Nhằm đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, lao động là thanh niên, thanh niên nông thôn, bộ đội, công an xuất ngũ nói riêng, Chính phủ đã ban hành nhiều chế độ, chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện làm việc cho thanh niên.
Chất lượng lao động thanh niên từng bước được cải thiện (ảnh minh họa)
Trong những năm qua, một số Bộ, cơ quan ở Trung ương và địa phương đã tổ chức thu hút, tuyển chọn thanh niên tình nguyện tham gia các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực được phân công như: Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020; Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thuộc 64 huyện nghèo (Bộ Nội vụ); Dự án tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế quốc phòng giai đoạn 2011 - 2020 (Bộ Quốc phòng); Dự án Đảo thanh niên Bạch Long Vĩ, đảo thanh niên Cồn Cỏ; Dự án Làng thanh niên lập nghiệp (Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh)...
Ngày 27/3/2017, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ký Chương trình phối hợp giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020, trong đó tập trung nội dung tư vấn hướng nghiệp, giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên.
Từ năm 2010 - 2015, đã có 219.789 bộ đội xuất ngũ tham gia học nghề tại các cơ sở dạy nghề trong quân đội (trình độ cao đẳng nghề chiếm 3%, trung cấp nghề chiếm 16%, sơ cấp nghề chiếm 81%, trong đó: 58% bộ đội xuất ngũ học sơ cấp nghề lái xe ô tô hạng B2, hạng C). Trong 5 năm (2010-2014) đã sử dụng 1.364 tỷ đồng kinh phí thẻ học nghề, phục vụ cho các nhiệm vụ đào tạo bộ đội xuất ngũ (tuyển sinh, tư vấn, khai giảng, bế giảng, giới thiệu việc làm, tiền lương giáo viên…). Năm 2016, kế hoạch, đào tạo nghề cho 65.384 bộ đội xuất ngũ (trong đó đào tạo sơ cấp chiếm 75,6%).
Theo tổng hợp từ kết quả điều tra lao động việc làm quý IV/2016 của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động cả nước là 54,56 triệu người, trong đó lực lượng lao động là thanh niên (15 - 29 tuổi) khoảng 14,4 triệu người (chiếm 26,3%), trong đó thanh niên nông thôn khoảng 9,9 triệu người. Đây là nguồn cung lao động lớn, có tri thức, sức khỏe nhưng đồng thời cũng gây sức ép lớn trong giải quyết việc làm.
Hiện nay, cả nước có 13,5 triệu thanh niên có việc làm (chiếm 2/3 thanh niên Việt Nam), trong đó tại khu vực nông thôn khoảng 9,4 triệu người nhưng chất lượng việc làm thấp: 58,6% thanh niên làm công hưởng lương nhưng gần 1/2 trong số đó không có hợp đồng bằng văn bản ; 41,4% thanh niên làm những công việc dễ bị tổn thương như lao động tự làm, lao động trong hộ gia đình không hưởng lương, riêng tại khu vực nông thôn tỷ lệ này khá cao (50,8%).
Chất lượng lao động thanh niên từng bước được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế: chỉ có 28,1% thanh niên đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (tỷ lệ này của cả nước là 21,4%), trong đó 11,7% có trình độ cao đẳng, đại học. Riêng tại khu vực nông thôn, chỉ có 20,7% thanh niên đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ.
Xét theo cơ cấu việc làm, có 35,5% thanh niên làm việc trong ngành nông nghiệp; 33,6% thanh niên làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng; 30,9% thanh niên làm việc trong ngành dịch vụ (cơ cấu chung của cả nước là 41,54%, 25,05% và 33,41%). Tuy nhiên, tại khu vực nông thôn, có đến 47,2% thanh niên vẫn làm việc trong ngành nông nghiệp với năng suất, chất lượng thấp.
Tình trạng thất nghiệp của thanh niên tiếp tục là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam: trên 2/3 số người thất nghiệp là thanh niên (70,1%), 1/2 số người thất nghiệp trong nhóm tuổi từ 15 - 24 tuổi (55,3%). Tại thời điểm quý IV/2016, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15 - 24 tuổi (7,28%) cao hơn gấp 3,2 lần tỷ lệ thất nghiệp chung (2,31%). Mức độ thất nghiệp của thanh niên có xu hướng tăng dần theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên có trình độ cao đẳng khoảng 18,1%, đại học trở lên là 23%, trong khi tỷ lệ này của nhóm thanh niên có trình độ sơ cấp và trung cấp thấp hơn (lần lượt 5,3% và 11,8%).
Trong những năm qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và thực hiện nhiều giải pháp nhằm ổn định tình hình kinh tế, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ, tiêu dùng xã hội tạo tiền đề quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có thanh niên. Giai đoạn từ 2011 - 2016, hằng năm cả nước đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,5-1,6 triệu lao động , trong đó lao động trong độ tuổi thanh niên là chủ yếu (chiếm khoảng 60%).
Công tác giải quyết việc làm cho bộ đội, công an xuất ngũ luôn được quan tâm thực hiện tốt: 100% bộ đội xuất ngũ có nhu cầu học nghề đều được cấp thẻ học nghề, tham gia đào tạo nghề nghiệp gắn với tạo việc làm, đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn bộ đội, công an xuất ngũ hàng năm. Nhiều mô hình, cách làm hiệu quả trong giải quyết việc làm cho bộ đội, công an xuất ngũ như: tổ chức các phiên giao dịch việc làm dành riêng cho bộ đội xuất ngũ; phối hợp giữa các đơn vị quân đội, công an với chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo nghề nghiệp, các Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp cho bộ đội, công an sắp xuất ngũ, trọng tâm cho thanh niên; phối hợp với doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn nhằm tạo nhiều việc làm, giúp bộ đội, công an xuất ngũ có việc làm ổn định; tuyển chọn bộ đội xuất ngũ tham gia các chương trình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại các thị trường đòi hỏi cao về sức khỏe, ý thức, tác phong, kỷ luật lao động (Nhật Bản, Hàn Quốc), các yếu tố đã được rèn luyện trong môi trường quân đội, công an …
Song song với phát triển kinh tế tạo việc làm, hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm tiếp tục phát huy vai trò hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động một cách hiệu quả. Hiện nay, tổng nguồn vốn của Quỹ quốc gia về việc làm khoảng 5.050 tỷ đồng (trong đó, nguồn vốn do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quản lý là trên 72 tỷ đồng), doanh số cho vay hằng năm từ 2.200 - 2.500 tỷ đồng góp phần hỗ trợ giải quyết việc làm cho khoảng 100 nghìn lao động chủ yếu ở khu vực nông thôn, trong đó khoảng 50% lao động trong độ tuổi thanh niên. Riêng các dự án từ nguồn vốn cho vay theo kênh Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quản lý hỗ trợ tạo việc làm cho khoảng 5 nghìn lao động thanh niên.
Bên cạnh việc đẩy mạnh giải quyết việc làm trong nước, hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng những năm gần đây cũng thu được nhiều kết quả tốt, hằng năm, Việt Nam đưa được từ 100 - 120 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tập trung chủ yếu tại các thị trường như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông,... trong đó, 70% là lao động trẻ trong độ tuổi từ 18-30 tuổi, khoảng 35-40% là nữ giới, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững; nhiều thanh niên là bộ đội, công an xuất ngũ được tuyển chọn tham gia các chương trình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nhất là các thị trường đòi hỏi cao về sức khỏe, ý thức, tác phong, kỷ luật lao động (Nhật Bản, Hàn Quốc).
Nhằm đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động, hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm của Trung ương Đoàn đã được đầu tư nâng cao năng lực tập trung vào các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và tổ chức các sàn giao dịch việc làm định kỳ, thường xuyên, tạo cơ hội cho người lao động, chủ yếu là thanh niên, học sinh, sinh viên tiếp cận thông tin việc làm, nghề nghiệp.
Đến nay, cả nước đã có 48 Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức sàn giao dịch việc làm, bình quân một phiên giao dịch thu hút từ 40-50 doanh nghiệp, 650-750 lao động tham gia (80-90% là thanh niên), trong đó có khoảng 350-450 lao động được sơ tuyển, phỏng vấn. Ngoài ra, nhiều Trung tâm đã thường xuyên phối hợp với cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, các đơn vị quân đội tổ chức các phiên giao dịch việc làm dành riêng thanh niên, sinh viên mới tốt nghiệp, bộ đội xuất ngũ; tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trong các nhà trường phổ thông, các cơ sở đào tạo, hướng nghiệp cho bộ đội, công an sắp xuất ngũ…
Tiến Lập (tổng hợp)
Nhằm đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, lao động là thanh niên, thanh niên nông thôn, bộ đội, công an xuất ngũ nói riêng, Chính phủ đã ban hành nhiều chế độ, chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện làm việc cho thanh niên.Trong những năm qua, một số Bộ, cơ quan ở Trung ương và địa phương đã tổ chức thu hút, tuyển chọn thanh niên tình nguyện tham gia các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực được phân công như: Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020; Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thuộc 64 huyện nghèo (Bộ Nội vụ); Dự án tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế quốc phòng giai đoạn 2011 - 2020 (Bộ Quốc phòng); Dự án Đảo thanh niên Bạch Long Vĩ, đảo thanh niên Cồn Cỏ; Dự án Làng thanh niên lập nghiệp (Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh)...
Ngày 27/3/2017, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ký Chương trình phối hợp giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020, trong đó tập trung nội dung tư vấn hướng nghiệp, giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên.
Từ năm 2010 - 2015, đã có 219.789 bộ đội xuất ngũ tham gia học nghề tại các cơ sở dạy nghề trong quân đội (trình độ cao đẳng nghề chiếm 3%, trung cấp nghề chiếm 16%, sơ cấp nghề chiếm 81%, trong đó: 58% bộ đội xuất ngũ học sơ cấp nghề lái xe ô tô hạng B2, hạng C). Trong 5 năm (2010-2014) đã sử dụng 1.364 tỷ đồng kinh phí thẻ học nghề, phục vụ cho các nhiệm vụ đào tạo bộ đội xuất ngũ (tuyển sinh, tư vấn, khai giảng, bế giảng, giới thiệu việc làm, tiền lương giáo viên…). Năm 2016, kế hoạch, đào tạo nghề cho 65.384 bộ đội xuất ngũ (trong đó đào tạo sơ cấp chiếm 75,6%).
Theo tổng hợp từ kết quả điều tra lao động việc làm quý IV/2016 của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động cả nước là 54,56 triệu người, trong đó lực lượng lao động là thanh niên (15 - 29 tuổi) khoảng 14,4 triệu người (chiếm 26,3%), trong đó thanh niên nông thôn khoảng 9,9 triệu người. Đây là nguồn cung lao động lớn, có tri thức, sức khỏe nhưng đồng thời cũng gây sức ép lớn trong giải quyết việc làm.
Hiện nay, cả nước có 13,5 triệu thanh niên có việc làm (chiếm 2/3 thanh niên Việt Nam), trong đó tại khu vực nông thôn khoảng 9,4 triệu người nhưng chất lượng việc làm thấp: 58,6% thanh niên làm công hưởng lương nhưng gần 1/2 trong số đó không có hợp đồng bằng văn bản ; 41,4% thanh niên làm những công việc dễ bị tổn thương như lao động tự làm, lao động trong hộ gia đình không hưởng lương, riêng tại khu vực nông thôn tỷ lệ này khá cao (50,8%).
Chất lượng lao động thanh niên từng bước được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế: chỉ có 28,1% thanh niên đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (tỷ lệ này của cả nước là 21,4%), trong đó 11,7% có trình độ cao đẳng, đại học. Riêng tại khu vực nông thôn, chỉ có 20,7% thanh niên đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ.
Xét theo cơ cấu việc làm, có 35,5% thanh niên làm việc trong ngành nông nghiệp; 33,6% thanh niên làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng; 30,9% thanh niên làm việc trong ngành dịch vụ (cơ cấu chung của cả nước là 41,54%, 25,05% và 33,41%). Tuy nhiên, tại khu vực nông thôn, có đến 47,2% thanh niên vẫn làm việc trong ngành nông nghiệp với năng suất, chất lượng thấp.
Tình trạng thất nghiệp của thanh niên tiếp tục là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam: trên 2/3 số người thất nghiệp là thanh niên (70,1%), 1/2 số người thất nghiệp trong nhóm tuổi từ 15 - 24 tuổi (55,3%). Tại thời điểm quý IV/2016, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15 - 24 tuổi (7,28%) cao hơn gấp 3,2 lần tỷ lệ thất nghiệp chung (2,31%). Mức độ thất nghiệp của thanh niên có xu hướng tăng dần theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên có trình độ cao đẳng khoảng 18,1%, đại học trở lên là 23%, trong khi tỷ lệ này của nhóm thanh niên có trình độ sơ cấp và trung cấp thấp hơn (lần lượt 5,3% và 11,8%).
Trong những năm qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và thực hiện nhiều giải pháp nhằm ổn định tình hình kinh tế, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ, tiêu dùng xã hội tạo tiền đề quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có thanh niên. Giai đoạn từ 2011 - 2016, hằng năm cả nước đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,5-1,6 triệu lao động , trong đó lao động trong độ tuổi thanh niên là chủ yếu (chiếm khoảng 60%).
Công tác giải quyết việc làm cho bộ đội, công an xuất ngũ luôn được quan tâm thực hiện tốt: 100% bộ đội xuất ngũ có nhu cầu học nghề đều được cấp thẻ học nghề, tham gia đào tạo nghề nghiệp gắn với tạo việc làm, đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn bộ đội, công an xuất ngũ hàng năm. Nhiều mô hình, cách làm hiệu quả trong giải quyết việc làm cho bộ đội, công an xuất ngũ như: tổ chức các phiên giao dịch việc làm dành riêng cho bộ đội xuất ngũ; phối hợp giữa các đơn vị quân đội, công an với chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo nghề nghiệp, các Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp cho bộ đội, công an sắp xuất ngũ, trọng tâm cho thanh niên; phối hợp với doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn nhằm tạo nhiều việc làm, giúp bộ đội, công an xuất ngũ có việc làm ổn định; tuyển chọn bộ đội xuất ngũ tham gia các chương trình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại các thị trường đòi hỏi cao về sức khỏe, ý thức, tác phong, kỷ luật lao động (Nhật Bản, Hàn Quốc), các yếu tố đã được rèn luyện trong môi trường quân đội, công an …
Song song với phát triển kinh tế tạo việc làm, hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm tiếp tục phát huy vai trò hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động một cách hiệu quả. Hiện nay, tổng nguồn vốn của Quỹ quốc gia về việc làm khoảng 5.050 tỷ đồng (trong đó, nguồn vốn do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quản lý là trên 72 tỷ đồng), doanh số cho vay hằng năm từ 2.200 - 2.500 tỷ đồng góp phần hỗ trợ giải quyết việc làm cho khoảng 100 nghìn lao động chủ yếu ở khu vực nông thôn, trong đó khoảng 50% lao động trong độ tuổi thanh niên. Riêng các dự án từ nguồn vốn cho vay theo kênh Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quản lý hỗ trợ tạo việc làm cho khoảng 5 nghìn lao động thanh niên.
Bên cạnh việc đẩy mạnh giải quyết việc làm trong nước, hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng những năm gần đây cũng thu được nhiều kết quả tốt, hằng năm, Việt Nam đưa được từ 100 - 120 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tập trung chủ yếu tại các thị trường như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông,... trong đó, 70% là lao động trẻ trong độ tuổi từ 18-30 tuổi, khoảng 35-40% là nữ giới, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững; nhiều thanh niên là bộ đội, công an xuất ngũ được tuyển chọn tham gia các chương trình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nhất là các thị trường đòi hỏi cao về sức khỏe, ý thức, tác phong, kỷ luật lao động (Nhật Bản, Hàn Quốc).
Nhằm đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động, hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm của Trung ương Đoàn đã được đầu tư nâng cao năng lực tập trung vào các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và tổ chức các sàn giao dịch việc làm định kỳ, thường xuyên, tạo cơ hội cho người lao động, chủ yếu là thanh niên, học sinh, sinh viên tiếp cận thông tin việc làm, nghề nghiệp.
Đến nay, cả nước đã có 48 Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức sàn giao dịch việc làm, bình quân một phiên giao dịch thu hút từ 40-50 doanh nghiệp, 650-750 lao động tham gia (80-90% là thanh niên), trong đó có khoảng 350-450 lao động được sơ tuyển, phỏng vấn. Ngoài ra, nhiều Trung tâm đã thường xuyên phối hợp với cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, các đơn vị quân đội tổ chức các phiên giao dịch việc làm dành riêng thanh niên, sinh viên mới tốt nghiệp, bộ đội xuất ngũ; tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trong các nhà trường phổ thông, các cơ sở đào tạo, hướng nghiệp cho bộ đội, công an sắp xuất ngũ…