CTTĐT - Xác định cộng tác an toàn vệ sinh lao động là yếu tố bảo đảm cho tính mạng người lao động, bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động, sản xuất, kinh doanh. Trong những năm qua, công tác an toàn vệ sinh lao động luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng được các cấp, các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp luôn quan tâm, chú trọng thực hiện.
Trong giai đoạn 2016-2018, đã tiến hành trên 07 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động; phối hợp thanh, kiểm tra trên 350 cơ sở có yếu tố có hại, nguy hiểm có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đã tác động tích cực đến tất cả các đổi tượng lao động trong xã hội; nhận thức của đơn vị sử dụng lao động được nâng lên, từng bước nâng cao điều kiện làm việc của người lao động, giảm thiểu, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động; quan tâm thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; giải quyết kịp thời chính sách đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn vệ sinh lao động đã được triển khai sâu rộng với sự phối hợp của các sở, ngành, địa phương, thu hút được sự quan tâm, đồng hành của cộng đồng các doanh nghiệp và người lao động. Với sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các cơ quan truyền thông, các doanh nghiệp và người lao động, việc tổ chức Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động đã từng bước đi vào thực chất, hiệu .quả.
Bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động từng bước được củng cố tại cơ quan quản lý nhà nước các cấp và doanh nghiệp. Đã thành lập Hội đồng An toàn vệ sinh lao động cấp tỉnh, cấp huyện và định kỳ tổ chức gặp mặt đối thoại hàng năm; ban hành việc giải quyết các thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công về điều kiện kinh doanh dịch vụ huấn luyện và kiểm định kỹ thuật về an toàn vệ sinh lao động.
Công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động được triển khai từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động có sự phối hợp của các sở, ngành, địa phương hạn chế sự trùng lắp, bỏ trống trong thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp; tập trung về thanh tra an toàn vệ sinh lao động trong các lĩnh vực có nguy cơ cao. Trong giai đoạn 2016-2018, đã tiến hành trên 07 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động; phối hợp thanh, kiểm tra trên 350 cơ sở có yếu tố có hại, nguy hiểm có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Các hoạt động quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của đối tượng quản lý. Hầu hết hệ thống trang thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động đều được kiểm định theo quy định; triển khai đồng bộ nhiều hoạt động nghiên cứu và ứng dụng thí điểm các mô hình quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động trong một số lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Cùng với đó, công tác an toàn vệ sinh lao động được các cấp ủy, chính quyền địa phương xác định là nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch công tác hàng năm. Nghiên cứu xây dựng, ban hành bộ quy tắc chuẩn mực về công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với từng lĩnh vực, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động, phát huy tính sáng tạo trong lao động gắn với công tác đảm bảo an toàn lao động trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tăng cường đổi mới nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, đồng thời đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền đảm bảo người lao động nắm, hiểu được tầm quan trọng và trách nhiệm đối với việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định cộng tác an toàn vệ sinh lao động là yếu tố bảo đảm cho tính mạng người lao động, bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động, sản xuất, kinh doanh. Trong những năm qua, công tác an toàn vệ sinh lao động luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng được các cấp, các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp luôn quan tâm, chú trọng thực hiện. Việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đã tác động tích cực đến tất cả các đổi tượng lao động trong xã hội; nhận thức của đơn vị sử dụng lao động được nâng lên, từng bước nâng cao điều kiện làm việc của người lao động, giảm thiểu, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động; quan tâm thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; giải quyết kịp thời chính sách đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn vệ sinh lao động đã được triển khai sâu rộng với sự phối hợp của các sở, ngành, địa phương, thu hút được sự quan tâm, đồng hành của cộng đồng các doanh nghiệp và người lao động. Với sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các cơ quan truyền thông, các doanh nghiệp và người lao động, việc tổ chức Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động đã từng bước đi vào thực chất, hiệu .quả.
Bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động từng bước được củng cố tại cơ quan quản lý nhà nước các cấp và doanh nghiệp. Đã thành lập Hội đồng An toàn vệ sinh lao động cấp tỉnh, cấp huyện và định kỳ tổ chức gặp mặt đối thoại hàng năm; ban hành việc giải quyết các thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công về điều kiện kinh doanh dịch vụ huấn luyện và kiểm định kỹ thuật về an toàn vệ sinh lao động.
Công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động được triển khai từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động có sự phối hợp của các sở, ngành, địa phương hạn chế sự trùng lắp, bỏ trống trong thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp; tập trung về thanh tra an toàn vệ sinh lao động trong các lĩnh vực có nguy cơ cao. Trong giai đoạn 2016-2018, đã tiến hành trên 07 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động; phối hợp thanh, kiểm tra trên 350 cơ sở có yếu tố có hại, nguy hiểm có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Các hoạt động quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của đối tượng quản lý. Hầu hết hệ thống trang thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động đều được kiểm định theo quy định; triển khai đồng bộ nhiều hoạt động nghiên cứu và ứng dụng thí điểm các mô hình quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động trong một số lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Cùng với đó, công tác an toàn vệ sinh lao động được các cấp ủy, chính quyền địa phương xác định là nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch công tác hàng năm. Nghiên cứu xây dựng, ban hành bộ quy tắc chuẩn mực về công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với từng lĩnh vực, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động, phát huy tính sáng tạo trong lao động gắn với công tác đảm bảo an toàn lao động trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tăng cường đổi mới nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, đồng thời đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền đảm bảo người lao động nắm, hiểu được tầm quan trọng và trách nhiệm đối với việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động.