CTTĐT - Trong tháng 6/2019, Trung tâm hỗ trợ phụ nữ tỉnh Yên Bái tổ chức khai giảng 4 lớp đào tạo nghề cho phụ nữ nông thôn theo Đề án 1956 trên địa bàn thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên.
Trung tâm hỗ trợ phụ nữ tỉnh Yên Bái khai giảng lớp rau an toàn.
Tham gia các lớp học có 120 học viên được đào tạo các nghề “Chăn nuôi thú y”; “Sản xuất rau an toàn”; “ Nuôi tằm và sơ chế kén tằm”. Trong thời gian 01 tháng, học viên được các được trao đổi lý thuyết kết hợp với thực hành về những nội dung như: Quy trình sản xuất các loại rau bắp cải, súp lơ, cà chua, dưa chuột, su hào, bí đỏ…hạch toán kinh tế về sản xuất rau an toàn; thức ăn trong chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi lợn, kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò; kỹ thuật nuôi gia cầm. Giống dâu, đặc điểm sinh học của cây dâu, Các phương pháp nuôi tằm, kỹ thuật lên né và thu hoạch kén…
Đây là những lớp đào tạo nghề theo nhu cầu của hội viên phụ nữ, lao động nông thôn phù hợp với quy mô phát triển nông nghiệp của địa phương. Thông qua các lớp đào tạo nghề giúp cho học viên thay đổi tập quán canh tác, áp dụng những kiến thức mới vào trồng trọt, chăn nuôi phát triển kinh tế hộ gia đình. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển vùng thâm canh sản xuất, vùng trồng trọt, chăn nuôi góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho gia đình và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong tháng 6/2019, Trung tâm hỗ trợ phụ nữ tỉnh Yên Bái tổ chức khai giảng 4 lớp đào tạo nghề cho phụ nữ nông thôn theo Đề án 1956 trên địa bàn thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên.Tham gia các lớp học có 120 học viên được đào tạo các nghề “Chăn nuôi thú y”; “Sản xuất rau an toàn”; “ Nuôi tằm và sơ chế kén tằm”. Trong thời gian 01 tháng, học viên được các được trao đổi lý thuyết kết hợp với thực hành về những nội dung như: Quy trình sản xuất các loại rau bắp cải, súp lơ, cà chua, dưa chuột, su hào, bí đỏ…hạch toán kinh tế về sản xuất rau an toàn; thức ăn trong chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi lợn, kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò; kỹ thuật nuôi gia cầm. Giống dâu, đặc điểm sinh học của cây dâu, Các phương pháp nuôi tằm, kỹ thuật lên né và thu hoạch kén…
Đây là những lớp đào tạo nghề theo nhu cầu của hội viên phụ nữ, lao động nông thôn phù hợp với quy mô phát triển nông nghiệp của địa phương. Thông qua các lớp đào tạo nghề giúp cho học viên thay đổi tập quán canh tác, áp dụng những kiến thức mới vào trồng trọt, chăn nuôi phát triển kinh tế hộ gia đình. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển vùng thâm canh sản xuất, vùng trồng trọt, chăn nuôi góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho gia đình và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.