rủi ro. Để chủ động nguồn giống và có được giống lợn tốt, tiết kiệm chi phí, năm 2011 anh Khoa đầu tư nuôi lợn nái sinh sản. Đến nay, lúc nào trong chuồng anh cũng có tới 100 con lợn thịt, 15 con lợn nái, mỗi tháng anh xuất chuồng từ 20 - 30 con lợn thịt. Từ chăn nuôi lợn mỗi năm trừ chi phí gia đình anh lãi cả trăm triệu đồng. Anh Khoa cho biết: “Nguồn vốn ưu đãi đã giúp gia đình tôi mở rộng quy mô chăn nuôi, đầu tư phát triển nuôi lợn, cuộc sống dần ổn định. Gia đình mong muốn trong thời gian tới sẽ được tạo thêm nguồn vốn vay”.
Cũng như gia đình anh Khoa gia đình Bà Hoàng Thị Lương ở thôn Làng Giàu xã Khánh Thiện, trước đây từng là hộ nghèo và đã vay vốn của Ngân hàng CSXH đầu tư nuôi trâu, năm 2014 bà trả hết nợ và đã thoát nghèo. Mặc dù thoát nghèo nhưng kinh tế gia đình vẫn chưa thực sự vững chắc, ngay khi biết thông tin có nguồn vốn dành cho những hộ mới thoát nghèo, bà đã đăng ký vay để tiếp tục mua trâu. Với cách làm này, bà Lương tin rằng chỉ sau 2 năm bà sẽ bán trâu và có tiền để hoàn trả ngân hàng.
Công tác ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị xã hội được NHCSXH huyện thực hiện tốt, tỷ lệ dư nợ thông qua các tổ chức Hội đoàn thể hiện chiếm 99,4% tổng dư nợ. Nhận thức rõ được trách nhiệm của mình, Các hội, đoàn thể nhận ủy thác cho vay cũng phân công trách nhiệm cụ thể trong Ban Thường vụ hội, cán bộ theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ ủy thác. Phối hợp cùng NHCSXH giải quyết, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình cho vay, quản lý đôn đốc thu hồi nợ gốc, nợ lãi, đặc biệt, đôn đốc thu hồi nợ quá hạn tồn đọng, lãi tồn lâu ngày. Phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT về chăn nuôi, trồng trọt cho người vay vốn.
Năm 2015 Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lục Yên được giao kế hoạch dư nợ là 311.851 triệu đồng, đến hết ngày 16/11 đã thực hiện được 302.603 triệu đồng, tăng 35.545 triệu đồng so với năm 2014 với trên 12.000 lượt hộ vay, thực hiện 11 chương trình cho vay. Đặc biệt nguồn vốn vay đối với hộ mới thoát nghèo, dù mới triển khai từ giữa tháng 9 nhưng đến nay đã giải ngân được trên 6 tỷ đồng. Gia đình Bà Hoàng Thị Lương ở thôn Làng Giàu xã Khánh Thiện trước đây từng là hộ nghèo và đã vay vốn của Ngân hàng CSXH đầu tư nuôi trâu, năm 2014 bà trả hết nợ và cũng thoát nghèo. Mặc dù thoát nghèo nhưng kinh tế gia đình vẫn chưa thực sự vững chắc, ngay khi biết thông tin có nguồn vốn dành cho những hộ mới thoát nghèo, bà đã đăng ký vay để tiếp tục mua trâu. Với cách làm như lần trước, bà Lương tin rằng chỉ sau 2 năm bà sẽ bán trâu và có tiền để hoàn trả ngân hàng, “đồng vốn của Ngân hàng chính sách đã giúp gia đình tôi thoát nghèo, tôi cảm ơn Ngân hàng chính sách nhiều lắm” - bà Hoàng Thị Lương chia sẻ.
Hiện nay Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lục yên tổ chức giao dịch tại 24/24 xã, thị trấn. Tại các điểm giao dịch thực hiện công khai đầy đủ các chính sách tín dụng ưu đãi về cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách, công khai dư nợ của hộ vay, có đầy đủ nội quy giao dịch, biển hiệu điểm giao dịch, hòm thư góp ý. Hoạt động của tổ giao dịch tại điểm giao dịch đã giải quyết được 99% lượng giao dịch của khách hàng với Ngân hàng CSXH. Giám đốc NHCSXH huyện Lục Yên Dương Quốc Tuấn, cho biết: “Trong thời gian vừa qua, nguồn vốn cho vay đã đáp ứng cơ bản nhu cầu của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị ủy thác để tăng nguồn vốn vay, kiểm tra sử dụng nguồn vốn vay và giải ngân các nguồn vốn vay một cách nhanh chóng”.
Nhờ có nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH, nhiều hộ nghèo, cận nghèo có vốn để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, nhiều học sinh sinh viên có điều kiện tham gia học tập đạt kết quả tốt, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn có thêm vốn để phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch ngày càng tăng, góp phần nâng cao chất lượng sống, đảm bảo anh sinh xã hội của nhân dân các dân tộc huyện Lục Yên.
Hồng Hạnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, nhân dân trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái) đã tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế, phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh... Đồng vốn thực sự là đòn bẩy giúp nhiều hộ gia đình có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Để đồng vốn đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm, NHCSXH huyện Lục Yên đã giao chỉ tiêu kế hoạch cho các xã, thị trấn để các đơn vị chủ động phân phối nguồn vốn đến thôn và thực hiện kế hoạch, đảm bảo không để tồn đọng lãng phí vốn. Đồng thời, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, hội đoàn thể các cấp từ huyện đến xã, các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách mới của Chính phủ, của tỉnh và địa phương. Rà soát chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV, kiện toàn lại tổ TK&VV, thực hiện tốt khâu bình xét cho vay đảm bảo công khai, minh bạch, đôn đốc, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng quy định. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu dư nợ, xử lý nợ quá hạn, đề nghị UBND các xã, thị trấn chỉ đạo trưởng thôn tham gia giám sát ngay từ khâu bình xét cho vay tại các tổ TK&VV nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
Trước đây, do chưa có công việc ổn định nên cuộc sống của gia đình anh Trương Văn Khoa ở thôn Đồng Cáy, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên gặp nhiều khó khăn. Năm 2008, anh Khoa được vay 15 triệu đồng, kết hợp với nguồn vốn có sẵn của gia đình, anh đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi lợn thịt với quy mô 100 con. Trước khi đầu tư chăn nuôi anh đã đăng ký tham gia một số lớp tập huấn chuyển giao KHKT chăn nuôi do Trạm Khuyến nông huyện tổ chức. Do nắm bắt được quy trình kỹ thuật nên trong quá trình chăn nuôi ít rủi ro. Để chủ động nguồn giống và có được giống lợn tốt, tiết kiệm chi phí, năm 2011 anh Khoa đầu tư nuôi lợn nái sinh sản. Đến nay, lúc nào trong chuồng anh cũng có tới 100 con lợn thịt, 15 con lợn nái, mỗi tháng anh xuất chuồng từ 20 - 30 con lợn thịt. Từ chăn nuôi lợn mỗi năm trừ chi phí gia đình anh lãi cả trăm triệu đồng. Anh Khoa cho biết: “Nguồn vốn ưu đãi đã giúp gia đình tôi mở rộng quy mô chăn nuôi, đầu tư phát triển nuôi lợn, cuộc sống dần ổn định. Gia đình mong muốn trong thời gian tới sẽ được tạo thêm nguồn vốn vay”.
Cũng như gia đình anh Khoa gia đình Bà Hoàng Thị Lương ở thôn Làng Giàu xã Khánh Thiện, trước đây từng là hộ nghèo và đã vay vốn của Ngân hàng CSXH đầu tư nuôi trâu, năm 2014 bà trả hết nợ và đã thoát nghèo. Mặc dù thoát nghèo nhưng kinh tế gia đình vẫn chưa thực sự vững chắc, ngay khi biết thông tin có nguồn vốn dành cho những hộ mới thoát nghèo, bà đã đăng ký vay để tiếp tục mua trâu. Với cách làm này, bà Lương tin rằng chỉ sau 2 năm bà sẽ bán trâu và có tiền để hoàn trả ngân hàng.
Công tác ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị xã hội được NHCSXH huyện thực hiện tốt, tỷ lệ dư nợ thông qua các tổ chức Hội đoàn thể hiện chiếm 99,4% tổng dư nợ. Nhận thức rõ được trách nhiệm của mình, Các hội, đoàn thể nhận ủy thác cho vay cũng phân công trách nhiệm cụ thể trong Ban Thường vụ hội, cán bộ theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ ủy thác. Phối hợp cùng NHCSXH giải quyết, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình cho vay, quản lý đôn đốc thu hồi nợ gốc, nợ lãi, đặc biệt, đôn đốc thu hồi nợ quá hạn tồn đọng, lãi tồn lâu ngày. Phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT về chăn nuôi, trồng trọt cho người vay vốn.
Năm 2015 Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lục Yên được giao kế hoạch dư nợ là 311.851 triệu đồng, đến hết ngày 16/11 đã thực hiện được 302.603 triệu đồng, tăng 35.545 triệu đồng so với năm 2014 với trên 12.000 lượt hộ vay, thực hiện 11 chương trình cho vay. Đặc biệt nguồn vốn vay đối với hộ mới thoát nghèo, dù mới triển khai từ giữa tháng 9 nhưng đến nay đã giải ngân được trên 6 tỷ đồng. Gia đình Bà Hoàng Thị Lương ở thôn Làng Giàu xã Khánh Thiện trước đây từng là hộ nghèo và đã vay vốn của Ngân hàng CSXH đầu tư nuôi trâu, năm 2014 bà trả hết nợ và cũng thoát nghèo. Mặc dù thoát nghèo nhưng kinh tế gia đình vẫn chưa thực sự vững chắc, ngay khi biết thông tin có nguồn vốn dành cho những hộ mới thoát nghèo, bà đã đăng ký vay để tiếp tục mua trâu. Với cách làm như lần trước, bà Lương tin rằng chỉ sau 2 năm bà sẽ bán trâu và có tiền để hoàn trả ngân hàng, “đồng vốn của Ngân hàng chính sách đã giúp gia đình tôi thoát nghèo, tôi cảm ơn Ngân hàng chính sách nhiều lắm” - bà Hoàng Thị Lương chia sẻ.
Hiện nay Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lục yên tổ chức giao dịch tại 24/24 xã, thị trấn. Tại các điểm giao dịch thực hiện công khai đầy đủ các chính sách tín dụng ưu đãi về cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách, công khai dư nợ của hộ vay, có đầy đủ nội quy giao dịch, biển hiệu điểm giao dịch, hòm thư góp ý. Hoạt động của tổ giao dịch tại điểm giao dịch đã giải quyết được 99% lượng giao dịch của khách hàng với Ngân hàng CSXH. Giám đốc NHCSXH huyện Lục Yên Dương Quốc Tuấn, cho biết: “Trong thời gian vừa qua, nguồn vốn cho vay đã đáp ứng cơ bản nhu cầu của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị ủy thác để tăng nguồn vốn vay, kiểm tra sử dụng nguồn vốn vay và giải ngân các nguồn vốn vay một cách nhanh chóng”.
Nhờ có nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH, nhiều hộ nghèo, cận nghèo có vốn để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, nhiều học sinh sinh viên có điều kiện tham gia học tập đạt kết quả tốt, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn có thêm vốn để phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch ngày càng tăng, góp phần nâng cao chất lượng sống, đảm bảo anh sinh xã hội của nhân dân các dân tộc huyện Lục Yên.