CTTĐT - Tre măng Bát Độ là cây trồng nhập nội, bén duyên đất Yên Bái từ năm 2003 từng trải qua những thăng trầm như bao cây trồng khác. Hơn 10 năm qua cây tre măng Bát Độ đã khẳng định được vị thế của mình là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế cho người dân.
Cán bỗ Trạm khuyến nông huyện Lục Yên hướng dẫn bà con nông dân cải tạo vườn tre măng Bát Độ
Huyện Lục Yên là một trong nhiều huyện của tỉnh Yên Bái đã tiến hành trồng thử nghiệm cây măng tre Bát Độ với nhiều mô hình hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, măng chủ yếu được trồng tại các xã Động Quan, Phúc Lợi, An Phú, Khánh Hòa, Lâm Thượng và Khánh Thiện. Cùng với việc thực hiện đề án trồng tre Bát Độ trên địa bàn huyện Lục Yên để mở rộng diện tích thì công tác cải tạo và chăm sóc diện tích măng Bát Độ đang cho thu hoạch đã được ngành nông nghiệp huyện Lục Yên quan tâm thực hiện.
Hơn 200 gốc tre măng Bát Độ của gia đình ông La Văn Mùi, ở thôn 1, xã Động Quan được trồng từ năm 2014, ngay tại khu đất vườn sau nhà thế nhưng việc chăm sóc cây tre sau mỗi đợt thu hoạch sao cho đúng khoa học kỹ thuật, mang lại hiệu quả cao cho những vụ sau thì chưa thực sự được quan tâm, mỗi năm gia đình ông Mùi cũng chỉ thu về từ 5 đến 6 triệu đồng tiền bán măng. Việc Trạm khuyến nông huyện Lục Yên hỗ trợ gia đình ông Mùi cải tạo vườn tre măng Bát Độ sẽ góp phần nâng cao thu nhập, phát huy hiệu quả kinh tế hơn cho mô hình. Ông La Văn Mùi cho biết: “Được Trạm khuyến nông hướng dẫn, gia đình tôi mới biết việc bón phân cho cây tre phải thực hiện vào thời gian nào, chặt tỉa cây già, giữ lại những cây non, khỏe ra sao cho đúng kỹ thuật”.
Đối với gia đình ông Hoàng Hữu Khanh ở thôn 3, xã Động Quan, huyện Lục Yên trồng 250 gốc tre măng Bát Độ từ năm 2010 trên khu đồi đất thấp, ngay sau nhà. Nhưng việc chăm sóc cây tre chẳng mấy khi được thực hiện, vẫn theo kiểu “tự nhiên phát triển”, cây tre cho cây măng nào thì thu hoạch, đến nay diện tích măng tre Bát Độ của gia đình ông Khanh chỉ còn gần 200 gốc, với kiểu phát triển tự nhiên như vậy mỗi năm chỉ cho gia đình ông Khanh thu chưa đến chục triệu đồng từ việc bán măng. So với hiệu quả thực tế từ cây tre măng Bát Độ mang lại còn đạt rất thấp. Năm 2018, với sự giúp đỡ về phân bón cũng như kỹ thuật của Trạm khuyến nông huyện Lục Yên gia đình ông Khanh đã bắt đầu cải tạo lại diện tích tre măng Bát Độ của gia đình vốn đã già cỗi và hiệu quả thấp. Ông Khanh cho biết: “Hy vọng sau khi cải tạo thì cây tre cho sẽ cho nhiều măng, củ mập, cho thu lợi nhuận cao hơn những năm trước”.
Vườn tre măng Bát Độ của gia đình ông Khanh và ông Mùi ở xã Động Quan chỉ là một trong nhiều diện tích tre măng Bát Độ trên địa bàn huyện Lục Yên cần được chăm sóc và cải tạo. Hiện nay, trên địa bàn huyện Lục Yên có khoảng 160 ha măng tre Bát Độ đang trong giai đoạn kinh doanh, qua kiểm tra, đánh giá của ngành nông nghiệp huyện đa số diện tích măng đã gần 10 năm tuổi, cho năng suất thấp, nguyên nhân là do người dân chưa thực sự chú trọng đầu tư thâm canh, nhiều diện tích tre măng không được bón phân, chăm sóc, phát tỉa, khai thác măng chưa đúng quy trình kỹ thuật, nhất là những diện tích măng trồng từ năm 2010.
Thực hiện cải tạo diện tích măng tre Bát Độ, Trạm khuyến nông huyện đã mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây tre Bát Độ theo từng năm tuổi cho người nông dân tại các thôn, bản có diện tích lớn. Lựa chọn các hộ gia đình để thực hiện cải tạo, qua đó đánh giá năng suất, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện. Trong năm 2017, Trạm khuyến nông lựa chọn 1 mô hình tại xã An Phú để thực hiện thí điểm, qua đó Trạm khuyến nông hỗ trợ 100 % về phân bón, cử cán bộ khuyến nông viên xuống trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện cải tạo như phát bỏ, chặt tỉa cây tre già, bón phân và theo dõi sinh trưởng, ra măng của tre. Theo đánh giá, đầu tư, thâm canh chăm sóc tre Bát Độ theo đúng quy trình sẽ có tác dụng giúp cây sinh trưởng, phát triển xanh tốt hơn, măng to, dài và non hơn, so với lối canh tác truyền thống của bà con thì năng suất, chất lượng cũng như giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích tăng trên 240%. Đặc biệt, hiệu quả kéo dài trong những năm tiếp theo đó do tác dụng của việc “trẻ hóa” cây mẹ qua việc chặt bỏ cây mẹ già cỗi và để cây măng mới lên thay thế.
Phát huy hiệu quả của việc cải tạo vườn măng tre Bát Độ, trong năm 2018 Trạm khuyến nông huyện Lục Yên tiếp tục thực hiện mô hình ở 2 hộ gia đình trên địa bàn xã Động Quan, đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động nhân dân làm theo. Ông Trần Quang Vinh - Trạm trưởng trạm khuyến nông huyện Lục Yên cho biết: “Năm 2018, thực hiện mô hình dân vận khéo gắn liền với thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, Trạm khuyến nông đã triển khai mô hình cải tạo cây tre măng Bát Độ ở xã Động Quan và xã An Phú, chúng tôi cử cán bộ khuyến nông xuống các hộ gia đình, trực tiếp làm việc cùng bà con, hướng dẫn, cầm tay chỉ việc để bà con nắm được kĩ thuật chăm sóc, cải tạo diện tích tre, tới đây chúng tôi sẽ tổng kết, đánh giá mô hình và sẽ nhân rộng để giúp bà con trên địa bàn phát triển kinh tế nhờ cây tre măng Bát Độ".
Năm 2018, ngành nông nghiệp huyện Lục Yên, các xã, thị trấn sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện cải tạo diện tích măng tre Bát Độ đồng thời nghiên cứu xây dựng thành vùng phát triển cây măng tre Bát Độ sao cho phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán canh tác, liên kết với các địa phương, các công ty để thực hiện bao tiêu ổn định sản phẩm, nhưng điều quan trọng trước mắt là người dân trên địa bàn cần chú trọng đầu tư, thực hiện đúng kỹ thuật canh tác để cây măng tre Bát Độ thực sự là cây mang lại nguồn thu nhập cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế cho người dân.
Hiệu quả kinh tế của cây măng tre Bát độ đã rõ, không chỉ có vậy mà cây măng tre còn góp phần nâng cao độ che phủ của rừng, cải thiện môi trường sinh thái. Quan trọng hơn, nó đã khai thác được tiềm năng về đất đai, lao động ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần xóa đói, giảm nghèo tăng thu nhập và làm giầu cho nông dân, tạo sự tin tưởng của người dân đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và các cấp chính quyền trong huyện.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tre măng Bát Độ là cây trồng nhập nội, bén duyên đất Yên Bái từ năm 2003 từng trải qua những thăng trầm như bao cây trồng khác. Hơn 10 năm qua cây tre măng Bát Độ đã khẳng định được vị thế của mình là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế cho người dân.Huyện Lục Yên là một trong nhiều huyện của tỉnh Yên Bái đã tiến hành trồng thử nghiệm cây măng tre Bát Độ với nhiều mô hình hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, măng chủ yếu được trồng tại các xã Động Quan, Phúc Lợi, An Phú, Khánh Hòa, Lâm Thượng và Khánh Thiện. Cùng với việc thực hiện đề án trồng tre Bát Độ trên địa bàn huyện Lục Yên để mở rộng diện tích thì công tác cải tạo và chăm sóc diện tích măng Bát Độ đang cho thu hoạch đã được ngành nông nghiệp huyện Lục Yên quan tâm thực hiện.
Hơn 200 gốc tre măng Bát Độ của gia đình ông La Văn Mùi, ở thôn 1, xã Động Quan được trồng từ năm 2014, ngay tại khu đất vườn sau nhà thế nhưng việc chăm sóc cây tre sau mỗi đợt thu hoạch sao cho đúng khoa học kỹ thuật, mang lại hiệu quả cao cho những vụ sau thì chưa thực sự được quan tâm, mỗi năm gia đình ông Mùi cũng chỉ thu về từ 5 đến 6 triệu đồng tiền bán măng. Việc Trạm khuyến nông huyện Lục Yên hỗ trợ gia đình ông Mùi cải tạo vườn tre măng Bát Độ sẽ góp phần nâng cao thu nhập, phát huy hiệu quả kinh tế hơn cho mô hình. Ông La Văn Mùi cho biết: “Được Trạm khuyến nông hướng dẫn, gia đình tôi mới biết việc bón phân cho cây tre phải thực hiện vào thời gian nào, chặt tỉa cây già, giữ lại những cây non, khỏe ra sao cho đúng kỹ thuật”.
Đối với gia đình ông Hoàng Hữu Khanh ở thôn 3, xã Động Quan, huyện Lục Yên trồng 250 gốc tre măng Bát Độ từ năm 2010 trên khu đồi đất thấp, ngay sau nhà. Nhưng việc chăm sóc cây tre chẳng mấy khi được thực hiện, vẫn theo kiểu “tự nhiên phát triển”, cây tre cho cây măng nào thì thu hoạch, đến nay diện tích măng tre Bát Độ của gia đình ông Khanh chỉ còn gần 200 gốc, với kiểu phát triển tự nhiên như vậy mỗi năm chỉ cho gia đình ông Khanh thu chưa đến chục triệu đồng từ việc bán măng. So với hiệu quả thực tế từ cây tre măng Bát Độ mang lại còn đạt rất thấp. Năm 2018, với sự giúp đỡ về phân bón cũng như kỹ thuật của Trạm khuyến nông huyện Lục Yên gia đình ông Khanh đã bắt đầu cải tạo lại diện tích tre măng Bát Độ của gia đình vốn đã già cỗi và hiệu quả thấp. Ông Khanh cho biết: “Hy vọng sau khi cải tạo thì cây tre cho sẽ cho nhiều măng, củ mập, cho thu lợi nhuận cao hơn những năm trước”.
Vườn tre măng Bát Độ của gia đình ông Khanh và ông Mùi ở xã Động Quan chỉ là một trong nhiều diện tích tre măng Bát Độ trên địa bàn huyện Lục Yên cần được chăm sóc và cải tạo. Hiện nay, trên địa bàn huyện Lục Yên có khoảng 160 ha măng tre Bát Độ đang trong giai đoạn kinh doanh, qua kiểm tra, đánh giá của ngành nông nghiệp huyện đa số diện tích măng đã gần 10 năm tuổi, cho năng suất thấp, nguyên nhân là do người dân chưa thực sự chú trọng đầu tư thâm canh, nhiều diện tích tre măng không được bón phân, chăm sóc, phát tỉa, khai thác măng chưa đúng quy trình kỹ thuật, nhất là những diện tích măng trồng từ năm 2010.
Thực hiện cải tạo diện tích măng tre Bát Độ, Trạm khuyến nông huyện đã mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây tre Bát Độ theo từng năm tuổi cho người nông dân tại các thôn, bản có diện tích lớn. Lựa chọn các hộ gia đình để thực hiện cải tạo, qua đó đánh giá năng suất, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện. Trong năm 2017, Trạm khuyến nông lựa chọn 1 mô hình tại xã An Phú để thực hiện thí điểm, qua đó Trạm khuyến nông hỗ trợ 100 % về phân bón, cử cán bộ khuyến nông viên xuống trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện cải tạo như phát bỏ, chặt tỉa cây tre già, bón phân và theo dõi sinh trưởng, ra măng của tre. Theo đánh giá, đầu tư, thâm canh chăm sóc tre Bát Độ theo đúng quy trình sẽ có tác dụng giúp cây sinh trưởng, phát triển xanh tốt hơn, măng to, dài và non hơn, so với lối canh tác truyền thống của bà con thì năng suất, chất lượng cũng như giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích tăng trên 240%. Đặc biệt, hiệu quả kéo dài trong những năm tiếp theo đó do tác dụng của việc “trẻ hóa” cây mẹ qua việc chặt bỏ cây mẹ già cỗi và để cây măng mới lên thay thế.
Phát huy hiệu quả của việc cải tạo vườn măng tre Bát Độ, trong năm 2018 Trạm khuyến nông huyện Lục Yên tiếp tục thực hiện mô hình ở 2 hộ gia đình trên địa bàn xã Động Quan, đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động nhân dân làm theo. Ông Trần Quang Vinh - Trạm trưởng trạm khuyến nông huyện Lục Yên cho biết: “Năm 2018, thực hiện mô hình dân vận khéo gắn liền với thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, Trạm khuyến nông đã triển khai mô hình cải tạo cây tre măng Bát Độ ở xã Động Quan và xã An Phú, chúng tôi cử cán bộ khuyến nông xuống các hộ gia đình, trực tiếp làm việc cùng bà con, hướng dẫn, cầm tay chỉ việc để bà con nắm được kĩ thuật chăm sóc, cải tạo diện tích tre, tới đây chúng tôi sẽ tổng kết, đánh giá mô hình và sẽ nhân rộng để giúp bà con trên địa bàn phát triển kinh tế nhờ cây tre măng Bát Độ".
Năm 2018, ngành nông nghiệp huyện Lục Yên, các xã, thị trấn sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện cải tạo diện tích măng tre Bát Độ đồng thời nghiên cứu xây dựng thành vùng phát triển cây măng tre Bát Độ sao cho phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán canh tác, liên kết với các địa phương, các công ty để thực hiện bao tiêu ổn định sản phẩm, nhưng điều quan trọng trước mắt là người dân trên địa bàn cần chú trọng đầu tư, thực hiện đúng kỹ thuật canh tác để cây măng tre Bát Độ thực sự là cây mang lại nguồn thu nhập cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế cho người dân.
Hiệu quả kinh tế của cây măng tre Bát độ đã rõ, không chỉ có vậy mà cây măng tre còn góp phần nâng cao độ che phủ của rừng, cải thiện môi trường sinh thái. Quan trọng hơn, nó đã khai thác được tiềm năng về đất đai, lao động ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần xóa đói, giảm nghèo tăng thu nhập và làm giầu cho nông dân, tạo sự tin tưởng của người dân đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và các cấp chính quyền trong huyện.