CTTĐT - Năm 2023, huyện Văn Chấn phấn đấu 73,1% trường THCS và 75% trường THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; 73,1% trường THCS và 50% trường THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp đạt từ 34% trở lên. Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp trung học phổ thông vào học giáo dục nghề nghiệp đạt trên 58,5% trở lên.
Các học sinh, đoàn viên, thanh niên được tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong Ngày hội việc làm tại huyện Văn Chấn.
Để đạt mục tiêu đã đề ra, huyện Văn Chấn tập trung tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của các cơ sở giáo dục phổ thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, cha mẹ học sinh, học sinh và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh; đưa nhiệm vụ, chỉ tiêu về giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh vào chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và các xã, thị trấn. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban ngành trong việc phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo vận động học sinh tiếp tục đi học sau tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông, thực hiện chỉ tiêu phân luồng đảm bảo kế hoạch được giao. Tổ chức hội nghị phân luồng giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đơn vị xã, thị trấn, đơn vị trường phổ thông trong toàn huyện. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh phổ thông như: Tổ chức ngoại khóa, tham quan, trải nghiệm tại các cơ sở đào tạo, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; tổ chức ngày hội tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh; thi tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp tổ chức hoạt động tọa đàm, giao lưu học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý với các doanh nhân, những người thành đạt trong lĩnh vực nghề,…
Cùng với đó, tập trung khảo sát, thống kê nhu cầu học nghề của học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông gắn với việc vận động, định hướng học sinh tham gia học nghề ở các cấp trình độ theo mục tiêu phân luồng của huyện. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông. Phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường trung học. Huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2023, huyện Văn Chấn phấn đấu 73,1% trường THCS và 75% trường THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; 73,1% trường THCS và 50% trường THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp đạt từ 34% trở lên. Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp trung học phổ thông vào học giáo dục nghề nghiệp đạt trên 58,5% trở lên.Để đạt mục tiêu đã đề ra, huyện Văn Chấn tập trung tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của các cơ sở giáo dục phổ thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, cha mẹ học sinh, học sinh và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh; đưa nhiệm vụ, chỉ tiêu về giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh vào chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và các xã, thị trấn. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban ngành trong việc phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo vận động học sinh tiếp tục đi học sau tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông, thực hiện chỉ tiêu phân luồng đảm bảo kế hoạch được giao. Tổ chức hội nghị phân luồng giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đơn vị xã, thị trấn, đơn vị trường phổ thông trong toàn huyện. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh phổ thông như: Tổ chức ngoại khóa, tham quan, trải nghiệm tại các cơ sở đào tạo, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; tổ chức ngày hội tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh; thi tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp tổ chức hoạt động tọa đàm, giao lưu học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý với các doanh nhân, những người thành đạt trong lĩnh vực nghề,…
Cùng với đó, tập trung khảo sát, thống kê nhu cầu học nghề của học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông gắn với việc vận động, định hướng học sinh tham gia học nghề ở các cấp trình độ theo mục tiêu phân luồng của huyện. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông. Phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường trung học. Huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông.