CTTĐT - Sau 3 năm tổ chức triển khai thực hiện chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều đã đảm bảo được tính công khai, minh bạch, khách quan và chính xác.
Tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao
Nói về tính khả thi việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 đã đảm bảo được tính khả thi. Thực tế triển khai trên địa bàn tỉnh Yên Bái cho thấy đội ngũ cán bộ từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở sau khi được triển khai chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều để xác định hộ nghèo đa chiều bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và chính xác hơn so với giai đoạn trước. Quá trình triển khai áp dụng phương pháp tiếp cận đa chiều tại cơ sở nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Sau 3 năm triển khai áp dụng trên địa bàn tỉnh Yên Bái không phát sinh các khó khăn, vướng mắc lớn.
Tính phù hợp các chiều, các chỉ số đo lường và các ngưỡng thiếu hụt cơ bản có sự phù hợp với thực tiễn kinh tế xã hội tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt đã được thiết kế cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, vì vậy khi triển khai áp dụng có nhiều thuận lợi, dễ thu thập thông tin và tính điểm.
Do việc đánh giá được định lượng bằng các điểm số cụ thể nên giúp cho việc công khai, minh bạch kết quả điều ra, rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương được chính xác và dễ dàng. Việc kết hợp giữa xác định thu nhập của hộ gia đình thông qua đánh giá các đặc điểm về nhân lực, tài sản và xem xét mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản đã phản ánh toàn diện các mặt đời sống của hộ gia đình.
Tuy nhiên bên cạnh đó, các chiều, các chỉ số đo lường nghèo hiện nay cũng còn một số điểm chưa hợp lý như: chưa xem xét đến các yếu tố về nguồn gốc tài sản (đi thuê, đi mượn, biếu, tặng …); về giá trị tài sản (cùng là một chiếc xe máy, ti vi nhưng giá trị có thể chênh lệch nhau vài chục triệu đồng nhưng tính điểm bằng nhau là không công bằng); hoặc nhóm hộ ở khu vực thị trấn, phường có tham gia làm nông nghiệp như chăn nuôi, có đất đai sản xuất nông nghiệp lại không được tính điểm ở nội dung này dẫn đến không bình đẳng giữa các hộ ở khu vực thành thị và nông thôn.
Tình hiệu quả về cơ bản việc áp dụng chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều đã đem lại những hiệu quả cao hơn so so với giai đoạn trước, khắc phục được những nhược điểm của việc áp dụng chuẩn nghèo thu nhập trước đây như: Ở giai đoạn trước rất khó xác định chính xác, đầy đủ các khoản chi tiêu và thu nhập của các hộ, do hộ dângiấu thu nhập hoặc không cung cấp đủ thông tin thu nhập; kết quả xác định hộ nghèo, cận nghèo còn bị chi phối bởi các yếu tố thân quen, dòng họ trong công đồng dân cư…,dẫn đến xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo không thật sự chính xác, không công bằng, khách quan giữa các hộ dân.
Khi chuyển sang áp dụng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều đã giúp cho việc rà soát hộ nghèo rõ ràng, chính xác, công bằng hơn so với giai đoạn trước và đánh giá hộ nghèo một cách toàn diện các mặt đời sống kinh tế, xã hội của các hộ hơn. Trên cơ sở đó giúp địa phương, cơ sở đưa ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp, sát thực với hoàn cảnh của từng hộ nghèo, góp phần giảm nghèo hiệu quả và bền vững hơn.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau 3 năm tổ chức triển khai thực hiện chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều đã đảm bảo được tính công khai, minh bạch, khách quan và chính xác.Nói về tính khả thi việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 đã đảm bảo được tính khả thi. Thực tế triển khai trên địa bàn tỉnh Yên Bái cho thấy đội ngũ cán bộ từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở sau khi được triển khai chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều để xác định hộ nghèo đa chiều bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và chính xác hơn so với giai đoạn trước. Quá trình triển khai áp dụng phương pháp tiếp cận đa chiều tại cơ sở nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Sau 3 năm triển khai áp dụng trên địa bàn tỉnh Yên Bái không phát sinh các khó khăn, vướng mắc lớn.
Tính phù hợp các chiều, các chỉ số đo lường và các ngưỡng thiếu hụt cơ bản có sự phù hợp với thực tiễn kinh tế xã hội tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt đã được thiết kế cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, vì vậy khi triển khai áp dụng có nhiều thuận lợi, dễ thu thập thông tin và tính điểm.
Do việc đánh giá được định lượng bằng các điểm số cụ thể nên giúp cho việc công khai, minh bạch kết quả điều ra, rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương được chính xác và dễ dàng. Việc kết hợp giữa xác định thu nhập của hộ gia đình thông qua đánh giá các đặc điểm về nhân lực, tài sản và xem xét mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản đã phản ánh toàn diện các mặt đời sống của hộ gia đình.
Tuy nhiên bên cạnh đó, các chiều, các chỉ số đo lường nghèo hiện nay cũng còn một số điểm chưa hợp lý như: chưa xem xét đến các yếu tố về nguồn gốc tài sản (đi thuê, đi mượn, biếu, tặng …); về giá trị tài sản (cùng là một chiếc xe máy, ti vi nhưng giá trị có thể chênh lệch nhau vài chục triệu đồng nhưng tính điểm bằng nhau là không công bằng); hoặc nhóm hộ ở khu vực thị trấn, phường có tham gia làm nông nghiệp như chăn nuôi, có đất đai sản xuất nông nghiệp lại không được tính điểm ở nội dung này dẫn đến không bình đẳng giữa các hộ ở khu vực thành thị và nông thôn.
Tình hiệu quả về cơ bản việc áp dụng chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều đã đem lại những hiệu quả cao hơn so so với giai đoạn trước, khắc phục được những nhược điểm của việc áp dụng chuẩn nghèo thu nhập trước đây như: Ở giai đoạn trước rất khó xác định chính xác, đầy đủ các khoản chi tiêu và thu nhập của các hộ, do hộ dângiấu thu nhập hoặc không cung cấp đủ thông tin thu nhập; kết quả xác định hộ nghèo, cận nghèo còn bị chi phối bởi các yếu tố thân quen, dòng họ trong công đồng dân cư…,dẫn đến xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo không thật sự chính xác, không công bằng, khách quan giữa các hộ dân.
Khi chuyển sang áp dụng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều đã giúp cho việc rà soát hộ nghèo rõ ràng, chính xác, công bằng hơn so với giai đoạn trước và đánh giá hộ nghèo một cách toàn diện các mặt đời sống kinh tế, xã hội của các hộ hơn. Trên cơ sở đó giúp địa phương, cơ sở đưa ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp, sát thực với hoàn cảnh của từng hộ nghèo, góp phần giảm nghèo hiệu quả và bền vững hơn.