CTTĐT – Những năm qua, việc thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã mang lại hiệu quả tích cực. Người tham gia học nghề đã biết cách tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập từng bước thoát nghèo. Sau 7 năm thực hiện Đề án đã có trên 2.300 người tạo được việc làm.
Huyện Mù Cang Chải chú trọng giới thiệu việc làm cho lao động sau đào tạo (ảnh minh họa)
Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp lao động nông thôn có việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, sau khi có Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”, huyện Mù Cang Chải đã thành lập Ban chỉ đạo từ huyện đến tất cả các xã, thị trấn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành thành viên. Đồng thời quan tâm đến công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, khảo sát, bổ sung danh mục nghề đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động địa phương nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.
Sau khi được đào tạo, phần lớn người học đã nắm được những kiến thức cơ bản về ngành nghề mình được đào tạo và áp dụng có hiệu quả vào phát triển kinh tế hộ. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ khá, giàu của huyện.
Sau 7 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Mù Cang Chải đã có hơn 2.900 người được hỗ trợ học nghề, hơn 2.700 người được nhận chứng chỉ học nghề, hơn 2.300 người tạo được việc làm. Các ngành nghề được học viên lựa chọn chủ yếu ở lĩnh vực chăn nuôi, thú y, trồng trọt, chế biến nông sản, sửa chữa xe máy, may dân dụng, chế biến gỗ, gò hàn… Trong đó, toàn huyện đã tổ chức dạy nghề nông nghiệp cho 1.876 người với các nghề như: kỹ thuật trồng nấm, chăn nuôi thú y, kỹ thuật nuôi ong mật, kỹ thuật trồng và sơ chế sơn tra, trồng trọt và chế biến nông sản, chăn nuôi lợn… đã có 1.631 người có được việc làm sau đào tạo; nghề phi nông nghiệp có 1.101 người được đào tạo gồm các nghề: sửa chữa xe máy, xây dựng, điện dân dụng, rèn, sửa chữa máy nông cụ, thêu dệt thổ cẩm… 750 lao động có được việc làm sau đào tạo.
Song song với đào tạo nghề, để giúp người dân có thêm cơ hội việc làm sau khi học nghề, những năm gần đây, huyện còn chú trọng giới thiệu việc làm cho lao động sau đào tạo; thường xuyên liên hệ với các trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh như: Công ty May Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ; Tổng Công ty cổ phần Sông Hồng, Hà Nội; Công ty TNHH và Đầu tư Minh Hà, thị xã Nghĩa Lộ… giúp hàng trăm người có việc làm, thu nhập ổn định.
Thời gian tới, huyện Mù Cang Chải sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân trong độ tuổi lao động tích cực tham gia các lớp dạy nghề ngắn hạn, dài hạn; chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo theo ngành nghề, lĩnh vực phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; gắn đào tạo nghề với tạo việc làm, giới thiệu người dân đến làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Những năm qua, việc thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã mang lại hiệu quả tích cực. Người tham gia học nghề đã biết cách tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập từng bước thoát nghèo. Sau 7 năm thực hiện Đề án đã có trên 2.300 người tạo được việc làm.Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp lao động nông thôn có việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, sau khi có Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”, huyện Mù Cang Chải đã thành lập Ban chỉ đạo từ huyện đến tất cả các xã, thị trấn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành thành viên. Đồng thời quan tâm đến công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, khảo sát, bổ sung danh mục nghề đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động địa phương nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.
Sau khi được đào tạo, phần lớn người học đã nắm được những kiến thức cơ bản về ngành nghề mình được đào tạo và áp dụng có hiệu quả vào phát triển kinh tế hộ. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ khá, giàu của huyện.
Sau 7 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Mù Cang Chải đã có hơn 2.900 người được hỗ trợ học nghề, hơn 2.700 người được nhận chứng chỉ học nghề, hơn 2.300 người tạo được việc làm. Các ngành nghề được học viên lựa chọn chủ yếu ở lĩnh vực chăn nuôi, thú y, trồng trọt, chế biến nông sản, sửa chữa xe máy, may dân dụng, chế biến gỗ, gò hàn… Trong đó, toàn huyện đã tổ chức dạy nghề nông nghiệp cho 1.876 người với các nghề như: kỹ thuật trồng nấm, chăn nuôi thú y, kỹ thuật nuôi ong mật, kỹ thuật trồng và sơ chế sơn tra, trồng trọt và chế biến nông sản, chăn nuôi lợn… đã có 1.631 người có được việc làm sau đào tạo; nghề phi nông nghiệp có 1.101 người được đào tạo gồm các nghề: sửa chữa xe máy, xây dựng, điện dân dụng, rèn, sửa chữa máy nông cụ, thêu dệt thổ cẩm… 750 lao động có được việc làm sau đào tạo.
Song song với đào tạo nghề, để giúp người dân có thêm cơ hội việc làm sau khi học nghề, những năm gần đây, huyện còn chú trọng giới thiệu việc làm cho lao động sau đào tạo; thường xuyên liên hệ với các trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh như: Công ty May Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ; Tổng Công ty cổ phần Sông Hồng, Hà Nội; Công ty TNHH và Đầu tư Minh Hà, thị xã Nghĩa Lộ… giúp hàng trăm người có việc làm, thu nhập ổn định.
Thời gian tới, huyện Mù Cang Chải sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân trong độ tuổi lao động tích cực tham gia các lớp dạy nghề ngắn hạn, dài hạn; chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo theo ngành nghề, lĩnh vực phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; gắn đào tạo nghề với tạo việc làm, giới thiệu người dân đến làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh.