Trấn Yên là một trong những huyện có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống nhân dân vùng sâu, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Nhằm từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân, những năm qua, các cấp, ngành của huyện Trấn Yên đã triển khai nhiều chương trình, giải pháp hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Ảnh minh họa
Đến hết năm 2017, huyện Trấn Yên có 3.411 hộ nghèo, chiếm 14,18%; 2.329 hộ cận nghèo, chiếm 9,69%. Xác định công tác giảm nghèo trong năm 2018 gặp nhiều khó khăn hơn so với những năm trước. Bởi hầu hết các hộ nghèo còn lại của huyện đều không thuận lợi, thuộc diện khó thoát nghèo vì thiếu hụt các tiêu chí, như: Thu nhập, diện tích, chất lượng nhà ở, vệ sinh, nước sạch... Trong năm nay, huyện Trấn Yên phấn đấu đưa tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn dưới 10%, giảm hơn 1.000 hộ nghèo. Ông Tạ Văn Long – Chủ tịch UBND xã Hòa Cuông cho biết: “các dự án giảm nghèo như Chương trình 135, bao gồm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; các dự án về nhân rộng mô hình giảm nghèo, dự án hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo; đặc biệt là chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con có vốn để phát triển sản xuất, tự lực vươn lên bằng chính năng lực của mình, điều này không chỉ góp phần cổ vũ động viên phong trào thi đua sản xuất mà còn là hướng đi hiệu quả trong giảm nghèo bền vững.”
Trong năm 2018, tổng kinh phí thực hiện giảm nghèo trên địa bàn huyện là gần 340 tỷ đồng, trong đó: Vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội gần 237 tỷ đồng, Nhà nước hỗ trợ cho nhân dân và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên 100 tỷ đồng, nguồn vốn từ cộng đồng đóng góp hỗ trợ 770 triệu đồng. Các nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và hỗ trợ thực hiện một số chương trình giảm nghèo như: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn xây dựng, duy tu, bảo dưỡng đường giao thông nông thôn 25 công trình; đầu tư xây dựng 17 công trình cơ sở hạ tầng thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế tại các xã, các thôn bản đặc biệt khó khăn về trâu giống, gà giống, nuôi lợn thịt, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, xây dựng nhà nuôi tằm hơn 2,5 tỷ đồng; Hỗ trợ tiền điện theo Quyết định số 60 của Thủ tướng Chính phủ cho 3.232 hộ tổng kinh phí gần 1,9 tỷ đồng. Ngoài ra, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 46.774 người thuộc các nhóm đối tượng: Người đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội; người nghèo; người cận nghèo; người dân tộc thiểu số, người sống trong vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi. Cấp bù học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho 8.451 học sinh phổ thông và trẻ em học mẫu giáo, tiền ăn cho học sinh học bán trú, nội trú, cấp bù học phí cho học sinh, sinh viên các trường chuyên nghiệp, trường nghề, tổng kinh phí gần 12 tỷ đồng.
Trong năm 2018, từ nhiều chương trình, nguồn vốn hỗ trợ làm mới 447 nhà ở cho các đối tượng người nghèo, người có công với cách mạng, tổng kinh phí hơn 13 tỷ đồng; hỗ trợ 951 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, tổng kinh phí trên 45 tỷ đồng... Song song với công tác hỗ trợ giảm nghèo, huyện Trấn Yên đã làm tốt công tác giải quyết việc làm, phòng Lao động - Thương binh & xã hội đã phối hợp với các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người lao động tích cực chủ động tạo việc làm tại chỗ, tham gia làm việc ở các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh, đi xuất khẩu lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đ/c Đỗ Thị Bích Ngọc – Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Trong năm 2018 tạo được việc làm cho 2.055 lao động, đạt 102,8% kế hoạch. Bên cạnh đó, tổ chức đào tạo nghề cho hơn 2.200 lao động, trong đó dạy nghề cho 780 lao động nông thôn theo đề án 1956 của Chính phủ... Với nhiều giải pháp giảm nghèo đồng bộ, đến hết năm 2018 trên địa bàn huyện đã có 1.164 hộ thoát nghèo, tỷ lệ giảm nghèo đạt 4,88%, đến nay số hộ nghèo giảm còn 2.247 hộ, chiếm 9,3%; hộ cận nghèo giảm còn 1.794 hộ, chiếm 7,42%.”
Trong năm 2019, huyện Trấn Yên phấn đấu tạo việc làm mới cho 2.000 lao động; đào tạo nghề 2.150 lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5%. Để đạt được mục tiêu này, huyện sẽ tập trung vào những giải pháp như: Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển thương mại, dịch vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp trên địa bàn; đẩy mạnh thực hiện các dự án, công trình, giải ngân các nguồn vốn đầu tư và thực hiện tốt công tác quy hoạch; tập trung các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất…
Theo Trang TTĐT huyện Trấn Yên
Trấn Yên là một trong những huyện có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống nhân dân vùng sâu, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Nhằm từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân, những năm qua, các cấp, ngành của huyện Trấn Yên đã triển khai nhiều chương trình, giải pháp hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.Đến hết năm 2017, huyện Trấn Yên có 3.411 hộ nghèo, chiếm 14,18%; 2.329 hộ cận nghèo, chiếm 9,69%. Xác định công tác giảm nghèo trong năm 2018 gặp nhiều khó khăn hơn so với những năm trước. Bởi hầu hết các hộ nghèo còn lại của huyện đều không thuận lợi, thuộc diện khó thoát nghèo vì thiếu hụt các tiêu chí, như: Thu nhập, diện tích, chất lượng nhà ở, vệ sinh, nước sạch... Trong năm nay, huyện Trấn Yên phấn đấu đưa tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn dưới 10%, giảm hơn 1.000 hộ nghèo. Ông Tạ Văn Long – Chủ tịch UBND xã Hòa Cuông cho biết: “các dự án giảm nghèo như Chương trình 135, bao gồm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; các dự án về nhân rộng mô hình giảm nghèo, dự án hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo; đặc biệt là chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con có vốn để phát triển sản xuất, tự lực vươn lên bằng chính năng lực của mình, điều này không chỉ góp phần cổ vũ động viên phong trào thi đua sản xuất mà còn là hướng đi hiệu quả trong giảm nghèo bền vững.”
Trong năm 2018, tổng kinh phí thực hiện giảm nghèo trên địa bàn huyện là gần 340 tỷ đồng, trong đó: Vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội gần 237 tỷ đồng, Nhà nước hỗ trợ cho nhân dân và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên 100 tỷ đồng, nguồn vốn từ cộng đồng đóng góp hỗ trợ 770 triệu đồng. Các nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và hỗ trợ thực hiện một số chương trình giảm nghèo như: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn xây dựng, duy tu, bảo dưỡng đường giao thông nông thôn 25 công trình; đầu tư xây dựng 17 công trình cơ sở hạ tầng thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế tại các xã, các thôn bản đặc biệt khó khăn về trâu giống, gà giống, nuôi lợn thịt, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, xây dựng nhà nuôi tằm hơn 2,5 tỷ đồng; Hỗ trợ tiền điện theo Quyết định số 60 của Thủ tướng Chính phủ cho 3.232 hộ tổng kinh phí gần 1,9 tỷ đồng. Ngoài ra, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 46.774 người thuộc các nhóm đối tượng: Người đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội; người nghèo; người cận nghèo; người dân tộc thiểu số, người sống trong vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi. Cấp bù học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho 8.451 học sinh phổ thông và trẻ em học mẫu giáo, tiền ăn cho học sinh học bán trú, nội trú, cấp bù học phí cho học sinh, sinh viên các trường chuyên nghiệp, trường nghề, tổng kinh phí gần 12 tỷ đồng.
Trong năm 2018, từ nhiều chương trình, nguồn vốn hỗ trợ làm mới 447 nhà ở cho các đối tượng người nghèo, người có công với cách mạng, tổng kinh phí hơn 13 tỷ đồng; hỗ trợ 951 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, tổng kinh phí trên 45 tỷ đồng... Song song với công tác hỗ trợ giảm nghèo, huyện Trấn Yên đã làm tốt công tác giải quyết việc làm, phòng Lao động - Thương binh & xã hội đã phối hợp với các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người lao động tích cực chủ động tạo việc làm tại chỗ, tham gia làm việc ở các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh, đi xuất khẩu lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đ/c Đỗ Thị Bích Ngọc – Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Trong năm 2018 tạo được việc làm cho 2.055 lao động, đạt 102,8% kế hoạch. Bên cạnh đó, tổ chức đào tạo nghề cho hơn 2.200 lao động, trong đó dạy nghề cho 780 lao động nông thôn theo đề án 1956 của Chính phủ... Với nhiều giải pháp giảm nghèo đồng bộ, đến hết năm 2018 trên địa bàn huyện đã có 1.164 hộ thoát nghèo, tỷ lệ giảm nghèo đạt 4,88%, đến nay số hộ nghèo giảm còn 2.247 hộ, chiếm 9,3%; hộ cận nghèo giảm còn 1.794 hộ, chiếm 7,42%.”
Trong năm 2019, huyện Trấn Yên phấn đấu tạo việc làm mới cho 2.000 lao động; đào tạo nghề 2.150 lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5%. Để đạt được mục tiêu này, huyện sẽ tập trung vào những giải pháp như: Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển thương mại, dịch vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp trên địa bàn; đẩy mạnh thực hiện các dự án, công trình, giải ngân các nguồn vốn đầu tư và thực hiện tốt công tác quy hoạch; tập trung các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất…