CTTDT - Những năm qua tỉnh Yên Bái luôn quan tâm chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tổ chức các hội nghị triển khai, phổ biến Luật An toàn vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn đến doanh nghiệp, người lao động.
Đến nay, toàn tỉnh có trên 10 nghìn lượt người đã được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Công tác chỉ đạo, triển khai các hoạt động cùa Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động hàng năm được thực hiện bài bản, đồng bộ, có hiệu quả, tạo được sự quan tâm của xã hội; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về công tác an toàn vệ sinh lao động. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã tích cực cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động, từng bước xây dựng văn hóa về an toàn lao động; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tan nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người lao động, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tích cực tham dự, hưởng ứng Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động do địa phương tổ chức hằng năm.
Phối hợp tổ chức các hoạt động tập huấn cho các cán bộ xã, phường, thị trấn trong, việc triển khai các hoạt động, theo các nhóm vấn đề như: Thí điểm điều tra thống kê tai nạn lao động và huấn luyện án toàn vệ sinh lao động... Hỗ trợ các làng nghề xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại một số địa phương (huyện Trấn Yên, Lục Yên và thị xã Nghĩa Lộ); hỗ trợ phát miễn phí cho các địa phương trên 1.000 cuốn tài liệu; tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền về công tác an toàn vệ sinh lao động, tư vấn cải thiện điều kiện lao động tới các lảng nghề, các hộ gia đình; tổ chức nhiều hoạt động thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức về công tác an toàn vệ sinh lao động, về nhận diện mối nguy hiểm, phương pháp WIND cho cán bộ, hội viên nông dân...
Cùng với đó, triển khai huấn luyện, tuyên truyền cho người sử dụng lao động và người lao động tại nơi làm việc; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cửu ứng dụng khoa học, công nghệ để cải thiện điều kiện lao động đối với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, khu vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn nhất là những nơi có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đưa nội dung an toàn - vệ sinh lao động vào giảng dạy phù hợp tại các trường nghề; tổ chức các phong trào quần chúng làm công tác an toàn - vệ sinh lao động. Đến nay, có trên 10 nghìn lượt người đã được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; riêng năm 2018, các doanh nghiệp, tổ chức tự tổ chức huấn luyện cho khoảng 1.500 lượt người lao động.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa, phát huy các nguồn lực đầu tư cho hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Từ năm 2013 đến năm 2018, theo Chương trình mục tiêu Quốc gia an toàn vệ sinh lao động, Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm An toàn lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức 12 lớp huấn luyện cho trên 900 lao động đang học các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn (theo Để án 1956) và lao động trong khu vực không có quan hệ lao động, các hộ gia đình, người lao động trong khu vực phỉ kết cấu, trong làng nghề... giúp người lao động có kiến thức, kỹ năng phòng tránh rủi ro và các nguy cơ gây mất an toàn trong hoạt động tự sản xuất tự tạo việc làm tại gia đình…
Ban Biên tập
CTTDT - Những năm qua tỉnh Yên Bái luôn quan tâm chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tổ chức các hội nghị triển khai, phổ biến Luật An toàn vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn đến doanh nghiệp, người lao động.
Công tác chỉ đạo, triển khai các hoạt động cùa Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động hàng năm được thực hiện bài bản, đồng bộ, có hiệu quả, tạo được sự quan tâm của xã hội; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về công tác an toàn vệ sinh lao động. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã tích cực cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động, từng bước xây dựng văn hóa về an toàn lao động; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tan nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người lao động, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tích cực tham dự, hưởng ứng Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động do địa phương tổ chức hằng năm.
Phối hợp tổ chức các hoạt động tập huấn cho các cán bộ xã, phường, thị trấn trong, việc triển khai các hoạt động, theo các nhóm vấn đề như: Thí điểm điều tra thống kê tai nạn lao động và huấn luyện án toàn vệ sinh lao động... Hỗ trợ các làng nghề xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại một số địa phương (huyện Trấn Yên, Lục Yên và thị xã Nghĩa Lộ); hỗ trợ phát miễn phí cho các địa phương trên 1.000 cuốn tài liệu; tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền về công tác an toàn vệ sinh lao động, tư vấn cải thiện điều kiện lao động tới các lảng nghề, các hộ gia đình; tổ chức nhiều hoạt động thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức về công tác an toàn vệ sinh lao động, về nhận diện mối nguy hiểm, phương pháp WIND cho cán bộ, hội viên nông dân...
Cùng với đó, triển khai huấn luyện, tuyên truyền cho người sử dụng lao động và người lao động tại nơi làm việc; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cửu ứng dụng khoa học, công nghệ để cải thiện điều kiện lao động đối với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, khu vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn nhất là những nơi có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đưa nội dung an toàn - vệ sinh lao động vào giảng dạy phù hợp tại các trường nghề; tổ chức các phong trào quần chúng làm công tác an toàn - vệ sinh lao động. Đến nay, có trên 10 nghìn lượt người đã được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; riêng năm 2018, các doanh nghiệp, tổ chức tự tổ chức huấn luyện cho khoảng 1.500 lượt người lao động.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa, phát huy các nguồn lực đầu tư cho hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Từ năm 2013 đến năm 2018, theo Chương trình mục tiêu Quốc gia an toàn vệ sinh lao động, Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm An toàn lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức 12 lớp huấn luyện cho trên 900 lao động đang học các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn (theo Để án 1956) và lao động trong khu vực không có quan hệ lao động, các hộ gia đình, người lao động trong khu vực phỉ kết cấu, trong làng nghề... giúp người lao động có kiến thức, kỹ năng phòng tránh rủi ro và các nguy cơ gây mất an toàn trong hoạt động tự sản xuất tự tạo việc làm tại gia đình…