Gắn kết dạy nghề với nhu cầu doanh nghiệp, thị trường lao động và việc làm, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái không ngừng làm tốt công tác hướng nghiệp; nắm bắt nhu cầu thị trường, nhân lực của các doanh nghiệp để tuyển sinh, đào tạo phù hợp. Cùng với đó, các cơ sở chú trọng công tác đổi mới đào tạo nghề để có đội ngũ lao động kỹ thuật cung ứng cho thị trường.
Một giờ học sửa chữa hệ thống điện tại Trường Cao đẳng nghề Yên Bái.
Trong giờ học của lớp điện công nghiệp, Trường Trung cấp Lục Yên, ngoài kiến thức lý thuyết được học trên lớp, học sinh thường xuyên được thực hành, phân tích các bản vẽ thiết kế lắp đặt điện công nghiệp, dân dụng; lắp đặt, vận hành, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống cung cấp điện, máy điện và thiết bị điện trong các công ty, nhà máy. Từ đó, các em đã tiếp thu, làm quen với các kiến thức thực tế.
Thầy giáo Nguyễn Anh Lương, Trường Trung cấp Lục Yên cho biết, tại trường, các em được trang bị kiến thức về văn hóa phổ thông và học nghề điện công nghiệp. Khi ra trường, các em sẽ có hai bằng. Đối với nghề điện công nghiệp, các em sẽ được trang bị về kiến thức lý thuyết và thực hành chuyên sâu, sau này có thể tự mở các xưởng sửa chữa điện hoặc vận hành máy. Để khi ra trường có thể làm được việc ngay, điều quan trọng là các em phải tích cực rèn luyện các kỹ năng nhằm nâng cao tay nghề.
Năm học 2022 - 2023, Trường Trung cấp Lục Yên có 19 lớp vừa đào tạo văn hóa, vừa đào tạo các nghề: điện công nghiệp, công nghệ ô tô, kỹ thuật máy lạnh, hàn, may mặc, thú y, chăm sóc sắc đẹp, pha chế… với trên 840 học sinh. Nhà trường đã triển khai nhiều phương pháp tư vấn, hướng nghiệp trong quá trình tuyển sinh. Qua đó, nhằm phân luồng cho người học, đảm bảo các chỉ tiêu ngành nghề phù hợp với đầu ra, nhu cầu của các đơn vị tuyển dụng lao động.
Em Triệu Thị Muội, Trường Trung cấp Lục Yên cho biết, từ cuối lớp 9, em đã được tư vấn vào trường nghề để vừa học nghề, vừa học văn hóa. Sau khi vào trường, em đã lựa chọn học nghề may. Em đã được đi thực tập ở Hưng Yên. Nhờ đó, em đã nắm được những kiến thức về nghề và hy vọng khi ra trường sẽ sớm có công việc ổn định.
Khoa Công nghệ ô tô, vận hành máy của Trường Cao đẳng nghề Yên Bái hiện có 400 học sinh, sinh viên. Với việc coi trọng hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống, tăng thời gian thực hành nghề tại nhà xưởng và trong các doanh nghiệp, nhà trường mong muốn mỗi học sinh, sinh viên khi ra trường sẽ có tay nghề vững. Thầy giáo Đỗ Ngọc Thịnh, Trưởng Khoa Công nghệ ô tô, vận hành máy cho hay, hiện công nghệ ô tô là một trong những nghề trọng điểm của nhà trường. Do đó, đơn vị đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo, nhất là chất lượng thực hành của các em. Ngay từ khi vào trường, các em được trang bị lý thuyết, sau đó được đi thực tập, trải nghiệm tại các xưởng sửa chữa ô tô, doanh nghiệp từ 3 - 5 tháng để tiếp cận với máy móc, thiết bị hiện đại. Khi ra trường, các em sẽ được các doanh nghiệp, hãng xe tiếp nhận đi làm luôn.
Em Dương Trung Quân, lớp Cao đẳng ô tô, Khoa Công nghệ ô tô, vận hành máy, Trường Cao đẳng nghề Yên Bái chia sẻ, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, em đã tìm hiểu và yêu thích nghề sửa chữa ô tô. Qua tìm hiểu, em nhận thấy nhu cầu của nghề này đối với xã hội rất lớn bởi đa phần người dân hiện nay đều sở hữu phương tiện này. Do đó, khả năng tìm kiếm việc làm của nghề này sẽ thuận lợi hơn so với những nghề khác. Học tập tại trường, em được các thầy chỉ dẫn lý thuyết và hướng dẫn thực hành sát với thực tế. Qua đó, tạo nền tảng giúp em có tay nghề vững để sau khi ra trường có thể tìm được công việc tốt với mức lương phù hợp.
Chú trọng dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, Trường Cao đẳng nghề Yên Bái đã thực hiện nhiều biện pháp, chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế như: đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp, đào tạo các chương trình với trình độ quốc tế, cấp độ ASEAN, cấp độ quốc gia. Từ đó, học sinh, sinh viên có cơ hội được thực hành tại các doanh nghiệp, tiếp cận với máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại trong quá trình đào tạo, góp phần nâng cao trình độ tay nghề và tác phong công nghiệp, đảm bảo chuẩn đầu ra cho học sinh, sinh viên. Đồng thời, doanh nghiệp không phải mất thời gian đào tạo lại khi tuyển dụng lao động. Hai năm qua, nhà trường đã tổ chức các đoàn thực tập sản xuất tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với tổng số 55 lớp và 1.000 lượt học sinh, sinh viên tham gia thực tập tại các doanh nghiệp.
Theo ông Đỗ Duy Thái, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái, từ việc xây dựng chương trình đào tạo cũng như trong quá trình đào tạo, nhà trường thường xuyên lấy ý kiến tham khảo, đánh giá của các doanh nghiệp, nhà quản lý, chuyên gia để bổ sung, cải tiến, cập nhật kiến thức mới với tỷ lệ 30% học kiến thức tại nhà trường và 70% thực hành tại doanh nghiệp. Qua đó, trường đã đào tạo sát với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường lao động. Đối với các nghề trọng điểm và các nghề khác, nhà trường đều cam kết giới thiệu việc làm cho sinh viên sau quá trình đào tạo.
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học Cơ sở vào học giáo dục nghề nghiệp tăng từ 22% (năm 2020) lên 27,1% (năm 2022); tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông vào học giáo dục nghề nghiệp tăng từ 42% (năm 2020) lên 44,5% (năm 2022). Bình quân mỗi năm, toàn tỉnh đào tạo nghề cho hơn 20.000 người, giải quyết việc làm cho trên 22.000 lao động.
Những con số đó cho thấy, chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đáp ứng tốt hơn nhu đa dạng của thị trường lao động và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng, phục vụ sự phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.
Ban Biên tập
Gắn kết dạy nghề với nhu cầu doanh nghiệp, thị trường lao động và việc làm, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái không ngừng làm tốt công tác hướng nghiệp; nắm bắt nhu cầu thị trường, nhân lực của các doanh nghiệp để tuyển sinh, đào tạo phù hợp. Cùng với đó, các cơ sở chú trọng công tác đổi mới đào tạo nghề để có đội ngũ lao động kỹ thuật cung ứng cho thị trường.Trong giờ học của lớp điện công nghiệp, Trường Trung cấp Lục Yên, ngoài kiến thức lý thuyết được học trên lớp, học sinh thường xuyên được thực hành, phân tích các bản vẽ thiết kế lắp đặt điện công nghiệp, dân dụng; lắp đặt, vận hành, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống cung cấp điện, máy điện và thiết bị điện trong các công ty, nhà máy. Từ đó, các em đã tiếp thu, làm quen với các kiến thức thực tế.
Thầy giáo Nguyễn Anh Lương, Trường Trung cấp Lục Yên cho biết, tại trường, các em được trang bị kiến thức về văn hóa phổ thông và học nghề điện công nghiệp. Khi ra trường, các em sẽ có hai bằng. Đối với nghề điện công nghiệp, các em sẽ được trang bị về kiến thức lý thuyết và thực hành chuyên sâu, sau này có thể tự mở các xưởng sửa chữa điện hoặc vận hành máy. Để khi ra trường có thể làm được việc ngay, điều quan trọng là các em phải tích cực rèn luyện các kỹ năng nhằm nâng cao tay nghề.
Năm học 2022 - 2023, Trường Trung cấp Lục Yên có 19 lớp vừa đào tạo văn hóa, vừa đào tạo các nghề: điện công nghiệp, công nghệ ô tô, kỹ thuật máy lạnh, hàn, may mặc, thú y, chăm sóc sắc đẹp, pha chế… với trên 840 học sinh. Nhà trường đã triển khai nhiều phương pháp tư vấn, hướng nghiệp trong quá trình tuyển sinh. Qua đó, nhằm phân luồng cho người học, đảm bảo các chỉ tiêu ngành nghề phù hợp với đầu ra, nhu cầu của các đơn vị tuyển dụng lao động.
Em Triệu Thị Muội, Trường Trung cấp Lục Yên cho biết, từ cuối lớp 9, em đã được tư vấn vào trường nghề để vừa học nghề, vừa học văn hóa. Sau khi vào trường, em đã lựa chọn học nghề may. Em đã được đi thực tập ở Hưng Yên. Nhờ đó, em đã nắm được những kiến thức về nghề và hy vọng khi ra trường sẽ sớm có công việc ổn định.
Khoa Công nghệ ô tô, vận hành máy của Trường Cao đẳng nghề Yên Bái hiện có 400 học sinh, sinh viên. Với việc coi trọng hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống, tăng thời gian thực hành nghề tại nhà xưởng và trong các doanh nghiệp, nhà trường mong muốn mỗi học sinh, sinh viên khi ra trường sẽ có tay nghề vững. Thầy giáo Đỗ Ngọc Thịnh, Trưởng Khoa Công nghệ ô tô, vận hành máy cho hay, hiện công nghệ ô tô là một trong những nghề trọng điểm của nhà trường. Do đó, đơn vị đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo, nhất là chất lượng thực hành của các em. Ngay từ khi vào trường, các em được trang bị lý thuyết, sau đó được đi thực tập, trải nghiệm tại các xưởng sửa chữa ô tô, doanh nghiệp từ 3 - 5 tháng để tiếp cận với máy móc, thiết bị hiện đại. Khi ra trường, các em sẽ được các doanh nghiệp, hãng xe tiếp nhận đi làm luôn.
Em Dương Trung Quân, lớp Cao đẳng ô tô, Khoa Công nghệ ô tô, vận hành máy, Trường Cao đẳng nghề Yên Bái chia sẻ, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, em đã tìm hiểu và yêu thích nghề sửa chữa ô tô. Qua tìm hiểu, em nhận thấy nhu cầu của nghề này đối với xã hội rất lớn bởi đa phần người dân hiện nay đều sở hữu phương tiện này. Do đó, khả năng tìm kiếm việc làm của nghề này sẽ thuận lợi hơn so với những nghề khác. Học tập tại trường, em được các thầy chỉ dẫn lý thuyết và hướng dẫn thực hành sát với thực tế. Qua đó, tạo nền tảng giúp em có tay nghề vững để sau khi ra trường có thể tìm được công việc tốt với mức lương phù hợp.
Chú trọng dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, Trường Cao đẳng nghề Yên Bái đã thực hiện nhiều biện pháp, chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế như: đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp, đào tạo các chương trình với trình độ quốc tế, cấp độ ASEAN, cấp độ quốc gia. Từ đó, học sinh, sinh viên có cơ hội được thực hành tại các doanh nghiệp, tiếp cận với máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại trong quá trình đào tạo, góp phần nâng cao trình độ tay nghề và tác phong công nghiệp, đảm bảo chuẩn đầu ra cho học sinh, sinh viên. Đồng thời, doanh nghiệp không phải mất thời gian đào tạo lại khi tuyển dụng lao động. Hai năm qua, nhà trường đã tổ chức các đoàn thực tập sản xuất tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với tổng số 55 lớp và 1.000 lượt học sinh, sinh viên tham gia thực tập tại các doanh nghiệp.
Theo ông Đỗ Duy Thái, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái, từ việc xây dựng chương trình đào tạo cũng như trong quá trình đào tạo, nhà trường thường xuyên lấy ý kiến tham khảo, đánh giá của các doanh nghiệp, nhà quản lý, chuyên gia để bổ sung, cải tiến, cập nhật kiến thức mới với tỷ lệ 30% học kiến thức tại nhà trường và 70% thực hành tại doanh nghiệp. Qua đó, trường đã đào tạo sát với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường lao động. Đối với các nghề trọng điểm và các nghề khác, nhà trường đều cam kết giới thiệu việc làm cho sinh viên sau quá trình đào tạo.
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học Cơ sở vào học giáo dục nghề nghiệp tăng từ 22% (năm 2020) lên 27,1% (năm 2022); tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông vào học giáo dục nghề nghiệp tăng từ 42% (năm 2020) lên 44,5% (năm 2022). Bình quân mỗi năm, toàn tỉnh đào tạo nghề cho hơn 20.000 người, giải quyết việc làm cho trên 22.000 lao động.
Những con số đó cho thấy, chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đáp ứng tốt hơn nhu đa dạng của thị trường lao động và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng, phục vụ sự phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.