CTTĐT - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt được những kết quả tích cực; góp phần xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
Yên Bái phấn đấu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, mỗi năm toàn tỉnh đưa 1.500 - 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Nâng cao chất lượng lao động và tăng số lượng lao động ở các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và thực hiện giảm nghèo bền vững là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta.
Người lao động thuộc hộ nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngoài việc được Nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục..., thì còn được Nhà nước cho vay vốn.
Cụ thể, Khoản 1, Điều 11, Nghị Định 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định của pháp luật”.
Người lao động ở huyện nghèo đã được tuyển chọn, có nhu cầu vay vốn để đi xuất khẩu lao động sẽ thuộc đối tượng được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 với mức vay theo nhu cầu, tối đa bằng các khoản chi phí người lao động phải đóng góp theo từng thị trường.
Về lãi suất, người lao động thuộc các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được vay với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách Xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động; các đối tượng còn lại của các huyện nghèo được vay với lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách Xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động.
Quán triệt và triển khai các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương về đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài, những năm qua dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đưa lao động trong tỉnh đi làm việc tại nước ngoài, đạt được những kết quả tích cực; góp phần xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đưa lao động địa phương ra nước ngoài làm việc sẽ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương, những năm qua, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của Nhân dân được triển khai đồng bộ bằng nhiều hình thức và được triển khai thường xuyên, liên tục, thông qua tuyên truyền trên hệ thống truyền thông đại chúng, nhất là báo chí trong tỉnh và hệ thống truyền thanh cơ sở; thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp, trực tiếp xuống cơ sở, đến người dân. Tập trung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xuất khẩu lao động; tuyên truyền, phổ biến về pháp luật, chế độ, chính sách, giúp người lao động hiểu rõ chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về xuất khẩu lao động; nắm rõ thông tin thị trường lao động nước ngoài; đồng thời giúp người dân, nhất là lao động trẻ vùng sâu, vùng xa tiếp cận đầy đủ thông tin các đơn hàng, nhu cầu tuyển lao động và hỗ trợ pháp lý trong quá trình làm hồ sơ vay vốn, xuất cảnh... Qua đó, giúp người dân nâng cao nhận thức về việc xuất khẩu lao động, từng bước khắc phục tư tưởng e ngại đi làm ăn xa, đồng thời cũng giúp người lao động yên tâm, lựa chọn công việc và thị trường làm việc phù hợp; tích cực, chủ động đăng ký tham gia xuất khẩu lao động. Từ năm 2020 đến tháng 8/2022, tỉnh Yên Bái đã đưa được 456 lao động đi xuất khẩu lao động, trong đó thị trường Nhật Bản 157 lao động. Trong 5 tháng đầu năm 2023, có 100 lao động đi xuất khẩu lao động.
Để hỗ trợ người lao động là hộ nghèo đi làm việc ở nước ngoài, hiện Ngân hàng CSXH chi nhánh Yên Bái đang thực hiện cho vay đi làm việc ở nước ngoài theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 7/5/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg, ngày 9/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với NLĐ tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài; Văn bản số 7886/NHCS-TDNN ngày 24/10/2019 của NHCSXH Việt Nam về việc hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020…
Đây là kênh tín dụng giúp các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ gia đình sinh sống tại các huyện nghèo, đặc biệt với đối tượng vay là người dân tộc thiểu số có điều kiện cải thiện cuộc sống, thoát nghèo, nâng cao trình độ. Nguồn vốn được người dân đón nhận và đồng tình ủng hộ, góp phần đáng kể vào chương trình giảm nghèo tại địa phương nói riêng và của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nói chung.
Theo NHCSXH Chi nhánh tỉnh, giai đoạn 2012-2022, đơn vị đã giải ngân cho 254 lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh số đạt 19,35 tỷ đồng. Trong đó, cho vay xuất khẩu lao động tại huyện nghèo theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 15,106 tỷ đồng.
Chỉ tính riêng năm 2022, Chi nhánh cho vay 14 khách hàng đi XKLĐ với số tiền 1 tỷ đồng. Dư nợ chương trình đạt 5,5 tỷ đồng với 108 khách hàng còn dư nợ. Nhiều làng quê, gia đình có cuộc sống khấm khá nhờ có người thân đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Để tiếp tục thực hiện công tác XKLĐ có hiệu quả, tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 145/KH-UBND đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Thep đó, phấn đấu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, mỗi năm toàn tỉnh đưa 1.500 - 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tăng tỷ lệ lao động có trình độ, kỹ năng nghề đi làm việc ở nước ngoài, nhất là tại các thị trường có thu nhập cao, ổn định, yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật đối với người lao động.
Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Yên Bái sẽ đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các hội nghị tư vấn, hệ thống thông tin ở cơ sở, tờ rơi, tờ gấp... các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; , tập trung tuyên truyền về Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch số 111-KH/UBND ngày 27/02/2023 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 12/12/2022 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới; đặc biệt là tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, đặc biệt là nâng cao nhận thức của người lao động về lợi ích, hiệu quả kinh tế của công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới. Đồng thời, khắc phục tình trạng thiếu thông tin trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng việc tăng cường thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh đưa người đi làm việc ở nước ngoài, đơn vị tiếp nhận lao động...
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt được những kết quả tích cực; góp phần xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.Nâng cao chất lượng lao động và tăng số lượng lao động ở các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và thực hiện giảm nghèo bền vững là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta.
Người lao động thuộc hộ nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngoài việc được Nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục..., thì còn được Nhà nước cho vay vốn.
Cụ thể, Khoản 1, Điều 11, Nghị Định 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định của pháp luật”.
Người lao động ở huyện nghèo đã được tuyển chọn, có nhu cầu vay vốn để đi xuất khẩu lao động sẽ thuộc đối tượng được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 với mức vay theo nhu cầu, tối đa bằng các khoản chi phí người lao động phải đóng góp theo từng thị trường.
Về lãi suất, người lao động thuộc các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được vay với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách Xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động; các đối tượng còn lại của các huyện nghèo được vay với lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách Xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động.
Quán triệt và triển khai các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương về đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài, những năm qua dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đưa lao động trong tỉnh đi làm việc tại nước ngoài, đạt được những kết quả tích cực; góp phần xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đưa lao động địa phương ra nước ngoài làm việc sẽ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương, những năm qua, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của Nhân dân được triển khai đồng bộ bằng nhiều hình thức và được triển khai thường xuyên, liên tục, thông qua tuyên truyền trên hệ thống truyền thông đại chúng, nhất là báo chí trong tỉnh và hệ thống truyền thanh cơ sở; thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp, trực tiếp xuống cơ sở, đến người dân. Tập trung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xuất khẩu lao động; tuyên truyền, phổ biến về pháp luật, chế độ, chính sách, giúp người lao động hiểu rõ chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về xuất khẩu lao động; nắm rõ thông tin thị trường lao động nước ngoài; đồng thời giúp người dân, nhất là lao động trẻ vùng sâu, vùng xa tiếp cận đầy đủ thông tin các đơn hàng, nhu cầu tuyển lao động và hỗ trợ pháp lý trong quá trình làm hồ sơ vay vốn, xuất cảnh... Qua đó, giúp người dân nâng cao nhận thức về việc xuất khẩu lao động, từng bước khắc phục tư tưởng e ngại đi làm ăn xa, đồng thời cũng giúp người lao động yên tâm, lựa chọn công việc và thị trường làm việc phù hợp; tích cực, chủ động đăng ký tham gia xuất khẩu lao động. Từ năm 2020 đến tháng 8/2022, tỉnh Yên Bái đã đưa được 456 lao động đi xuất khẩu lao động, trong đó thị trường Nhật Bản 157 lao động. Trong 5 tháng đầu năm 2023, có 100 lao động đi xuất khẩu lao động.
Để hỗ trợ người lao động là hộ nghèo đi làm việc ở nước ngoài, hiện Ngân hàng CSXH chi nhánh Yên Bái đang thực hiện cho vay đi làm việc ở nước ngoài theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 7/5/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg, ngày 9/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với NLĐ tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài; Văn bản số 7886/NHCS-TDNN ngày 24/10/2019 của NHCSXH Việt Nam về việc hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020…
Đây là kênh tín dụng giúp các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ gia đình sinh sống tại các huyện nghèo, đặc biệt với đối tượng vay là người dân tộc thiểu số có điều kiện cải thiện cuộc sống, thoát nghèo, nâng cao trình độ. Nguồn vốn được người dân đón nhận và đồng tình ủng hộ, góp phần đáng kể vào chương trình giảm nghèo tại địa phương nói riêng và của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nói chung.
Theo NHCSXH Chi nhánh tỉnh, giai đoạn 2012-2022, đơn vị đã giải ngân cho 254 lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh số đạt 19,35 tỷ đồng. Trong đó, cho vay xuất khẩu lao động tại huyện nghèo theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 15,106 tỷ đồng.
Chỉ tính riêng năm 2022, Chi nhánh cho vay 14 khách hàng đi XKLĐ với số tiền 1 tỷ đồng. Dư nợ chương trình đạt 5,5 tỷ đồng với 108 khách hàng còn dư nợ. Nhiều làng quê, gia đình có cuộc sống khấm khá nhờ có người thân đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Để tiếp tục thực hiện công tác XKLĐ có hiệu quả, tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 145/KH-UBND đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Thep đó, phấn đấu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, mỗi năm toàn tỉnh đưa 1.500 - 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tăng tỷ lệ lao động có trình độ, kỹ năng nghề đi làm việc ở nước ngoài, nhất là tại các thị trường có thu nhập cao, ổn định, yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật đối với người lao động.
Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Yên Bái sẽ đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các hội nghị tư vấn, hệ thống thông tin ở cơ sở, tờ rơi, tờ gấp... các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; , tập trung tuyên truyền về Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch số 111-KH/UBND ngày 27/02/2023 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 12/12/2022 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới; đặc biệt là tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, đặc biệt là nâng cao nhận thức của người lao động về lợi ích, hiệu quả kinh tế của công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới. Đồng thời, khắc phục tình trạng thiếu thông tin trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng việc tăng cường thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh đưa người đi làm việc ở nước ngoài, đơn vị tiếp nhận lao động...