CTTĐT - Từ các nguồn vốn vay ưu đãi, năm 2017, huyện Lục Yên đã có trên 1.700 hộ thoát nghèo; trồng mới, cải tạo 532 ha rừng, 85,3 ha cây ăn quả; làm mới, sửa chữa 901 công trình nước sạch và 1.091 công trình vệ sinh.
Nhờ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, anh Hoàng Văn Cứu ở thôn Khau Sảo, xã Minh Tiến đã mua được trâu giống
Để thực sự là "bà đỡ” cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lục Yên tập trung đẩy mạnh công tác phối hợp với các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội như: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... chủ động phối hợp, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên cũng như các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách đến người dân và hộ vay vốn; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho cán bộ Hội các cấp và tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, trong đó tập trung việc thực hiện các công đoạn ủy thác, quản lý vốn và kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn.
Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lục Yên đã duy trì lịch giao dịch cố định hàng tháng ở 24/24 xã, thị trấn nhằm thực hiện cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm và triển khai các hoạt động tín dụng chính sách... Nhờ vậy, tổng số dư nợ ủy thác trong năm 2017 đạt trên 406 tỷ đồng, chiếm 99,9% tổng dư nợ cho vay của NHCSXH huyện, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, doanh số cho vay các chương trình đạt gần 107 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 59, 3 tỷ đồng; toàn huyện có 353/366 tổ tiết kiệm vay vốn không có nợ quá hạn; nợ quá hạn các chương trình ủy thác cho vay trên địa bàn huyện là 191 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,05% trên tổng số dư nợ ủy thác. Từ các nguồn vốn vay ưu đãi, năm 2017, huyện Lục Yên đã có trên 1.700 hộ thoát nghèo; trồng mới, cải tạo 532 ha rừng, 85,3 ha cây ăn quả; làm mới, sửa chữa 901 công trình nước sạch và 1.091 công trình vệ sinh.
Chị Hoàng Thị Vui, thôn Sơn Trung, xã Mai Sơn chia sẻ: "Trước kia, gia đình tôi cực kỳ khó khăn, làm nông nghiệp nhưng không có trâu để cày bừa nên mỗi vụ cày cấy lại phải đi thuê trâu về cày hoặc đổi công cho những hộ khác. Tại một cuộc họp thôn, tôi được nghe cán bộ NHCSXH tuyên truyền, phổ biến về các chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo, trong đó có chương trình cho vay mua trâu, bò, trồng rừng, khai hoang ruộng nước… Tôi về bàn với gia đình mạnh dạn đăng ký với tổ tiết kiệm và vay vốn của thôn vay 30 triệu đồng để mua trâu nái sinh sản".
"Có vốn lại được sự hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc trâu nái sinh sản của cán bộ chuyên môn nên con trâu của gia đình tôi lớn nhanh, khỏe mạnh, vài tháng sau đã đẻ được một chú nghé con. Đến nay, gia đình đã có 3 con trâu, 10 con lợn, trên 100 con gà, kinh tế ổn định và đã trả hết nợ, thoát nghèo” - chị Vui nói.
Ông Dương Quốc Tuấn - Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lục Yên cho biết: "Phát huy kết quả đạt được, năm 2018, Phòng tiếp tục đặt chỉ tiêu nợ quá hạn giảm xuống dưới 0,04% so với tổng dư nợ ủy thác, thu tiền lãi đạt 100% hàng tháng, trên 75% số xã và trên 96% tổ tiết kiệm và vay vốn không có nợ quá hạn. Để thực hiện tốt các mục tiêu này, ngay từ đầu năm 2018, Phòng giao dịch NHCSXH huyện tăng cường công tác thông tin tuyên truyền dưới nhiều hình thức để người dân hiểu và thực hiện tốt các quy định về vay vốn và trả nợ. Thực hiện nghiêm công tác bình xét cho vay tại tổ tiết kiệm và vay vốn đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng của từng chương trình tín dụng. Đặc biệt, rà soát lại các tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động ở mức trung bình và yếu kém để củng cố kiện toàn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và phát huy hiệu quả nguồn vốn”.
Có thể khẳng định, đồng vốn của Nhà nước thông qua hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Lục Yên đến tay người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đã tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, tạo việc làm, nâng cao mức sống cho người dân, giúp họ vươn lên thoát nghèo.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ các nguồn vốn vay ưu đãi, năm 2017, huyện Lục Yên đã có trên 1.700 hộ thoát nghèo; trồng mới, cải tạo 532 ha rừng, 85,3 ha cây ăn quả; làm mới, sửa chữa 901 công trình nước sạch và 1.091 công trình vệ sinh.Để thực sự là "bà đỡ” cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lục Yên tập trung đẩy mạnh công tác phối hợp với các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội như: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... chủ động phối hợp, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên cũng như các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách đến người dân và hộ vay vốn; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho cán bộ Hội các cấp và tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, trong đó tập trung việc thực hiện các công đoạn ủy thác, quản lý vốn và kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn.
Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lục Yên đã duy trì lịch giao dịch cố định hàng tháng ở 24/24 xã, thị trấn nhằm thực hiện cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm và triển khai các hoạt động tín dụng chính sách... Nhờ vậy, tổng số dư nợ ủy thác trong năm 2017 đạt trên 406 tỷ đồng, chiếm 99,9% tổng dư nợ cho vay của NHCSXH huyện, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, doanh số cho vay các chương trình đạt gần 107 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 59, 3 tỷ đồng; toàn huyện có 353/366 tổ tiết kiệm vay vốn không có nợ quá hạn; nợ quá hạn các chương trình ủy thác cho vay trên địa bàn huyện là 191 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,05% trên tổng số dư nợ ủy thác. Từ các nguồn vốn vay ưu đãi, năm 2017, huyện Lục Yên đã có trên 1.700 hộ thoát nghèo; trồng mới, cải tạo 532 ha rừng, 85,3 ha cây ăn quả; làm mới, sửa chữa 901 công trình nước sạch và 1.091 công trình vệ sinh.
Chị Hoàng Thị Vui, thôn Sơn Trung, xã Mai Sơn chia sẻ: "Trước kia, gia đình tôi cực kỳ khó khăn, làm nông nghiệp nhưng không có trâu để cày bừa nên mỗi vụ cày cấy lại phải đi thuê trâu về cày hoặc đổi công cho những hộ khác. Tại một cuộc họp thôn, tôi được nghe cán bộ NHCSXH tuyên truyền, phổ biến về các chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo, trong đó có chương trình cho vay mua trâu, bò, trồng rừng, khai hoang ruộng nước… Tôi về bàn với gia đình mạnh dạn đăng ký với tổ tiết kiệm và vay vốn của thôn vay 30 triệu đồng để mua trâu nái sinh sản".
"Có vốn lại được sự hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc trâu nái sinh sản của cán bộ chuyên môn nên con trâu của gia đình tôi lớn nhanh, khỏe mạnh, vài tháng sau đã đẻ được một chú nghé con. Đến nay, gia đình đã có 3 con trâu, 10 con lợn, trên 100 con gà, kinh tế ổn định và đã trả hết nợ, thoát nghèo” - chị Vui nói.
Ông Dương Quốc Tuấn - Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lục Yên cho biết: "Phát huy kết quả đạt được, năm 2018, Phòng tiếp tục đặt chỉ tiêu nợ quá hạn giảm xuống dưới 0,04% so với tổng dư nợ ủy thác, thu tiền lãi đạt 100% hàng tháng, trên 75% số xã và trên 96% tổ tiết kiệm và vay vốn không có nợ quá hạn. Để thực hiện tốt các mục tiêu này, ngay từ đầu năm 2018, Phòng giao dịch NHCSXH huyện tăng cường công tác thông tin tuyên truyền dưới nhiều hình thức để người dân hiểu và thực hiện tốt các quy định về vay vốn và trả nợ. Thực hiện nghiêm công tác bình xét cho vay tại tổ tiết kiệm và vay vốn đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng của từng chương trình tín dụng. Đặc biệt, rà soát lại các tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động ở mức trung bình và yếu kém để củng cố kiện toàn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và phát huy hiệu quả nguồn vốn”.
Có thể khẳng định, đồng vốn của Nhà nước thông qua hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Lục Yên đến tay người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đã tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, tạo việc làm, nâng cao mức sống cho người dân, giúp họ vươn lên thoát nghèo.