Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn từ 2011 - 2016 có gần 10 triệu người được đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, trong đó, có trên 5 triệu lao động nông thôn được học nghề, có gần 3,5 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo theo chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg, với trên 40% học nghề nông nghiệp, gần 60% học nghề phi nông nghiệp. Lao động nữ chiếm trên 44%, người dân tộc thiểu số chiếm 21,7%, người thuộc hộ nghèo chiếm 10,1%, người khuyết tật chiếm 4,4%. Có 79,6% lao động nông thôn sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn, vượt mục tiêu của Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Có 23,3% số người thuộc hộ nghèo sau học nghề, có việc làm đã thoát nghèo; 3,9% số người tham gia học nghề, có việc làm và thu nhập cao hơn mức bình quân tại địa phương (trở thành hộ khá).
79,6% lao động nông thôn sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn (ảnh minh họa)
Nhận thức của người dân về học nghề có sự chuyển biến căn bản, từ chỗ tham gia học nghề để được hỗ trợ tiền ăn, học theo phong trào đã chuyển sang học nghề để nắm bắt khoa học, kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, để có kiến thức, kỹ năng tìm được việc làm có thu nhập cao, làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Kết quả trên đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 28% (có bằng chứng chỉ đạt 14,1%, khu vực nông thôn 8,4%) năm 2009 lên 53% (có văn bằng chứng chỉ đạt 22%, khu vực nông thôn 14,5%) năm 2016; thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội từ 51,5% làm nông nghiệp năm 2009, xuống còn khoảng 44% năm 2015 (giảm 7,5%).
Nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017 đó là đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp để hệ thống giáo dục nghề nghiệp đảm bảo cả về số lượng, chất lượng; cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành, nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp của thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế.
Xây dựng, xác định rõ và công khai các chuẩn đầu ra của từng bậc trình độ đào tạo và ngành, nghề đào tạo trên cơ sở Khung trình độ quốc gia Việt Nam; Xây dựng và ban hành các chuẩn về cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thiết bị, nhà giáo, cán bộ quản lý, văn bằng chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp,… đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và trình độ công nghệ của các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng lao động trong từng giai đoạn, tiếp cận chuẩn khu vực ASEAN và quốc tế; Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, tiêu chuẩn quản trị nhà trường… Ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng cao, trường tiếp cận trình độ khu vực ASEAN, trình độ quốc tế; Hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách, tăng cường tự chủ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp như cơ chế phân bổ, giao dự toán ngân sách; cơ chế được tự sản xuất kinh doanh, dịch vụ...
Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín. Đối với các ngành, nghề đào tạo có khả năng xã hội hóa cao, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và khuyến khích tài năng. Tiến tới bình đẳng trong chính sách nhận hỗ trợ của nhà nước đối với người học ở trường công lập, trường ngoài công lập. Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Hoàn thiện cơ chế chính sách đối vơi doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động tham gia đào tạo nhằm tăng cường các hoạt động hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trên cơ sở lợi ích và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động; Nghiên cứu áp dụng một số mô hình hợp tác đào tạo thành công trên thế giới đối với một số ngành, nghề; đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề nghiệp tại chỗ để nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, thực hiện đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động khi doanh nghiệp thay đổi công nghệ; Thí điểm thành lập Hội đồng kỹ năng ngành trong một số lĩnh vực với sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, các bộ, ngành, các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động.
Thực hiện chuyển giao đồng bộ các chương trình đào tạo cấp độ quốc tế và tổ chức đào tạo thí điểm trình độ cao đẳng theo chương trình chuyển giao, người tốt nghiệp được cấp 2 bằng (của Việt Nam và của nước chuyển giao).
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở chuẩn đầu ra, có sự tham gia của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp tham gia vào việc đánh giá kết quả đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, từ khâu xác định yêu cầu, ra đề thi, đánh giá, kiểm tra người học; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý đào tạo, hoạt động dạy và học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thí điểm vận hành hệ thống đào tạo trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp đối với tất cả các cấp trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp; Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, lấy người học làm trung tâm của quá trình đào tạo.
Rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở quy hoạch dài hạn phát triển nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân lực, cơ cấu ngành, nghề, trình độ của các Bộ, ngành, địa phương; tập trung hỗ trợ đầu tư để hình thành mạng lưới các trường chất lượng cao, có đủ năng lực đào tạo một số ngành, nghề trọng điểm quốc gia, ngành, nghề tiếp cận trình độ khu vực ASEAN và quốc tế; Đẩy mạnh cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; Khuyến khích thành lập các trường tư thục và trường có vốn đầu tư nước ngoài; Tổ chức các hoạt động dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu đào tạo đáp ứng thị trường lao động.
Nâng cao hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông; tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp và hoạt động khởi nghiệp; Điều chỉnh cơ cấu và qui mô đào tạo giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học phù hợp nhu cầu việc làm của thị trường lao động; Hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách: miễn học phí cho đối tượng chính sách, người tốt nghiệp trung học cơ sở vào giáo dục nghề nghiệp, người học các ngành nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội cần; ban hành chính sách cấp học bổng, trợ cấp xã hội, tín dụng học sinh; chính sách cho các đối tượng ưu tiên (người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số học tại các trường bán trú, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động nông thôn, phụ nữ, bộ đội xuất ngũ, công an xuất ngũ, thanh niên hoàn thành nhiệm vụ tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội,...) và các ngành, nghề đặt thù.
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp; Nghiên cứu và triển khai các mô hình khởi nghiệp cho người học sau khi tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp.
Tiến Lập (tổng hợp)
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn từ 2011 - 2016 có gần 10 triệu người được đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, trong đó, có trên 5 triệu lao động nông thôn được học nghề, có gần 3,5 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo theo chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg, với trên 40% học nghề nông nghiệp, gần 60% học nghề phi nông nghiệp. Lao động nữ chiếm trên 44%, người dân tộc thiểu số chiếm 21,7%, người thuộc hộ nghèo chiếm 10,1%, người khuyết tật chiếm 4,4%. Có 79,6% lao động nông thôn sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn, vượt mục tiêu của Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Có 23,3% số người thuộc hộ nghèo sau học nghề, có việc làm đã thoát nghèo; 3,9% số người tham gia học nghề, có việc làm và thu nhập cao hơn mức bình quân tại địa phương (trở thành hộ khá).Nhận thức của người dân về học nghề có sự chuyển biến căn bản, từ chỗ tham gia học nghề để được hỗ trợ tiền ăn, học theo phong trào đã chuyển sang học nghề để nắm bắt khoa học, kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, để có kiến thức, kỹ năng tìm được việc làm có thu nhập cao, làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Kết quả trên đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 28% (có bằng chứng chỉ đạt 14,1%, khu vực nông thôn 8,4%) năm 2009 lên 53% (có văn bằng chứng chỉ đạt 22%, khu vực nông thôn 14,5%) năm 2016; thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội từ 51,5% làm nông nghiệp năm 2009, xuống còn khoảng 44% năm 2015 (giảm 7,5%).
Nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2017 đó là đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp để hệ thống giáo dục nghề nghiệp đảm bảo cả về số lượng, chất lượng; cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành, nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp của thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế.
Xây dựng, xác định rõ và công khai các chuẩn đầu ra của từng bậc trình độ đào tạo và ngành, nghề đào tạo trên cơ sở Khung trình độ quốc gia Việt Nam; Xây dựng và ban hành các chuẩn về cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thiết bị, nhà giáo, cán bộ quản lý, văn bằng chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp,… đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và trình độ công nghệ của các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng lao động trong từng giai đoạn, tiếp cận chuẩn khu vực ASEAN và quốc tế; Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, tiêu chuẩn quản trị nhà trường… Ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng cao, trường tiếp cận trình độ khu vực ASEAN, trình độ quốc tế; Hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách, tăng cường tự chủ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp như cơ chế phân bổ, giao dự toán ngân sách; cơ chế được tự sản xuất kinh doanh, dịch vụ...
Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín. Đối với các ngành, nghề đào tạo có khả năng xã hội hóa cao, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và khuyến khích tài năng. Tiến tới bình đẳng trong chính sách nhận hỗ trợ của nhà nước đối với người học ở trường công lập, trường ngoài công lập. Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Hoàn thiện cơ chế chính sách đối vơi doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động tham gia đào tạo nhằm tăng cường các hoạt động hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trên cơ sở lợi ích và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động; Nghiên cứu áp dụng một số mô hình hợp tác đào tạo thành công trên thế giới đối với một số ngành, nghề; đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề nghiệp tại chỗ để nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, thực hiện đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động khi doanh nghiệp thay đổi công nghệ; Thí điểm thành lập Hội đồng kỹ năng ngành trong một số lĩnh vực với sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, các bộ, ngành, các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động.
Thực hiện chuyển giao đồng bộ các chương trình đào tạo cấp độ quốc tế và tổ chức đào tạo thí điểm trình độ cao đẳng theo chương trình chuyển giao, người tốt nghiệp được cấp 2 bằng (của Việt Nam và của nước chuyển giao).
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở chuẩn đầu ra, có sự tham gia của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp tham gia vào việc đánh giá kết quả đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, từ khâu xác định yêu cầu, ra đề thi, đánh giá, kiểm tra người học; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý đào tạo, hoạt động dạy và học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thí điểm vận hành hệ thống đào tạo trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp đối với tất cả các cấp trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp; Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, lấy người học làm trung tâm của quá trình đào tạo.
Rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở quy hoạch dài hạn phát triển nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân lực, cơ cấu ngành, nghề, trình độ của các Bộ, ngành, địa phương; tập trung hỗ trợ đầu tư để hình thành mạng lưới các trường chất lượng cao, có đủ năng lực đào tạo một số ngành, nghề trọng điểm quốc gia, ngành, nghề tiếp cận trình độ khu vực ASEAN và quốc tế; Đẩy mạnh cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; Khuyến khích thành lập các trường tư thục và trường có vốn đầu tư nước ngoài; Tổ chức các hoạt động dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu đào tạo đáp ứng thị trường lao động.
Nâng cao hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông; tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp và hoạt động khởi nghiệp; Điều chỉnh cơ cấu và qui mô đào tạo giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học phù hợp nhu cầu việc làm của thị trường lao động; Hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách: miễn học phí cho đối tượng chính sách, người tốt nghiệp trung học cơ sở vào giáo dục nghề nghiệp, người học các ngành nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội cần; ban hành chính sách cấp học bổng, trợ cấp xã hội, tín dụng học sinh; chính sách cho các đối tượng ưu tiên (người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số học tại các trường bán trú, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động nông thôn, phụ nữ, bộ đội xuất ngũ, công an xuất ngũ, thanh niên hoàn thành nhiệm vụ tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội,...) và các ngành, nghề đặt thù.
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp; Nghiên cứu và triển khai các mô hình khởi nghiệp cho người học sau khi tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp.