Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Yên Bái còn nhiều khó khăn trong quản lý nhà nước về An toàn vệ sinh lao động

24/05/2021 11:14:00 Xem cỡ chữ
CTTĐT – Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả về đảm bảo An toàn vệ sinh lao động, tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc.

Trong 05 năm (2016 - 2020), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành 14 cuộc thanh tra về pháp luật lao động, an toàn, vệ sinh lao động tại 81 doanh nghiệp

Những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về An toàn vệ sinh lao động trong những năm qua như: Công tác xây dựng thể chế, các cơ quan quản lý nhà nước đã chủ động nghiên cứu, tham mưu nhiều chính sách theo tinh thần đổi mới, tạo bước đột phá trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao độngcho người lao động; tham mưu để xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020, triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao độnghàng năm.

Công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động đã tác động tích cực đến tất cả các đối tượng lao động trong xã hội; tập trung đến chế độ chính sách đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ huấn luyện cho người lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc với nhiều nội dung mới phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.

Trong cải cách thủ tục hành chính, đã tham mưu để Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành việc giải quyết các thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công về điều kiện kinh doanh dịch vụ huấn luyện và kiểm định kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động.

Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn, vệ sinh lao độngđã được triển khai sâu rộng với sự phối hợp của các sở, ngành, địa phương, thu hút được sự quan tâm, đồng hành của doanh nghiệp và người lao động. Với sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các cơ quan truyền thông, các doanh nghiệp và người lao động, việc tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao độngđã từng bước đi vào thực chất, hiệu quả;

Bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động từng bước được củng cố tại cơ quan quản lý nhà nước các cấp và doanh nghiệp. Thành lập Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động ở cấp tỉnh và 09 địa phương, tổ chức gặp mặt đối thoại định kỳ hằng năm.

Công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động được triển khai từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Hoạt động thanh tra an toàn, vệ sinh lao độngcó sự phối hợp của các sở, ngành, địa phương hạn chế sự trùng lắp, bỏ trống trong thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hằng năm đã tổ chức các chiến dịch thanh tra lao động, tập trung về an toàn, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực có nguy cơ cao mất an toàn, vệ sinh lao động.

Trong 05 năm (2016 - 2020), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành 14 cuộc thanh tra về pháp luật lao động, an toàn, vệ sinh lao động tại 81 doanh nghiệp. Sở Y tế tiến hành và phối hợp thanh kiểm tra được 350 cơ sở lao động trong đó phần lớn là các cơ sở có yếu tố có hại, nguy hiểm có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ngành Xây dựng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra về an toàn trong thi công xây dựng tại các công trình và nhà thầu.

Các hoạt động quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khác đã đáp ứng yêu cầu của đối tượng quản lý. Hầu hết các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp đều được kiểm định theo quy định; triển khai đồng bộ nhiều hoạt động nghiên cứu và ứng dụng thí điểm các mô hình quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong một số lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Ông Ngô Thanh Giang, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái cho biết, trong năm qua, với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, lĩnh vực ATVSLĐ-PCCN đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong đó, tập trung tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, kết hợp sự kiểm tra đôn đốc của các cấp, các ngành với sự tham gia tích cực của đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác ATVSLĐ; gắn công tác thanh tra, kiểm tra với công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động và Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Tổ chức tuyên truyền Bộ luật lao động, Luật Phòng cháy và chữa cháy, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn công tác ATVSLĐ-PCCN trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở bám chặt chủ đề: “Thúc đẩy công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động để phòng ngừa các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”. Các cấp chính quyền, từ tỉnh đến các địa phương, doanh nghiệp cần đẩy mạnh triển khai đồng bộ, thường xuyên hơn nữa các hoạt động ATVSLĐ được quy định trong Luật ATVSLĐ; Chương trình quốc gia về ATVSLĐ; Chị thị số 29 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác còn những khó khăn, vướng mắc Việc quản lý khu vực không có quan hệ lao động còn nhiều hạn chế về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quản lý máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt, kiểm soát tai nạn lao động. Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn của địa phương tới khu vực không có quan hệ lao động còn hạn chế. Việc triển khai thực hiện trách nhiệm của cấp huyện, xã còn nhiều lúng túng.

Công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Vẫn tồn tại sự chồng chéo, giao thoa trong quản lý đặc biệt là về máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Số doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động hàng năm còn thấp, đặc biệt ở cấp huyện và cấp xã, hầu như không có cán bộ được đào tạo và phụ trách lĩnh vực này. Do đó, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động cấp huyện, cấp xã thấp.

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các lĩnh vực có nguy cơ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn xảy ra nhiều, chưa kiểm soát được các yếu tố nguy cơ trong môi trường làm việc. Công tác thông kê, báo cáo tai nạn lao động,  bệnh nghề nghiệp còn hạn chế.

 

 

Ban Biên tập