Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Yên Bái: Triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn lao động năm 2023

09/05/2023 16:09:00 Xem cỡ chữ
CTTĐT - Năm 2022 trên địa bàn tỉnh Yên Bái xảy ra 28 vụ tai nạn lao động, trong đó lao động nữ: 08 người; số người bị chết: 14 người; số người bị thương nặng: 14 người. Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh và tăng cường các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn lao động trên phạm vi toàn tỉnh nhưng so sánh với năm 2021, năm 2022 đã tăng cả về số vụ, nạn nhân, số người chết và số vụ có người chết.

Trong năm 2023 tỉnh Yên Bái sẽ triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn lao động năm 2023

   

Theo báo cáo của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ năm 2022, toàn tỉnh xảy ra 30 vụ cháy, thiệt hại về người: Làm 01 người chết, 04 người bị thương; thiệt hại về tài sản 3,713 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp. Đã điều tra làm rõ nguyên nhân 30/30 vụ (100%). Trong đó: sự cố thiết bị điện 23 vụ, sơ xuất sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt 05 vụ, do đốt 02 vụ.

Phòng PC07, Công an tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận và xử lý 18 tin báo cháy, trong đó trực tiếp chữa cháy 11 vụ, số vụ do lực lượng tại chỗ xử lý 19 vụ. Xuất 41 lượt phương tiện xe chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 269 lượt cán bộ chiến sỹ, cứu được 02 người mắc kẹt ra khỏi đám cháy.

Tình hình cháy, nổ năm 2022 tăng 02 tiêu chí (số vụ và thiệt hại) so với cùng kỳ năm 2021. Cháy và thiệt hại do cháy gây ra vẫn tập trung trong khu vực dân cư, nhà dân, nhà ở kết hợp kinh doanh (xảy ra 24/30 vụ, chiếm 80%) và tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh (xảy ra 4/30 vụ, chiếm 13,8%). Trong năm 2022, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã chủ động làm tốt công tác tổ chức chữa cháy, CNCH và bảo vệ được tài sản ước tính hàng tỷ đồng trong các vụ cháy, tai nạn, sự cố.

Trong năm 2022, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tăng cường tuyên truyền về công tác đảm bảo an toàn lao động từ đó đã góp phần làm chuyển biến về ý thức, nhận thức đến những hành động cụ thể, thiết thực nêu trên, việc duy trì tổ chức Tháng hành động đã góp phần làm giảm tần suất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là trong một số lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ, rủi ro cao; theo báo cáo thống kê điều tra tai nạn lao động hàng năm, các hoạt động huấn luyện, đo kiểm môi trường lao động và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động được người sử dụng lao động quan tâm, tổ chức ngày một tốt hơn.

Tuy nhiên, từ kết quả công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trên phạm vi toàn tỉnh cũng cho thấy còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn. Các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất đang tập trung vào việc khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh sau hậu Covid-19 nên việc việc đăng ký tham gia các lớp huấn luyện an toàn, hội nghị, hội thảo…còn bị hạn chế. Ở một số địa phương, công tác chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc chưa được thường xuyên. Công tác thông tin, tuyên truyền tuy đã đổi mới với nhiều hình thức, nội dung phong phú hơn nhưng vẫn còn chung chung, chưa có sự phân loại nhiều đến từng đối tượng tuyên truyền.

Đứng trước thực trạng đó, trong năm 2023 các cấp các ngành sẽ tập trung vào việc Nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ cho người lao động và người sử dụng lao động thông qua các hoạt động thông tin, tuyên truyền, chương trình hành động cụ thể về ATVSLĐ; đẩy mạnh thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc; chăm sóc sức khỏe người lao động, hạn chế thấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) trong các doanh nghiệp, cơ sở.

Thúc đẩy các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng quan tâm, thực thi nghiêm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Đồng thời đẩy mạnh các chương trình hành động cụ thể về cải thiện điều kiện lao động rà soát, xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toan, đánh giá nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ; chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghiệp nghiệp.

Đẩy mạnh các hoạt động thiết thực quan tâm, chăm lo cho đoàn viên và người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh. Phối hợp liên ngành trong thanh tra, kiểm tra pháp luật lao động, Luật ATVSLĐ; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động; tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp, công đoàn cơ sở thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

 

 

 

 

 

 

 

  

Ban Biên tập