CTTĐT - Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh Yên Bái đang được các cấp, các ngành quan tâm đặc biệt bởi đây được coi là hướng đi đúng để cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng thu nhập của người dân, góp phần giảm nghèo bền vững cho địa phương.
Người lao động được tư vấn, giới thiệu về thị trường lao động Hàn Quốc.
Thời gian qua công tác giáo dục nghề nghiệp đã góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đã tăng từ 63,2% năm 2020 lên 64,83% năm 2021. Trong 8 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 14.332/18.000 người (đạt 79,6% kế hoạch, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2021).
Đào tạo nghề đã góp phần cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Mỗi năm, hàng ngàn lao động sau khi học nghề đã được tuyển dụng vào các doanh nghiệp địa phương, nhiều lao động tham gia xuất khẩu lao động tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...
Mô hình hợp tác 03 nhà “Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp” trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp đang dần hình thành. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngày càng chú trọng và thực hiện tốt liên kết với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. Đã xuất hiện một số mô hình liên kết với doanh nghiệp, trong đó đáng chú ý là mô hình phối hợp với doanh nghiệp đào tạo nghề, thực tập và tổ chức thi tốt nghiệp cho học sinh tại doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao năng suất, tạo việc làm, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương theo hướng hiệu quả, bền vững.
Năm 2021, Yên Bái đã giải quyết việc làm cho 22.151 lao động; trong đó từ chương trình phát triển kinh tế xã hội 14.167 người, vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 1.548 người, xuất khẩu lao động 134 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài 6.302 người.
Trong 8 tháng đầu năm 2022, đã giải quyết việc làm cho 17.260 lao động (đạt 88,5% kế hoạch năm 2022, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2021); trong đó từ chương trình phát triển kinh tế xã hội 8.128 người, vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 1.922 người, xuất khẩu lao động 125 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài 7.085 người.
Từ năm 2020 đến tháng 8/2022, tỉnh Yên Bái đã đưa được 456 lao động đi xuất khẩu lao động; trong đó thị trường: Nhật Bản 157 lao động; Hàn Quốc 35 lao động; Đài Loan 183 lao động; thị trường khác 81 lao động.
Chỉ tính riêng xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản, từ năm 2020 đến tháng 8/2022, toàn tỉnh đã đưa được 157 lao động đi xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản. Trong đó năm 2020 là 58 lao động; năm 2021 là 35 lao động; 8 tháng năm 2022 là 64 lao động.
Kết quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động nông nghiệp năm 2021 là 57,81% (giảm 2,09% so với năm 2020), tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 42,19%. Phấn đấu hết năm 2022, tỷ lệ lao động nông nghiệp toàn tỉnh còn 55,97%.
Trong thời gian tới, ngành LĐTBXH sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phấn đấu hoàn thành vượt mục tiêu về XKLĐ. Trong đó, tăng cường tuyên truyền giúp người lao động nắm rõ thông tin về thị trường lao động nước ngoài; tạo điều kiện cho doanh nghiệp được cấp phép tuyển dụng lao động, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ, tránh thiệt hại cho người dân; tăng cường đào tạo nghề; từ đó, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh Yên Bái đang được các cấp, các ngành quan tâm đặc biệt bởi đây được coi là hướng đi đúng để cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng thu nhập của người dân, góp phần giảm nghèo bền vững cho địa phương. Thời gian qua công tác giáo dục nghề nghiệp đã góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đã tăng từ 63,2% năm 2020 lên 64,83% năm 2021. Trong 8 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 14.332/18.000 người (đạt 79,6% kế hoạch, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2021).
Đào tạo nghề đã góp phần cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Mỗi năm, hàng ngàn lao động sau khi học nghề đã được tuyển dụng vào các doanh nghiệp địa phương, nhiều lao động tham gia xuất khẩu lao động tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...
Mô hình hợp tác 03 nhà “Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp” trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp đang dần hình thành. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngày càng chú trọng và thực hiện tốt liên kết với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. Đã xuất hiện một số mô hình liên kết với doanh nghiệp, trong đó đáng chú ý là mô hình phối hợp với doanh nghiệp đào tạo nghề, thực tập và tổ chức thi tốt nghiệp cho học sinh tại doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao năng suất, tạo việc làm, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương theo hướng hiệu quả, bền vững.
Năm 2021, Yên Bái đã giải quyết việc làm cho 22.151 lao động; trong đó từ chương trình phát triển kinh tế xã hội 14.167 người, vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 1.548 người, xuất khẩu lao động 134 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài 6.302 người.
Trong 8 tháng đầu năm 2022, đã giải quyết việc làm cho 17.260 lao động (đạt 88,5% kế hoạch năm 2022, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2021); trong đó từ chương trình phát triển kinh tế xã hội 8.128 người, vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 1.922 người, xuất khẩu lao động 125 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài 7.085 người.
Từ năm 2020 đến tháng 8/2022, tỉnh Yên Bái đã đưa được 456 lao động đi xuất khẩu lao động; trong đó thị trường: Nhật Bản 157 lao động; Hàn Quốc 35 lao động; Đài Loan 183 lao động; thị trường khác 81 lao động.
Chỉ tính riêng xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản, từ năm 2020 đến tháng 8/2022, toàn tỉnh đã đưa được 157 lao động đi xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản. Trong đó năm 2020 là 58 lao động; năm 2021 là 35 lao động; 8 tháng năm 2022 là 64 lao động.
Kết quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động nông nghiệp năm 2021 là 57,81% (giảm 2,09% so với năm 2020), tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 42,19%. Phấn đấu hết năm 2022, tỷ lệ lao động nông nghiệp toàn tỉnh còn 55,97%.
Trong thời gian tới, ngành LĐTBXH sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phấn đấu hoàn thành vượt mục tiêu về XKLĐ. Trong đó, tăng cường tuyên truyền giúp người lao động nắm rõ thông tin về thị trường lao động nước ngoài; tạo điều kiện cho doanh nghiệp được cấp phép tuyển dụng lao động, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ, tránh thiệt hại cho người dân; tăng cường đào tạo nghề; từ đó, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.