Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Phát hiệu quả từ nguồn vốn vay ưu đãi

16/09/2016 12:10:34 Xem cỡ chữ

CTTĐT – Những năm qua, thành phố Yên Bái đã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi thông qua các tổ chức chính trị xã hội. Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi này, nhiều hộ gia đình trên địa bàn thành phố Yên Bái đã đầu tư phát triển kinh tế nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần vào thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội.

Thông qua nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Yên Bái, thời gian qua đã có nhiều hộ nghèo, hộ chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện trên địa bàn xã Văn Tiến đã được tiếp cận với nguồn vốn vay thông qua 3 tổ chức hội là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh. Từ nguồn vốn được vay, các hộ đã áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi một cách hiệu quả nhất. Hiện nay xã Văn Tiến đang dư nợ các chương trình tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội là trên 9,3 tỷ đồng với 462 lượt khách hàng. Nhờ triển khai có hiệu quả chương trình tín dụng ưu đãi thông qua các tổtiết kiệm và vay vốn đã giúp cho rất nhiều hộ gia đình nghèo, gia đình chính sách của xã Văn Tiến vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống. Có thể nói, nguồn vốn ưu đãi đã góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Ông Nguyễn Hữu Thiêm - Chủ tịch UBND xã Văn Tiến khẳng định: “Trong thời gian qua xã Văn Tiến đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo có nhu cầu và điều kiện được tiếp cận với nguồn vốn ưuđãi của Nhà nước. Xã đã chỉ đạo các hội đoàn thể tuyên truyền xuống các thôn quản lý chặt chẽ các đối tượng đã được vay sử dụng nguồn vốn đúng mục đích. Nhiều hộ trên địa bàn xã đã thoát được nghèo nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội.”

Gia đình chị Mông Thị Cường ở thôn 2 xã Phúc Lộc, thành phố Yên Bái là một hộ nghèo của xã. Gia đình chị rất muốn tham gia phát triển kinh tế, mặc dù ở nông thôn nhưng lại không có nhiều ruộng đất đểsản xuất. Một vài năm trở lại đây, quá trình đô thị hóa diễn ra trên địa bàn mạnh mẽ. Vì thế gia đình chị Cường muốn xoay chuyển từ nghề nông sang buôn bán. Trong lúc đang cần vốn để mở sạp hàng, năm 2011 chị đã được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội với tổng số vốn vay là 30 triệuđồng. Từ nguồn vốn này, chị đã mở cửa hàng tạp hóa bán rau, củ quả các loại phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của bà con trong thôn. Nhờ quán bán hàng này, đến nay cuộc sống gia đình của chị đã ổn định hơn trước rất nhiều. ChịCường cho biết: “Nhờ có nguồn vốn chính sách của nhà nước cho gia đình chúng tôi vay vốn phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn được vay gia đình tôi đã đầu tưbuôn bán. Qua đó đến nay kinh tế gia đình tôi dần ổn định.”

Cũng như gia đình chị Cường gia đình anh Trịnh Khắc Hòa ở thôn Văn Quỳ, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái cũng là một hộ nghèo. Dù rất muốn phát triển kinh tế nhưng gia đình lại không có vốn để sản xuất, chăn nuôi. Biết được Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh có nguồn vốn ưu đãi dành cho hộnghèo để phát triển kinh tế, thấy vậy anh đã làm đơn đề nghị thông qua tổ vay vốn tiết kiệm của Hội nông dân xã và được vay vốn với 15 triệu đồng. Có nguồn vốn trong tay, thấy điều kiện về đất đai rất thuận lợi, anh bàn với gia đình mua bò về chăn nuôi. Từ chỗ lúc đầu mua được 2 cặp bò, sau 5 năm chăm sóc, nuôi dưỡng đúng cách đôi bò giống đã sinh sản được 4 con bê và đã cho xuất bán. Chăn nuôi bò có lãi đã tạo điều kiện để gia đình anh hoàn trả nguồn vốn vay và táiđầu tư vào chăn nuôi. Đến năm hết năm 2015, gia đình anh Hòa đã tự vươn lên thoát nghèo, nhờ nguồn vốn vay ưu đãi cũng như những nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế. Anh Trịnh Khắc Hòa cho hay: “Gia đình tôi được gia đình chính sách cho vay nguồn vốn hộ nghèo. Giađình tôi đã đầu tư chăn nuôi bò. Qua 5 năm chăn nuôi có hiệu quả, gia đình đã trả được vốn vay. Đồng thời phát triển thêm chăn nuôi lợn. Nhờ nguồn vốn vay này đến nay gia đình tôi đã thoát nghèo.”

Trong năm 2015, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã phối với các tổ chức chính trị xã hội trênđịa bàn thành phố Yên Bái tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ chính sách được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước. Theo đó, tính đến hết năm 2015, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã triển khai cho vay trên địa bàn thành phố Yên Bái 8 chương trình tín dụng với tổng dư nợ 105 tỷ 128 triệu đồng. Hiện nay trên địa bàn thành phố còn 6.667 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác đang còn dư nợ. Chất lượng tín dụng được cải thiện. Riêng trong năm 2015 vừa qua, Chi nhánh NHCSXH tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội thực hiện cho vay 1.475 lượt khách hàng là hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách với doanh số cho vay 28 tỷ 760 triệu đồng. Nguồn vốn ưu đãi này đã giúp cho các đối tượng được vay đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng, trồng nấm, làm miến mở rộng diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp, phát triển dịch vụ, duy trì và tạo thêm việc làm mới cho lao động. Ông Trần Quang Sơn - Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Yên Bái cho biết: “Năm 2015, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các hội đoàn thể tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Để nguồn vốn cho vay thực sự có hiệu quả, Ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện tốt công tác kiểm tra,đối chiếu với các khách hàng. Cùng vớiđó là phối hợp với các hội đoàn thể và xã phường tiến hành họp tại các thôn, khu dân cư với mục tiêu làm thật tốt công tác tuyên truyền đến các đối tượng thụ hưởng để người dân biết được và tiếp cận được với nguồn vốn chính sách.”

Từ những kết quả đã đạt được, năm 2016, thành phố Yên Bái tiếp tục phối hợp với NHCSXH tỉnh tạo điều kiện để cho các hộ nghèo, các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận thông tin cũng như được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi. Giúp họ đầu tư sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Hồng Hạnh