Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua. Mặc dù nội dung ATVSLĐ đã được Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm từ rất sớm và được thể hiện trong rất nhiều Nghị định của Chính phủ, Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội nhưng đây là lần đầu tiên Quốc hội thông qua Luật ATVSLĐ với nhiều nội dung mới.
Luật An toàn, vệ sinh lao động đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua
Theo đó, Luật An toàn vệ sinh lao động bao gồm một số nội dung cụ thể như:
Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng: Mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ATVSLĐ; mở rộng đối tượng áp dụng đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;
Mở rộng chế độ chính sách đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Đó là các chính sách về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc; hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rui ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giữa những người tham gia bảo hiểm và các doanh nghiệp. Lần đầu tiên Luật cũng quy định việc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;
Về các quyền, nghĩa vụ về ATVSLĐ của người sử dụng lao động, người lao động và các chủ thể khác: Nếu như trước đây, Bộ luật Lao động chỉ quy định về nghĩa vụ thì trong Luật ATVSLĐ, các quy định về quyền của người lao động, người sử dụng lao động đã cụ thể và rõ nét. Đồng thời Luật cũng quy định cụ thể quyền, trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn, Hội Nông dân Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của mặt trận và các tổ chức xã hội khác;
Về thanh tra chuyên ngành ATVSLĐ: Với sự gia tăng số doanh nghiệp trong nền kinh tế, đồng thời mở rộng đối tượng điều chỉnh sang khu vực không có quan hệ lao động, cùng với tiến trình công nghiệp hóa, đưa vào sử dụng máy móc, thiết bị mới, công tác thanh tra ATVSLĐ trở nên hết sức quan trọng. Luật ATVSLĐ đã qui định cụ thể: “Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động là thanh tra chuyên ngành” và được tổ chức ở cấp trung ương và cấp tỉnh.
Về phòng ngừa và giảm thiểu tổn thất do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Luật đã có các qui định cụ thể và khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các biện pháp đánh giá, phòng ngừa rủi ro, cải thiện điều kiện lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc. Phương châm đảm bảo ATVSLĐ là các giải pháp phòng ngừa ít tốn kém hơn nhiều so với giải quyết hậu quả, xây dựng văn hóa an toàn tại doanh nghiệp cần nhấn mạnh hơn nhiều so với việc kêu gọi hỗ trợ nạn nhân khi tai nạn, bệnh nghề nghiệp xảy ra. Những điều này đòi hỏi cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện để nâng cao nhận thức cho người lao động.
Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua. Mặc dù nội dung ATVSLĐ đã được Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm từ rất sớm và được thể hiện trong rất nhiều Nghị định của Chính phủ, Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội nhưng đây là lần đầu tiên Quốc hội thông qua Luật ATVSLĐ với nhiều nội dung mới.Theo đó, Luật An toàn vệ sinh lao động bao gồm một số nội dung cụ thể như:
Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng: Mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ATVSLĐ; mở rộng đối tượng áp dụng đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;
Mở rộng chế độ chính sách đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Đó là các chính sách về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc; hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rui ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giữa những người tham gia bảo hiểm và các doanh nghiệp. Lần đầu tiên Luật cũng quy định việc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;
Về các quyền, nghĩa vụ về ATVSLĐ của người sử dụng lao động, người lao động và các chủ thể khác: Nếu như trước đây, Bộ luật Lao động chỉ quy định về nghĩa vụ thì trong Luật ATVSLĐ, các quy định về quyền của người lao động, người sử dụng lao động đã cụ thể và rõ nét. Đồng thời Luật cũng quy định cụ thể quyền, trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn, Hội Nông dân Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của mặt trận và các tổ chức xã hội khác;
Về thanh tra chuyên ngành ATVSLĐ: Với sự gia tăng số doanh nghiệp trong nền kinh tế, đồng thời mở rộng đối tượng điều chỉnh sang khu vực không có quan hệ lao động, cùng với tiến trình công nghiệp hóa, đưa vào sử dụng máy móc, thiết bị mới, công tác thanh tra ATVSLĐ trở nên hết sức quan trọng. Luật ATVSLĐ đã qui định cụ thể: “Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động là thanh tra chuyên ngành” và được tổ chức ở cấp trung ương và cấp tỉnh.
Về phòng ngừa và giảm thiểu tổn thất do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Luật đã có các qui định cụ thể và khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các biện pháp đánh giá, phòng ngừa rủi ro, cải thiện điều kiện lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc. Phương châm đảm bảo ATVSLĐ là các giải pháp phòng ngừa ít tốn kém hơn nhiều so với giải quyết hậu quả, xây dựng văn hóa an toàn tại doanh nghiệp cần nhấn mạnh hơn nhiều so với việc kêu gọi hỗ trợ nạn nhân khi tai nạn, bệnh nghề nghiệp xảy ra. Những điều này đòi hỏi cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện để nâng cao nhận thức cho người lao động.