CTTĐT - Yên Bái bắt đầu chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ năm 2003, đến nay đã có 10.196 lượt lao động đang làm việc tại các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những nước, vùng lãnh thổ nhận số lượng lớn lao động Việt Nam như: Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc.
Công việc nhẹ nhàng, mức thu nhập khá nên ngành dịch vụ đóng gói công nghiệp tại Nhật Bản luôn thu hút lao động Việt Nam
Lao động đi làm việc ở nước ngoài với khoảng hơn 30 ngành nghề khác nhau, từ lao động giản đơn đến lao động có nghề, bình quân mỗi năm tỉnh Yên Bái đưa từ 700 đến 850 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chiếm 4,5% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm mỗi năm. Trong đó lao động nữ chiếm khoảng 30%, tuỳ theo từng thị trường và từng thời kỳ.
Thông qua 4 hình thức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài gồm: Qua doanh nghiệp dịch vụ hoặc tổ chức sự nghiệp được phép đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, qua doanh nghiệp nhận thầu, trúng thầu, đầu tư nước ngoài; qua doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề và đi theo hình thức hợp đồng cá nhân. Trong đó, đa số lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp dịch vụ và tổ chức sự nghiệp (gọi tắt là doanh nghiệp phái cử).
Qua hệ thống báo cáo của doanh nghiệp và theo số liệu thống kê từ các địa phương, số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do các doanh nghiệp phái cử tại các thị trường với tỷ lệ, số lượng như sau: Malaysia (48,4% tương đương trên 4.938 lao động), Đài Loan (14,2% tương đương trên 1.451 lao động), Hàn Quốc (4,3% tương đương gần 432 lao động), Nhật Bản (4,37% tương đương 436 lao động), Châu phi và Trung Đông (7,15% tương đương 730 lao động) các nước khác (21,6% tương đương trên 2.209 lao động). Số lao động làm việc theo hợp đồng nhận thầu khoán công trình, dự án của các chủ đầu tư trúng thầu, nhận thầu đầu tư ra nước ngoài, hoặc đi lao động tự do theo hợp đồng công việc cá nhân lên đến hàng nghìn người, tập trung ở các thị trường như Lào, Cộng hoà Síp, Macao, Campuchia, Trung Quốc.
Nhìn chung, lao động đi làm việc ở nước ngoài được thị trường chấp nhận, đa số nỗ lực, chủ động học tập, nắm bắt công việc, sáng tạo và cần cù lao động. Thu nhập của lao động đi làm việc ở nước ngoài tương đối ổn định, có thể cao hơn từ 2 đến 3 lần thu nhập trong nước cùng ngành nghề, trình độ. Sau khi trừ các chi phí sinh hoạt, thu nhập tiết kiệm của lao động còn khoảng 5 đến 6 triệu đồng/tháng ở thị trường lao động giản đơn như Malaysia, Lybia, từ 8 đến 10 triệu đồng/tháng ở thị trường có thu nhập trung bình như UAE, Đài Loan, tại Hàn Quốc và Nhật Bản người lao động có thu nhập cao hơn từ 15 đến dưới 30 triệu đồng/tháng. Công việc của lao động tập trung chủ yếu vào một số ngành nghề như sản xuất chế tạo, may mặc, điện tử, giúp việc gia đình, hộ lý, xây dựng… Có thể nói phụ thuộc vào từng nước tiếp nhận mà nghề nghiệp của lao động ở mỗi nơi có khác nhau.
Xem xét theo 4 thị trường về mức tiền tiết kiệm từ cao đến thấp, thì nhóm lao động trở về từ: Hàn Quốc có mức tiết kiệm bình quân đầu người cao nhất là 420 triệu đồng/người; Nhật Bản là 340 triệu đồng/người; Đài Loan là 150 triệu đồng/người; Malaysia với 85 triệu đồng/người là thấp nhất.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (xuất khẩu lao động) của tỉnh Yên Bái còn có những tồn tại, hạn chế nhất định, như hiệu quả hoạt động của các Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động ở một số địa phương còn hạn chế, công tác quản lý các hoạt động tuyển chọn lao động chưa chặt chẽ nên chưa nắm bắt kịp thời kết quả hoạt động và các vấn đề phát sinh trong quá trình tuyển chọn lao động của doanh nghiệp.
Trong các mối quan hệ của gia đình, xã hội và cộng đồng của người đi làm việc ở nước ngoài trở về, cũng có các vấn đề tồn tại và bất cập như: Định kiến giới và phân biệt đối xử về giới còn tồn tại khá nặng nề trong các gia đình, trong cộng đồng xã hội, nhất là ở nông thôn, về cách nhìn nhận khác nhau giữa phụ nữ khi đi làm việc ở nước ngoài; khi hết hạn hợp đồng về nước, người lao động không phối hợp với doanh nghiệp để thanh lý hợp đồng, không trở về địa phương hoặc về nhưng không khai báo với chính quyền địa phương nên việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, định hướng giúp người lao động dùng nguồn vốn có được từ xuất khẩu lao động sang đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn...
Mục tiêu của chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Việt Nam là tạo cho người lao động có cơ hội tích luỹ được những kinh nghiệm làm việc mới, những kỹ năng mới trong môi trường làm việc ở nước ngoài. Sau khi trở về quê hương, họ có thể áp dụng những kỹ năng, kinh nghiệm này để tạo những việc làm mới, có giá trị gia tăng cũng như độ bền vững hơn cao.
Khoảng 34% lao động trước khi đi làm nông nghiệp chuyển đổi được việc làm sang khu vực phi nông nghiệp sau khi về nước; nhưng lại có khoảng 10% số lao động trước khi đi đã từng làm việc trong khu vực phi nông nghiệp lại chuyển về làm nông nghiệp. Bởi nguyên nhân chính là do họ chưa cải thiện được nhiều về trình độ tay nghề khi ở nước ngoài, vì chủ yếu chỉ làm các công việc giản đơn và khi về nước cũng không dành nguồn vốn để đầu tư tạo lập việc làm, hay khởi sự kinh doanh.
Số lượng lao động được xuất khẩu tại tỉnh Yên Bái đã góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo của địa phương, nhất là tại các huyện, xã nghèo./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Yên Bái bắt đầu chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ năm 2003, đến nay đã có 10.196 lượt lao động đang làm việc tại các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những nước, vùng lãnh thổ nhận số lượng lớn lao động Việt Nam như: Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc.Lao động đi làm việc ở nước ngoài với khoảng hơn 30 ngành nghề khác nhau, từ lao động giản đơn đến lao động có nghề, bình quân mỗi năm tỉnh Yên Bái đưa từ 700 đến 850 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chiếm 4,5% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm mỗi năm. Trong đó lao động nữ chiếm khoảng 30%, tuỳ theo từng thị trường và từng thời kỳ.
Thông qua 4 hình thức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài gồm: Qua doanh nghiệp dịch vụ hoặc tổ chức sự nghiệp được phép đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, qua doanh nghiệp nhận thầu, trúng thầu, đầu tư nước ngoài; qua doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề và đi theo hình thức hợp đồng cá nhân. Trong đó, đa số lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp dịch vụ và tổ chức sự nghiệp (gọi tắt là doanh nghiệp phái cử).
Qua hệ thống báo cáo của doanh nghiệp và theo số liệu thống kê từ các địa phương, số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do các doanh nghiệp phái cử tại các thị trường với tỷ lệ, số lượng như sau: Malaysia (48,4% tương đương trên 4.938 lao động), Đài Loan (14,2% tương đương trên 1.451 lao động), Hàn Quốc (4,3% tương đương gần 432 lao động), Nhật Bản (4,37% tương đương 436 lao động), Châu phi và Trung Đông (7,15% tương đương 730 lao động) các nước khác (21,6% tương đương trên 2.209 lao động). Số lao động làm việc theo hợp đồng nhận thầu khoán công trình, dự án của các chủ đầu tư trúng thầu, nhận thầu đầu tư ra nước ngoài, hoặc đi lao động tự do theo hợp đồng công việc cá nhân lên đến hàng nghìn người, tập trung ở các thị trường như Lào, Cộng hoà Síp, Macao, Campuchia, Trung Quốc.
Nhìn chung, lao động đi làm việc ở nước ngoài được thị trường chấp nhận, đa số nỗ lực, chủ động học tập, nắm bắt công việc, sáng tạo và cần cù lao động. Thu nhập của lao động đi làm việc ở nước ngoài tương đối ổn định, có thể cao hơn từ 2 đến 3 lần thu nhập trong nước cùng ngành nghề, trình độ. Sau khi trừ các chi phí sinh hoạt, thu nhập tiết kiệm của lao động còn khoảng 5 đến 6 triệu đồng/tháng ở thị trường lao động giản đơn như Malaysia, Lybia, từ 8 đến 10 triệu đồng/tháng ở thị trường có thu nhập trung bình như UAE, Đài Loan, tại Hàn Quốc và Nhật Bản người lao động có thu nhập cao hơn từ 15 đến dưới 30 triệu đồng/tháng. Công việc của lao động tập trung chủ yếu vào một số ngành nghề như sản xuất chế tạo, may mặc, điện tử, giúp việc gia đình, hộ lý, xây dựng… Có thể nói phụ thuộc vào từng nước tiếp nhận mà nghề nghiệp của lao động ở mỗi nơi có khác nhau.
Xem xét theo 4 thị trường về mức tiền tiết kiệm từ cao đến thấp, thì nhóm lao động trở về từ: Hàn Quốc có mức tiết kiệm bình quân đầu người cao nhất là 420 triệu đồng/người; Nhật Bản là 340 triệu đồng/người; Đài Loan là 150 triệu đồng/người; Malaysia với 85 triệu đồng/người là thấp nhất.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (xuất khẩu lao động) của tỉnh Yên Bái còn có những tồn tại, hạn chế nhất định, như hiệu quả hoạt động của các Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động ở một số địa phương còn hạn chế, công tác quản lý các hoạt động tuyển chọn lao động chưa chặt chẽ nên chưa nắm bắt kịp thời kết quả hoạt động và các vấn đề phát sinh trong quá trình tuyển chọn lao động của doanh nghiệp.
Trong các mối quan hệ của gia đình, xã hội và cộng đồng của người đi làm việc ở nước ngoài trở về, cũng có các vấn đề tồn tại và bất cập như: Định kiến giới và phân biệt đối xử về giới còn tồn tại khá nặng nề trong các gia đình, trong cộng đồng xã hội, nhất là ở nông thôn, về cách nhìn nhận khác nhau giữa phụ nữ khi đi làm việc ở nước ngoài; khi hết hạn hợp đồng về nước, người lao động không phối hợp với doanh nghiệp để thanh lý hợp đồng, không trở về địa phương hoặc về nhưng không khai báo với chính quyền địa phương nên việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, định hướng giúp người lao động dùng nguồn vốn có được từ xuất khẩu lao động sang đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn...
Mục tiêu của chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Việt Nam là tạo cho người lao động có cơ hội tích luỹ được những kinh nghiệm làm việc mới, những kỹ năng mới trong môi trường làm việc ở nước ngoài. Sau khi trở về quê hương, họ có thể áp dụng những kỹ năng, kinh nghiệm này để tạo những việc làm mới, có giá trị gia tăng cũng như độ bền vững hơn cao.
Khoảng 34% lao động trước khi đi làm nông nghiệp chuyển đổi được việc làm sang khu vực phi nông nghiệp sau khi về nước; nhưng lại có khoảng 10% số lao động trước khi đi đã từng làm việc trong khu vực phi nông nghiệp lại chuyển về làm nông nghiệp. Bởi nguyên nhân chính là do họ chưa cải thiện được nhiều về trình độ tay nghề khi ở nước ngoài, vì chủ yếu chỉ làm các công việc giản đơn và khi về nước cũng không dành nguồn vốn để đầu tư tạo lập việc làm, hay khởi sự kinh doanh.
Số lượng lao động được xuất khẩu tại tỉnh Yên Bái đã góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo của địa phương, nhất là tại các huyện, xã nghèo./.