Những năm qua, nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), người dân huyện Yên Bình (Yên Bái) đã đầu tư trồng rừng, nuôi trồng thủy sản và gia súc, gia cầm xen dưới tán rừng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, nhiều hộ dân đã thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên làm giàu góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.
Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái đang góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, là chỗ dựa vững chắc cho các hộ nghèo vươn lên làm giàu.
Hiện xã Hán Đà có số dư tín dụng Ngân hàng CSXH gần 15 tỷ đồng với 489 hộ vay vốn. Nguồn vốn này được phân ra bốn tổ tín chấp là đoàn thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh và hội nông dân. Cứ ngày mồng 4 đầu tháng, các tổ viên đến nộp lãi cho tổ trưởng, đến ngày mồng bảy đầu tháng thì xe ngân hàng đến xã làm thủ tục cho vay và thu lãi, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân miền núi. Hội Cựu chiến binh xã quản lý ba tổ vay vốn gồm: Tân Lập 7, An Lạc 4 và Hán Đà 2, với 136 hội viên vay hơn 4,4 tỷ đồng phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, nâng cao thu nhập.
Do tích cực lao động sản xuất cho nên những năm gần đây, đời sống gia đình các hội viên được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ hội viên có kinh tế khá, giàu chiếm hơn 52%, hộ trung bình 45%, hiện chỉ còn 3% số hộ hội viên nghèo. Xã có hai hợp tác xã do Hội quản lý với 50 thành viên là hội viên và con em hội viên; 14 hộ là chủ các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản với quy mô lớn, giải quyết việc làm ổn định cho 60 lao động; có 50 hộ trồng rừng với quy mô từ 2 ha trở lên. Với việc trồng keo và bạch đàn, sau chu kỳ khoảng sáu năm, giá gỗ từ 1,5 triệu đồng/khối, thì mỗi héc-ta rừng cho thu nhập 120 triệu đồng. Vậy nên, các cán bộ tín dụng khi đi thẩm định cho vay chỉ cần nhìn xem độ tuổi cây, xem diện tích rừng trồng có trong “sổ xanh” là quyết định số tiền cho vay mà không phải thế chấp tài sản, điều ấy giúp người dân vùng sâu, vùng xa không vất vả trong giao dịch vay vốn như trước.
Từ nguồn vốn hơn 22 tỷ đồng thuộc Ngân hàng CSXH huyện, 711 hộ dân trong xã tập trung mua trâu bò, làm nhà, xây công trình nước sạch phục vụ đời sống, một số hộ có tiền cho con theo học đại học. Đến nay xã đạt 8 trong số 19 tiêu chí nông thôn mới. Điều quan trọng hơn là đồng bào các dân tộc đã chuyển hướng xóa nghèo, không ỷ lại trông chờ vào Nhà nước, đã biết sử dụng đồng vốn vay ngân hàng hiệu quả. Điển hình như gia đình chị Hoàng Thị Thắm, dân tộc Thái, trú ở bản Bát, xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn. Qua bình xét ở bản, chị được cán bộ tín dụng thẩm định ban đầu vay 30 triệu đồng mua một trâu nái sinh sản, sau một năm đẻ thêm một nghé, tuy thoát nghèo nhưng thời gian kéo dài. Năm 2017, chị được vay thêm 50 triệu đồng nữa nên chuyển hướng sang mua trâu nuôi vỗ béo để bán. Năm nay, nuôi được bốn trâu, bình quân mỗi trâu lãi từ năm đến bảy triệu đồng, thời gian nuôi vỗ ba đến năm tháng, hiệu quả hơn nhiều so với nuôi trâu sinh sản.
Với nguồn vốn cho vay hết quý I năm 2019 đạt gần 2.900 tỷ đồng, Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái đã giải ngân cho hơn 84 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn phát triển sản xuất. Tỷ lệ hộ nghèo có nhu cầu vay vốn được đáp ứng hơn 90%, vốn vay được đầu tư đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 21,97% đến hết năm 2018 xuống mức 17,68%. Để tập hợp hội viên, mô hình tổ tiết kiệm vay vốn hộ nghèo và đối tượng chính sách ở Yên Bái được thành lập cách đây 15 năm. Hoạt động của tổ theo nguyên tắc tự nguyện, tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn. Nhờ bình xét công khai, dân chủ có sự giám sát, quản lý của các tổ chức chính trị - xã hội và trưởng thôn, bản, đến nay Yên Bái có 2.428 tổ tiết kiệm và vay vốn ở khắp các khu dân cư với lãi suất ưu đãi. Thông qua tổ chức này, các hộ nghèo được tham gia thực hành tiết kiệm hằng tháng với số tiền nhỏ, chỉ từ 20 đến 30 nghìn đồng/tháng. Qua đó, có hơn 98% số hộ vay vốn tham gia gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng CSXH, số dư tiền gửi hơn 115 tỷ đồng.
Đến tháng 4/2019, Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái đã cho 64 khách hàng vay không thế chấp 4,3 tỷ đồng, giúp người dân có vốn lãi suất ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất. Ngoài ra, trong quý I đã có 1.611 hộ ở vùng đặc biệt khó khăn vay vốn phát triển sản xuất, 1.860 hộ vay làm nhà ở mới và nâng cấp công trình nước sạch, 30 hộ dân tộc thiểu số vay vốn để trồng trọt, chăn nuôi. Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái đang góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, là chỗ dựa vững chắc cho các hộ nghèo vươn lên làm giàu.
Những năm qua, nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), người dân huyện Yên Bình (Yên Bái) đã đầu tư trồng rừng, nuôi trồng thủy sản và gia súc, gia cầm xen dưới tán rừng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, nhiều hộ dân đã thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên làm giàu góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.Hiện xã Hán Đà có số dư tín dụng Ngân hàng CSXH gần 15 tỷ đồng với 489 hộ vay vốn. Nguồn vốn này được phân ra bốn tổ tín chấp là đoàn thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh và hội nông dân. Cứ ngày mồng 4 đầu tháng, các tổ viên đến nộp lãi cho tổ trưởng, đến ngày mồng bảy đầu tháng thì xe ngân hàng đến xã làm thủ tục cho vay và thu lãi, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân miền núi. Hội Cựu chiến binh xã quản lý ba tổ vay vốn gồm: Tân Lập 7, An Lạc 4 và Hán Đà 2, với 136 hội viên vay hơn 4,4 tỷ đồng phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, nâng cao thu nhập.
Do tích cực lao động sản xuất cho nên những năm gần đây, đời sống gia đình các hội viên được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ hội viên có kinh tế khá, giàu chiếm hơn 52%, hộ trung bình 45%, hiện chỉ còn 3% số hộ hội viên nghèo. Xã có hai hợp tác xã do Hội quản lý với 50 thành viên là hội viên và con em hội viên; 14 hộ là chủ các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản với quy mô lớn, giải quyết việc làm ổn định cho 60 lao động; có 50 hộ trồng rừng với quy mô từ 2 ha trở lên. Với việc trồng keo và bạch đàn, sau chu kỳ khoảng sáu năm, giá gỗ từ 1,5 triệu đồng/khối, thì mỗi héc-ta rừng cho thu nhập 120 triệu đồng. Vậy nên, các cán bộ tín dụng khi đi thẩm định cho vay chỉ cần nhìn xem độ tuổi cây, xem diện tích rừng trồng có trong “sổ xanh” là quyết định số tiền cho vay mà không phải thế chấp tài sản, điều ấy giúp người dân vùng sâu, vùng xa không vất vả trong giao dịch vay vốn như trước.
Từ nguồn vốn hơn 22 tỷ đồng thuộc Ngân hàng CSXH huyện, 711 hộ dân trong xã tập trung mua trâu bò, làm nhà, xây công trình nước sạch phục vụ đời sống, một số hộ có tiền cho con theo học đại học. Đến nay xã đạt 8 trong số 19 tiêu chí nông thôn mới. Điều quan trọng hơn là đồng bào các dân tộc đã chuyển hướng xóa nghèo, không ỷ lại trông chờ vào Nhà nước, đã biết sử dụng đồng vốn vay ngân hàng hiệu quả. Điển hình như gia đình chị Hoàng Thị Thắm, dân tộc Thái, trú ở bản Bát, xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn. Qua bình xét ở bản, chị được cán bộ tín dụng thẩm định ban đầu vay 30 triệu đồng mua một trâu nái sinh sản, sau một năm đẻ thêm một nghé, tuy thoát nghèo nhưng thời gian kéo dài. Năm 2017, chị được vay thêm 50 triệu đồng nữa nên chuyển hướng sang mua trâu nuôi vỗ béo để bán. Năm nay, nuôi được bốn trâu, bình quân mỗi trâu lãi từ năm đến bảy triệu đồng, thời gian nuôi vỗ ba đến năm tháng, hiệu quả hơn nhiều so với nuôi trâu sinh sản.
Với nguồn vốn cho vay hết quý I năm 2019 đạt gần 2.900 tỷ đồng, Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái đã giải ngân cho hơn 84 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn phát triển sản xuất. Tỷ lệ hộ nghèo có nhu cầu vay vốn được đáp ứng hơn 90%, vốn vay được đầu tư đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 21,97% đến hết năm 2018 xuống mức 17,68%. Để tập hợp hội viên, mô hình tổ tiết kiệm vay vốn hộ nghèo và đối tượng chính sách ở Yên Bái được thành lập cách đây 15 năm. Hoạt động của tổ theo nguyên tắc tự nguyện, tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn. Nhờ bình xét công khai, dân chủ có sự giám sát, quản lý của các tổ chức chính trị - xã hội và trưởng thôn, bản, đến nay Yên Bái có 2.428 tổ tiết kiệm và vay vốn ở khắp các khu dân cư với lãi suất ưu đãi. Thông qua tổ chức này, các hộ nghèo được tham gia thực hành tiết kiệm hằng tháng với số tiền nhỏ, chỉ từ 20 đến 30 nghìn đồng/tháng. Qua đó, có hơn 98% số hộ vay vốn tham gia gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng CSXH, số dư tiền gửi hơn 115 tỷ đồng.
Đến tháng 4/2019, Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái đã cho 64 khách hàng vay không thế chấp 4,3 tỷ đồng, giúp người dân có vốn lãi suất ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất. Ngoài ra, trong quý I đã có 1.611 hộ ở vùng đặc biệt khó khăn vay vốn phát triển sản xuất, 1.860 hộ vay làm nhà ở mới và nâng cấp công trình nước sạch, 30 hộ dân tộc thiểu số vay vốn để trồng trọt, chăn nuôi. Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái đang góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, là chỗ dựa vững chắc cho các hộ nghèo vươn lên làm giàu.